Vì sao Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc đạt chuẩn trước kế hoạch?

VOV.VN - Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, để sớm đạt mục tiêu xây dựng trường chính trị chuẩn, Trường đã rà soát kỹ lưỡng các chỉ tiêu, tiêu chí thiếu và khó, kịp thời đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 

Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, được thành lập năm 1957, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương…

Thực hiện Quy định 11-QĐ/TU của Ban Bí thư ngày 19/5/2021 về trường chính trị chuẩn; Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn…, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Đề án số 08-ĐA/TU, ngày 05/11/2021 về xây dựng Trường chính trị đạt chuẩn cùng hệ thống văn bản triển khai thực hiện. Kết quả, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đã ban hành Đề án xây dựng trường chính trị chuẩn sớm trong cả nước và thuộc top 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng trường chính trị đạt mức chuẩn 1 sau chưa đầy 2 năm kể từ khi Quy định 11-QĐ/TU ra đời.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Nhà trường quyết tâm thực hiện mục tiêu đạt chuẩn mức 2 vào năm 2027.

PV: Bà có thể chia sẻ tóm tắt về những kết quả tổng quát Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Nói về kết quả đạt được trong xây dựng trường chính trị đạt chuẩn 1, có thể khái quát như sau: Đối chiếu với Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn; Hướng dẫn số 381-HD/HVCTQG của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về quy trình công nhận trường chính trị chuẩn và cụ thể hóa một số nội dung của Quy định số 11-QĐ/TW và Đề án số 08-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về xây dựng Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc đạt chuẩn. Nhà trường đã đạt 6/6 tiêu chí, gồm 55/55 chỉ tiêu, trong đó có 18/55 chỉ tiêu vượt chuẩn mức 1 (trong đó chỉ tiêu nghiên cứu khoa học vượt 180%, hội thảo, tọa đàm cấp trường vượt 173%); có 46/64 chỉ tiêu tiệm cận và đạt mức 2. Trường là điểm sáng trong xây dựng đội ngũ, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.

PV: Một trong những khó khăn mà nhiều Trường Chính trị gặp phải trong quá trình xây dựng để đạt chuẩn mức 1 đó là thỏa mãn tiêu chí về đội ngũ cán bộ, viên chức. Bà có thể cho biết rõ hơn thực tế khó khăn này và biện pháp tháo gỡ ở Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Đây là khó khăn chung của nhiều trường chính trị trong cả nước nói chung, trong đó có Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt các chỉ tiêu: trình độ chuyên môn của đội ngũ, số lượng giảng viên chính/giảng viên, một số yêu cầu vị trí lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa/phòng đơn vị...

Tuy nhiên, sau khi Đề án số 08-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc được ban hành, Nhà trường đã rà soát kỹ lưỡng các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn mức 1, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu với Ban Thường vụ về phương án tháo gỡ những tiêu chí, chỉ tiêu khó vượt khả năng nhà trường, như: Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu sắp xếp lại cơ cấu lại bộ máy, đội ngũ: rà soát, phát hiện và luân chuyển 05 cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ, là giảng viên chính, cấp lý luận chính trị từ các cơ quan trong tỉnh bổ sung kịp thời cho đội ngũ nhà trường; đề xuất tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giảng viên/chuyên viên lên giảng viên chính/chuyên viên chính cho 14 cán bộ; tham mưu ban hành Quyết định cử 33 giảng viên thỉnh giảng là Ủy viên Ban Thường vụ, giám đốc các sở ngành, các nhà khoa học có uy tín làm giảng viên thỉnh giảng tại trường… Do đó, những điểm khó, nút thắt đã được tháo gỡ kịp thời.

PV: Để hoàn thành đạt chuẩn mức 1, là một trong 3 Trường được công nhận Trường chuẩn trong cả nước, theo bà đâu là cách làm đột phá, bà có thể chia sẻ bài học rút ra từ thực tiễn ở Vĩnh Phúc?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Trong báo cáo quá trình xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1 tại Lễ đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1, chúng tôi cũng đã rút ra một số bài học, đó là:

Thứ nhất, có thể nói nhân tố quyết định hàng đầu đến xây dựng thành công đạt chuẩn mức 1 sớm hơn kế hoạch đề ra đó là, sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, mà trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự chỉ đạo, hướng dẫn sát xao về chuyên môn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan hữu quan trong quá trình triển khai xây dựng trường chính trị đạt chuẩn. Đối với địa phương, cần nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng trường chính trị đạt chuẩn không phải là việc làm của riêng trường chính trị mà là nhiệm vụ chiến lược trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương. Nhờ đó, trường chính trị có đủ các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực để hiện thực hóa xây dựng trường chuẩn.

Thứ hai, phát huy truyền thống đoàn kết của nhà trường, tập thể Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động quyết tâm, đồng lòng xây dựng trường chính trị đạt chuẩn mức 1, đây là yếu tố cơ bản, xuyên suốt dẫn đến thành công nhà trường.

Thứ ba, trong triển khai, tổ chức thực hiện, Trường Chính trị tỉnh đóng vai trò là cơ quan tham mưu, do đó chúng tôi đã rà soát kỹ lưỡng các chỉ tiêu, tiêu chí thiếu và khó, kịp thời đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề then chốt giúp Nhà trường từng bước chuẩn bị, tích luỹ và hội đủ các tiêu chí đạt chuẩn mức 1.

