Vạch trần những luận điệu sai trái của Trung Quốc về chủ quyền

VOV.VN -Các nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học đã đưa ra những chứng cứ phản bác luận điệu sai trái của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền.

Nghe bài "Vạch trần những luận điệu sai trái của Trung Quốc::


Để biện minh cho những hành động sai trái và vô nhân đạo của mình tại Biển Đông, trong những ngày qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh những hoạt động ngoại giao và truyền thông nhằm xuyên tạc sự thật chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như những vùng biển liên quan.

Trung Quốc cho rằng, Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, vốn thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời Bắc Tống trong lịch sử, họ liên tục có những hoạt động quản lý quần đảo này. Vậy sự thật vấn đề này như thế nào?

Chứng cứ Trung Quốc đưa ra không có giá trị pháp lý

Trung Quốc dẫn ra hàng loạt các cứ liệu lịch sử và giải thích rằng đó là những ghi chép của người Trung Hoa về quần đảo Tây Sa và Nam Sa, trong đó Trung Quốc kể ra các tác phẩm như Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn thời Tam Quốc năm 220 - 265; Phú Nam truyện của Khang Thái, Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống năm 1178; Chư Phiên Trí của Triệu Nhữ Quát năm 1225…

Nhưng xin khẳng định rằng đây là tập hợp các tác phẩm liên quan đến những chuyến đi, các chuyến khảo sát địa lý.

Người Trung Quốc còn đưa ra dẫn chứng dưới thời Bắc Tống thế kỉ 10-12, hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đã vùng quần đảo Tây Sa, qua đó kết luận rằng triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa trong phạm vi cai quản của mình.

Khi phân tích kỹ dữ liệu này, có thể thấy rằng đó không phải là cuộc tuần tra, mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào; đó là chưa kể tất cả các cứ liệu Trung Quốc vừa nêu đều mơ hồ về cả nội dung và nguồn gốc. Bởi vậy có thể khẳng định rằng những tài liệu này là không có giá trị pháp lý.

Chính sử Trung Quốc chỉ thừa nhận phần đất xa nhất đến đảo Hải Nam

Vậy tài liệu lịch sử nào của Trung Quốc mới được công nhận? Câu trả lời đó là những ghi chép trong chính sử của người Trung Hoa.

Bắt đầu từ thời nhà Hán năm 203 trước Công nguyên, đến năm 220, Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn, và công việc này được duy trì đến hết triều đại nhà Thanh. Tức là mỗi thời kỳ của Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử,…

Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong mục địa lý chí của các bộ chính sử này, đó là các cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý.

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử cổ trung đại Trung Quốc nghiên cứu tất cả các bộ chính sử của người Trung Hoa cho biết: “Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại. Các bộ địa lý chí đó đều chưa hề biên chép về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó có thể là một điểm khiến người ta nhận ra rằng Trung Quốc chưa từng xem hai quần đảo này thuộc về phần đất của họ. Phần địa lý chí trong chính sử cũng đều có phần xác nhận các đơn vị hành chính, thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.

Những lời chỉ dụ của Hoàng đế, tấu sớ của quan Trung Quốc trước đây đều thừa nhận đất của Trung Quốc là đến huyện Nhai, vùng biển phía ngoài họ không quản lý được.”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo đạc thiên văn đầu đời nguyên ở Nam Hải để nói rằng, quần đảo Tây Sa nằm trong cương vực Trung Quốc từ đời Nguyên.

Theo Nguyên sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn đời đầu nhà Nguyên được ghi chép như sau: “Việc đo bóng mặt trời 4 biển ở 27 nơi, phía đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lạc.”

Ghi chép trên Nguyên sử cho thấy rằng việc đo đạc thiên văn được thực hiện ở 27 nơi, trong đó có cả 1 số nơi ngoài cương vực Trung Quốc như Cao Ly nay là Triều Tiên, Thiết Lạc nay là vùng Siberia thuộc Nga và cả Biển Đông chứ không phải đo đạc toàn quốc như văn kiện Bắc Kinh nói.

Nếu xem những ghi chép này trong Nguyên sử là cơ sở pháp lý chủ quyền của Trung Quốc thì điều đó có thể dẫn đến những đòi hỏi của nước này về lãnh thổ CHDCND Triều Tiên và Nga, chứ không chỉ là Biển Đông. Như vậy có thể khẳng định Trung Quốc đã ngụy tạo và cố tình giải thích sai sự thật lịch sử chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, đánh lừa dư luận trong nước và thế giới.

Trên thực tế, Trung Quốc chỉ quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa từ đầu thế kỷ 20, khi nó đã là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam suốt ba thế kỷ trước đó.

Không thể đổi trắng thay đen, biến không thành có

Trung Quốc viện dẫn sự kiện năm 1909, đề đốc Lý Chuẩn, người Quảng Đông đã dẫn quân đến thị sát Tây Sa, đồng thời thượng cờ bắn pháo trên đảo Vĩnh Hưng tuyên bố chủ quyền.

Sự thật thì năm 1909, Lý Chuẩn có dẫn một hạm đội nhỏ đặt chân lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên về sự kiện này, báo chí của Quảng Châu khi đó đưa tin trong số ra ngày 20/6 năm 1909, sự ghé thăm chớp nhoáng không chứng minh cho bất cứ sự chiếm hữu nào. Thêm nữa cho dù hạm đội nhỏ này của ông Lý Chuẩn có làm gì trên các đảo thuộc Hoàng Sa chăng nữa, cũng chỉ là sự xâm nhập bất hợp pháp bởi Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước và có sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách bảo hộ cho Việt Nam.

Qua việc xem xét kỹ các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu khẳng định, người Trung Quốc từ lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai thác và quản lý hai quần đảo này.

“Trung Quốc đưa ra những giấy tờ cho rằng đã tìm ra những quần đảo này từ lâu, thế nhưng về khía cạnh luật pháp, tôi có thể nói rõ, Trung Quốc không đưa ra được những bằng chứng thuyết phục nào. Mãi về sau này Trung Quốc mới có yêu sách về chủ quyền đối với các quần đảo. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc có yêu sách về chủ quyền từ năm 1909, đối với Trường Sa là sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong khi đó Việt Nam có nhiều bằng chứng quan trọng và thuyết phục hơn nhiều xét về phía cạnh luật pháp với sự quản lý lâu đời và liên tục”.

Ngụy tạo bằng chứng, cố tình giải thích sai lệch lịch sử, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng giải thích với người dân trong nước và quốc tế về cái gọi là chủ quyền lâu đời của Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa. Tuy nhiên, người Trung Quốc có giỏi ăn nói đến đâu cũng không thể đổi trắng thay đen, biến không thành có.

Đối thoại Sangrila được tổ chức tại Singapore mới đây đã minh chứng cho điều này. Dù Trung Quốc đã cử ông Vương Quán Trung, Phó tham mưu trưởng quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa, và bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của quốc hội Trung Quốc là những người được mệnh danh là lý luận sắc bén, “tay đấm thép bọc nhung” đến tham dự cũng không thể biện minh cho những hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trái lại với Trung Quốc, những chứng cứ về chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam là rất rõ ràng và không thể chối cãi. Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã tổ chức khai thác khẳng định và bảo vệ quyền của mình ở quần đảo này từ thế kỉ 17, khi nó còn là những vùng đất vô chủ và duy trì quản lý không gián đoạn.

Mọi tài liệu đều chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết, Trung Quốc không có đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa.

Nghe cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục:

Theo T.S. Trần Công Trục: “Về chứng cứ lịch sử của Việt Nam hiện có, những tài liệu về lịch sử, địa lý, bản đồ, kể cả tài liệu của các học giả với tư cách là những người nghiên cứu, những nhà khoa học, lẫn những tài liệu lịch sử của Nhà nước như từ thời kỳ nhà Nguyễn với Quốc sử quán. Trong những tài liệu đó đã ghi nhận những mốc thời gian và sự kiện Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo này như thế nào.

Tài liệu xưa nhất mà chúng ta có thì ít nhất là vào giữa thế kỷ 17, ghi nhận 1 cách rõ ràng các sự kiện liên quan đến việc Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này. Đây là một tài liệu đã mô tả rất chi tiết về các hoạt động của các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải. Sang thời kỳ của triều đình nhà Nguyễn, từ triều Gia Long, chúng ta có cả 1 hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, Châu bản của nội các các triều đình, của nhà Nguyễn đã ghi chép những hoạt động của đội Hoàng Sa 1 cách rõ ràng. Trong đó có thể kể đến các bộ chính sử như Đại Nam Thực lục Tiền biên, Đại Nam Thực lục Chính biên, Địa dư chí, Đại Nam nhất thống trí,…”

Cũng theo TS Trần Công Trục: “Pháp khi sang đô hộ Việt Nam đã ký 1 hiệp ước, đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại. Chính quyền Pháp đã có các hoạt động, hành vi trong việc tiếp tục thực hiện chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Họ để lại cho chúng ta những nghị định, quyết định của chính quyền Pháp trong việc thành lập các đơn vị hành chính, cử các đơn vị đồn trú ra tổ chức các trạm, đài khí tượng, trạm quan sát, xây dựng các công trình trên đó, đưa các tàu ra nghiên cứu,.. với tư cách đại diện của Nhà nước về mặt đối ngoại”.

Chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa đã rõ ràng như vậy, tại sao Trung Quốc vẫn ngoan cố chiếm đoạt? Trả lời câu hỏi này, T.S. Trần Công Trục cho rằng: “Thực sự mà nói thì đây là những quần đảo nằm trên khu vực biển có ý nghĩa, vị trí quan trọng về mặt chiến lược, quân sự, kinh tế,  hàng  hải. Nó án ngữ trên con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương,… và là một trong những vùng biển tấp nập nhất.

Do đây là quần đảo mà ở xa đất liền và các đảo rất bé, cách xa nhau trên phạm vi rộng, nên việc quản lý, duy trì giữ vững quần đảo này có nhiều khó khăn về mặt tự nhiên. Bên cạnh đó, trong quá trình lịch sử còn có những diễn biến về mặt chính trị phức tạp làm cho việc quản lý có những giai đoạn, những điểm hở.

Đó là những lý do, cơ hội để các nước khác có thể tranh thủ mở rộng lợi ích của họ trên các khu vực này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội Hữu nghị Việt-Nga phản đối luận điệu sai trái về chủ quyền biển đảo Việt Nam
Hội Hữu nghị Việt-Nga phản đối luận điệu sai trái về chủ quyền biển đảo Việt Nam

VOV.VN - Hội sẽ gửi công văn tới Hội hữu nghị Nga-Việt và Đài Tiếng nói nước Nga để trao đổi về bản chất sự việc.

Hội Hữu nghị Việt-Nga phản đối luận điệu sai trái về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Hội Hữu nghị Việt-Nga phản đối luận điệu sai trái về chủ quyền biển đảo Việt Nam

VOV.VN - Hội sẽ gửi công văn tới Hội hữu nghị Nga-Việt và Đài Tiếng nói nước Nga để trao đổi về bản chất sự việc.

Dư luận Trung Quốc phản đối luận điệu và yêu sách của chính quyền nước này
Dư luận Trung Quốc phản đối luận điệu và yêu sách của chính quyền nước này

VOV.VN-Nhiều ý kiến không đồng tình với luận điệu bịa đặt vu cáo của báo chí Trung Quốc cũng như những yêu sách của chính quyền nước này

Dư luận Trung Quốc phản đối luận điệu và yêu sách của chính quyền nước này

Dư luận Trung Quốc phản đối luận điệu và yêu sách của chính quyền nước này

VOV.VN-Nhiều ý kiến không đồng tình với luận điệu bịa đặt vu cáo của báo chí Trung Quốc cũng như những yêu sách của chính quyền nước này

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia phản đối luận điệu sai trái của Trung Quốc
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia phản đối luận điệu sai trái của Trung Quốc

VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh Việt Nam có bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia phản đối luận điệu sai trái của Trung Quốc

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia phản đối luận điệu sai trái của Trung Quốc

VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh Việt Nam có bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quốc tế tiếp tục bác bỏ luận điệu sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông
Quốc tế tiếp tục bác bỏ luận điệu sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhiều nhà phân tích quốc tế đã tiếp tục bác bỏ những lời vu cáo, bịa đặt của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Quốc tế tiếp tục bác bỏ luận điệu sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông

Quốc tế tiếp tục bác bỏ luận điệu sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Nhiều nhà phân tích quốc tế đã tiếp tục bác bỏ những lời vu cáo, bịa đặt của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Video: Đại sứ Việt Nam tại Mỹ bác bỏ luận điệu sai trái của Đại sứ Trung Quốc trên CNN
Video: Đại sứ Việt Nam tại Mỹ bác bỏ luận điệu sai trái của Đại sứ Trung Quốc trên CNN

VOV.VN -Tất cả người dân Việt Nam, dù ở Việt Nam, Mỹ hay bất kỳ nước nào đều tin rằng không có gì quý hơn độc lập và tự do

Video: Đại sứ Việt Nam tại Mỹ bác bỏ luận điệu sai trái của Đại sứ Trung Quốc trên CNN

Video: Đại sứ Việt Nam tại Mỹ bác bỏ luận điệu sai trái của Đại sứ Trung Quốc trên CNN

VOV.VN -Tất cả người dân Việt Nam, dù ở Việt Nam, Mỹ hay bất kỳ nước nào đều tin rằng không có gì quý hơn độc lập và tự do