Chính thức tắt sóng 2G trong cả nước, vượt kế hoạch mong đợi

VOV.VN - Từ 0 giờ ngày 16/10, các nhà mạng trong cả nước đã đồng loạt tắt sóng, ngừng cung cấp dịch vụ thuê bao 2G only. Đây là mốc quan trọng trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia.

Theo mục tiêu của chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, việc phát triển hạ tầng viễn thông phải đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số. Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã hoàn thành tắt sóng 2G để dành hạ tầng cho việc phát triển các mạng lưới tiên tiến hơn, 4G, 5G và thậm chí 6G.

Thực hiện theo lộ trình của Bộ TT&TT, kể từ 0 giờ ngày 16/10, các nhà mạng trong cả nước đã chính thức tắt sóng 2G, ngừng cung cấp dịch vụ cho các thuê bao 2G only.

Tại thời điểm ngừng phát sóng 2G, vẫn còn khoảng 400.000 thuê bao 2G only đang hoạt động. Con số này thấp hơn nhiều lần so với số lượng 18,2 triệu thuê bao 2G only thống kê được hồi tháng 1 năm nay. Số lượng còn lại cũng chỉ chiếm dưới 1% tổng số lượng thuê bao hòa mạng trong cả nước, thấp hơn đáng kể so với dự kiến ban đầu 5% mà Bộ TT&TT đưa ra trước đó. Theo đại diện Bộ TT&TT, điều này cho thấy sự thành công trong công tác triển khai lộ trình tắt sóng, hỗ trợ người dân của các bộ ngành, địa phương và các nhà mạng.

Thời gian qua, để đáp ứng các yêu cầu của công cuộc chuyển đổi số quốc gia, việc chuyển đổi thuê bao 2G lên 4G được các nhà mạng viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bán lẻ thiết bị đầu cuối, các địa phương đã tích cực trong việc hỗ trợ người dân, khách hàng. Các nhà mạng như Viettel, MobiFone, VinaPhone đều có chương trình hỗ trợ, tặng máy cho khách hàng, ưu đãi gói cước, mở rộng thông tin tuyên truyền tới từng thôn xóm… để người dân kịp thời chuyển đổi, đảm bảo không bị gián đoạn liên lạc sau thời điểm tắt sóng đã đặt ra.

Ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay “Sau ngày 15/10, trách nhiệm của doanh nghiệp là duy trì số điện thoại, gói cước, chế độ, chính sách với thuê bao cũ, người sử dụng có thể tiếp tục đến các điểm cung cấp dịch vụ hay thông qua số điện thoại để được hướng dẫn đầy đủ thông tin cho việc chuyển đổi. Với các thuê bao bị dừng cung cấp dịch vụ sau ngày 15/10, các nhà mạng tiếp tục có chính sách chăm sóc khách hàng để chuyển đổi các thuê bao này sang đầu cuối 4G, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng”.

Theo đại diện của ba nhà mạng lớn gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone thì những thuê bao 2G chưa kịp chuyển đổi sau thời điểm sau ngày 15/10 sẽ bị chặn thiết bị nhưng vẫn được giữ lại tài khoản thuê bao. Các nhà mạng sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng khi cần thiết để “không người nào bị bỏ lại phía sau”.

Cùng với việc tắt sóng 2G, các nhà mạng cũng đang tích cực xây dựng, phát triển hạ tầng mạng 5G thương mại, sớm cung cấp tới người dân. Viettel hiện đã khai trương mạng 5G tại 63/63 thủ phủ các tỉnh thành trong cả nước với hơn 6.000 trạm thu phát sóng trong cả nước. VinaPhone cũng đã đang cung cấp mạng 5G cho khách hàng dùng trải nghiệm miễn phí. Về phía MobiFone, nhà mạng cho biết, dự kiến sẽ cung cấp trải nghiệm mạng 5G cho khách hàng trong tháng 11 tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức
Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

VOV.VN - Ngày 15/10, Viettel chính thức khai trương mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam, một phần trong những nỗ lực góp phần thúc đẩy quá trình kiến tạo xã hội số, kinh tế số của nước nhà. Viettel hiện đang sở hữu 6.500 trạm thu phát sóng 5G, phủ 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, du lịch, bệnh viện, đại học, sân bay…

Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

VOV.VN - Ngày 15/10, Viettel chính thức khai trương mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam, một phần trong những nỗ lực góp phần thúc đẩy quá trình kiến tạo xã hội số, kinh tế số của nước nhà. Viettel hiện đang sở hữu 6.500 trạm thu phát sóng 5G, phủ 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, du lịch, bệnh viện, đại học, sân bay…

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025
Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số
Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

// POLL JS