PV: Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đạt chuẩn mức 2 vào năm 2027. Cơ sở nào để chúng ta tự tin đặt ra mốc thời gian này, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Có 2 nhóm lý do làm cơ sở để Nhà trường quyết tâm thực hiện mục tiêu theo Đề án số 08-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đạt chuẩn mức 2 vào năm 2027.

Một là, trên cơ sở nền tảng hiện có, như đã nêu, nhà trường đã đạt chuẩn mức 1, trong đó có 18/55 chỉ tiêu vượt chuẩn mức 1, có 46/64 chỉ tiêu tiệm cận và đạt mức 2. Đây là cơ sở quan trọng và động lực thúc đẩy để tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động nhà trường từng bước hiện thực hóa kế hoạch đề ra.

Hai là, sau Lễ đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1, Nhà trường đã đánh giá, tổng quát về quá trình xây dựng trường chính trị đạt chuẩn mức 1, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo; Nhà trường đã rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu để đảm bảo chuẩn mức 2.

Đối với những chỉ tiêu thiếu chúng tôi xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, chẳng hạn: Về cơ sở vật chất, nhà trường đã phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng phương án về quy mô để báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy; tiêu chí về chuẩn đội ngũ cán bộ, giảng viên, Đảng ủy nhà trường đã ban hành nghị quyết giao nhiệm vụ cho các đơn vị khoa/phòng đăng ký, đề xuất cử cán bộ, lãnh đạo khoa/phòng, giảng viên đi học nghiên cứu sinh, tham đồng thời tham mưu với Tỉnh ủy có những chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, giảng viên được cử đi học nâng cao trình độ...

Chúng tôi cũng đã giao chỉ tiêu hàng năm đối với tập thể và các tổ chức chính trị - xã hội nhà trường quyết tâm được các cấp đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… đồng thời đề xuất những khó khăn trong quá trình thực hiện để các cấp, ngành, đặc biệt là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra.

PV: Xin cảm ơn bà.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sách của Tổng bí thư về chống tham nhũng sẽ được đưa vào giảng dạy lý luận chính trị
Sách của Tổng bí thư về chống tham nhũng sẽ được đưa vào giảng dạy lý luận chính trị

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị cập nhật nội dung cuốn sách của Tổng bí thư vào chương trình giảng dạy đối với các học viên học cao cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các chức danh, các cán bộ được quy hoạch.

Sách của Tổng bí thư về chống tham nhũng sẽ được đưa vào giảng dạy lý luận chính trị

Sách của Tổng bí thư về chống tham nhũng sẽ được đưa vào giảng dạy lý luận chính trị

VOV.VN - Ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị cập nhật nội dung cuốn sách của Tổng bí thư vào chương trình giảng dạy đối với các học viên học cao cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các chức danh, các cán bộ được quy hoạch.

Một bộ phận đảng viên thoái hóa về lý luận và tư tưởng chính trị
Một bộ phận đảng viên thoái hóa về lý luận và tư tưởng chính trị

VOV.VN - Theo PGS-TS Trần Đình Huỳnh, trong tình hình hiện nay, khi sự thoái hóa về lý luận, về tư tưởng chính trị ở một bộ phận cán bộ đảng viên đã trở nên rất nặng nề, việc bảo vệ “đầu não” và “trái tim” của Đảng chính là giữ cho Đảng không bị dính vào những hệ lụy tiêu cực.

Một bộ phận đảng viên thoái hóa về lý luận và tư tưởng chính trị

Một bộ phận đảng viên thoái hóa về lý luận và tư tưởng chính trị

VOV.VN - Theo PGS-TS Trần Đình Huỳnh, trong tình hình hiện nay, khi sự thoái hóa về lý luận, về tư tưởng chính trị ở một bộ phận cán bộ đảng viên đã trở nên rất nặng nề, việc bảo vệ “đầu não” và “trái tim” của Đảng chính là giữ cho Đảng không bị dính vào những hệ lụy tiêu cực.

Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị phải có phát hiện thuyết phục, đủ cơ sở lý luận
Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị phải có phát hiện thuyết phục, đủ cơ sở lý luận

VOV.VN - Sáng 28/5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những vấn đề lý luận- chính trị phương pháp luận nghiên cứu và cách thức tổ chức thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025”.

Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị phải có phát hiện thuyết phục, đủ cơ sở lý luận

Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị phải có phát hiện thuyết phục, đủ cơ sở lý luận

VOV.VN - Sáng 28/5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những vấn đề lý luận- chính trị phương pháp luận nghiên cứu và cách thức tổ chức thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025”.

Sẽ chuẩn hóa giảng viên lý luận chính trị ở các trường CĐ, ĐH
Sẽ chuẩn hóa giảng viên lý luận chính trị ở các trường CĐ, ĐH

VOV.VN - Cho rằng một trong các yếu tố dẫn đến "ngại" học lý luận chính trị có yếu tố giảng viên, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết sẽ đẩy mạnh việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường Cao đẳng, Đại học.

Sẽ chuẩn hóa giảng viên lý luận chính trị ở các trường CĐ, ĐH

Sẽ chuẩn hóa giảng viên lý luận chính trị ở các trường CĐ, ĐH

VOV.VN - Cho rằng một trong các yếu tố dẫn đến "ngại" học lý luận chính trị có yếu tố giảng viên, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết sẽ đẩy mạnh việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường Cao đẳng, Đại học.