Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự tại phiên họp 16

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự tại phiên họp thứ 16, dự kiến diễn ra từ 10-12/10.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tham gia ý kiến về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội; cho ý kiến về các báo cáo: Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2022; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 09/2022.

Đáng lưu ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình bày tờ trình và Trưởng Ban Công tác đại biểu trình bày văn bản liên quan đến nội dung này.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thảo luận về các báo cáo của Chính phủ về: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025); kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023; báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án BOT cũng sẽ được trình cho ý kiến tại phiên họp này.

Bên cạnh đó là báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm cho Thành phố Hồ Chí Minh; báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội; việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.  

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản đối với 3 báo cáo của Chính phủ về: Tình hình thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022; Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2021; Tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2021./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiến nghị xử nặng tội tham ô, nhận hối lộ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói gì?
Kiến nghị xử nặng tội tham ô, nhận hối lộ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói gì?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long có văn bản gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội trả lời kiến nghị cử tri gửi đến sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV liên quan đến xử lý tội phạm tham nhũng.

Kiến nghị xử nặng tội tham ô, nhận hối lộ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói gì?

Kiến nghị xử nặng tội tham ô, nhận hối lộ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói gì?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long có văn bản gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội trả lời kiến nghị cử tri gửi đến sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV liên quan đến xử lý tội phạm tham nhũng.

Phải ngăn chặn ngay khi phát hiện cán bộ có tài sản không minh bạch
Phải ngăn chặn ngay khi phát hiện cán bộ có tài sản không minh bạch

VOV.VN - Cử tri kiến nghị các cơ quan cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản của cán bộ. Đặc biệt, hiện nay cần quan tâm đến trường hợp thu nhập của cán bộ không tương xứng với tài sản hiện có của họ.

Phải ngăn chặn ngay khi phát hiện cán bộ có tài sản không minh bạch

Phải ngăn chặn ngay khi phát hiện cán bộ có tài sản không minh bạch

VOV.VN - Cử tri kiến nghị các cơ quan cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản của cán bộ. Đặc biệt, hiện nay cần quan tâm đến trường hợp thu nhập của cán bộ không tương xứng với tài sản hiện có của họ.

Tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo hướng: triển khai các hoạt động giám sát như chất vấn, giám sát chuyên đề, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật".

Tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Tăng cường giám sát của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo hướng: triển khai các hoạt động giám sát như chất vấn, giám sát chuyên đề, giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật".