Việt Nam phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững

VOV.VN -Đánh giá của UNDP cho thấy, Việt Nam nằm trong số 40 nước đang phát triển đạt tiến bộ vượt dự kiến về phát triển con người

“Quyết tâm cải cách kinh tế đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là phương thức cơ bản để tạo “sức bật” mới cho Việt Nam phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững trong thời gian tới”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định như vậy tại hội thảo quốc tế “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” khai mạc ngày 24/3, tại Hà Nội.

Hội thảo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức. Tham dự hội thảo có Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Helen Clark cùng nhiều chuyên gia, học giả quốc tế.




Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội. Từ một nước chậm phát triển, nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% trong đầu thập niên 90 của thế kỷ trước xuống còn 7,8% năm 2013.

Theo Báo cáo phát triển con người (HDR) năm 2013 của UNDP, Việt Nam nằm trong số 40 nước đang phát triển đạt tiến bộ vượt dự kiến về phát triển con người với chỉ số phát triển con người tăng 41% trong hai thập kỷ qua. Điều này phản ánh sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm và nỗ lực phát triển con người của Việt Nam trong thời gian qua.

Gần đây, mặc dù chịu tác động tiêu cực của khó khăn kinh tế toàn cầu, Việt Nam không những không cắt giảm, mà còn đẩy mạnh các chương trình an sinh xã hội. Đây là những minh chứng rõ ràng cho sự nhất quán và quyết tâm cao của Việt Nam trong việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.

Nhận thức rõ điều này, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới với ba đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nhằm phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020 với nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với coi trọng bảo vệ môi trường. Phát huy tối đa nhân tố con người, xác định con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội”.

Cũng tại hội thảo, nhận định về những lợi thế của Việt Nam, bà Helen Clark, Tổng Giám đốc UNDP nhấn mạnh: Việt Nam có nhiều điểm mạnh, trong đó có lực lượng lao động tương đối trẻ và cạnh tranh, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và ở vị trí trung tâm một khu vực phát triển năng động. Trong khi xem xét các biện pháp cải cách thuộc thế hệ mới, Việt Nam có thể lựa chọn con đường phát triển bao trùm và bền vững. UNDP cam kết hỗ trợ Việt Nam trên hành trình cải cách.

Gợi ý một số lĩnh vực quan trọng để Việt Nam có thể cân nhắc trong quá trình cải cách để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững, bà Helen Clark, Tổng Giám đốc UNDP cho rằng: “Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản xuất trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản như là một phần hữu cơ trong chiến lược tăng trưởng của đất nước. Bên cạnh đó Việt Nam tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ nền kinh tế hướng tới các ngành có giá trị cao hơn, tạo ra được nhiều việc làm tốt; mở mang nhiều cơ hội thông qua khả năng tiếp cận nền giáo dục có chất lượng và phù hợp có vai trò then chốt; cải cách các hệ thống bảo trợ xã hội; đầu tư vào giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ và quản lý nguồn lực công một cách minh bạch”.

Sau phiên khai mạc, các đại biểu tiếp tục các phiên thảo luận nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng bao trùm, cũng như xác định mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng và thể chế kinh tế, những ưu tiên hiện nay trong việc cân bằng giữa ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn với các giải pháp cải cách cơ cấu thể chế trung, dài hạn, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững.

Ông Laksamona Sukardi, Cựu Bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp nhà nước Indonesia (SOEs) cho rằng: “Tăng trưởng bền vững có tầm quan trọng bởi có nó, chúng ta mới có thể giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh. Trong quá trình phát triển, Indonesia cũng đã phải đối mặt với nhiều vấn đề như: tình trạng tham nhũng, khủng hoảng tài chính từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của chính phủ Indonesia trong việc giải quyết những khó khăn này để chính phủ Việt Nam có thể tránh được những rủi ro trong tương lai”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình
Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3 tại Hà Lan từ ngày 24-25/3.

Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình

Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3 tại Hà Lan từ ngày 24-25/3.

Đánh giá đề án thí điểm tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý
Đánh giá đề án thí điểm tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý

VOV.VN - Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu tiên triển khai đề án này và đạt kết quả khá tốt với nguồn cán bộ chất lượng cao

Đánh giá đề án thí điểm tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý

Đánh giá đề án thí điểm tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý

VOV.VN - Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu tiên triển khai đề án này và đạt kết quả khá tốt với nguồn cán bộ chất lượng cao

Thủ tướng trao giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam
Thủ tướng trao giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đây là đại diện ưu tú của tài năng trẻ Việt Nam.

Thủ tướng trao giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam

Thủ tướng trao giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đây là đại diện ưu tú của tài năng trẻ Việt Nam.

Thống nhất hoạt động các tổ chức thành viên của MTTQ
Thống nhất hoạt động các tổ chức thành viên của MTTQ

VOV.VN -Hội nghị triển khai quy chế phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ và các tổ chức thành viên

Thống nhất hoạt động các tổ chức thành viên của MTTQ

Thống nhất hoạt động các tổ chức thành viên của MTTQ

VOV.VN -Hội nghị triển khai quy chế phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ và các tổ chức thành viên

Chủ tịch nước tiếp Tổng thư ký Hiệp hội Chữ Thập đỏ thế giới
Chủ tịch nước tiếp Tổng thư ký Hiệp hội Chữ Thập đỏ thế giới

VOV.VN - Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước đề nghị Hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò điều phối các hoạt động hỗ trợ ở Việt Nam.

Chủ tịch nước tiếp Tổng thư ký Hiệp hội Chữ Thập đỏ thế giới

Chủ tịch nước tiếp Tổng thư ký Hiệp hội Chữ Thập đỏ thế giới

VOV.VN - Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước đề nghị Hiệp hội tiếp tục phát huy vai trò điều phối các hoạt động hỗ trợ ở Việt Nam.

Dấu ấn mới của Quốc hội Việt Nam trên nghị trường quốc tế
Dấu ấn mới của Quốc hội Việt Nam trên nghị trường quốc tế

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội tham dự IPU 130, thể hiện đóng góp tích cực của Quốc hội ta trên diễn đàn đa phương lớn nhất của Nghị viện thế giới.

Dấu ấn mới của Quốc hội Việt Nam trên nghị trường quốc tế

Dấu ấn mới của Quốc hội Việt Nam trên nghị trường quốc tế

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội tham dự IPU 130, thể hiện đóng góp tích cực của Quốc hội ta trên diễn đàn đa phương lớn nhất của Nghị viện thế giới.