Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

VOV.VN - Ngày 15/10, Viettel chính thức khai trương mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam, một phần trong những nỗ lực góp phần thúc đẩy quá trình kiến tạo xã hội số, kinh tế số của nước nhà. Viettel hiện đang sở hữu 6.500 trạm thu phát sóng 5G, phủ 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, du lịch, bệnh viện, đại học, sân bay…

Sự kiện khai trương mạng 5G được Viettel triển khai đồng thời với kỷ niệm 20 năm chính thức kinh doanh dịch vụ di động của Viettel Mobile. Tham dự sự kiện có Thượng tướng Phạm Hoài Nam – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Phạm Đức Long – Thứ trưởng Bộ TT&TT.

Trước đó, hồi tháng 3, Viettel đã đấu giá thành công, giành được quyền khai thác khối “băng tần vàng” 5G B1 (2.500-2600 MHz) và gấp rút chuẩn bị cho việc đưa mạng 5G vào khai thác thương mại. Sau 6 tháng kể từ thời điểm kể trên, nhà mạng đã cán đích nhanh chóng. Theo Viettel, hạ tầng 5G của nhà mạng hiện đang phủ tại 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học với hơn 6.500 trạm thu phát sóng.

Về chất lượng mạng 5G, Vietel cho biết, tốc độ hiện có thể đạt từ 700Mbps đến 1Gb, gấp 10 lần so với 4G và độ trễ thấp gần như bằng 0. Mạng 5G của nhà mạng được triển khai đồng thời trên cả 2 nền tảng kiến trúc 5G NSA (non stand alone) và 5G SA (stand alone).

Chia sẻ về quá trình phát triển và đưa vào vận hành mạng di động 5G thương mại của Vettel thời gian qua, ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch Tập đoàn cho biết: “Hơn 6.000 trạm thu phát sóng 5G được xây dựng, lắp đặt  chỉ sau 6 tháng kể từ khi nhận giấy phép là nỗ lực và quyết tâm rất lớn của Viettel để Việt Nam tiếp tục trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trên thế giới về thương mại hóa 5G. 5G tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế, tạo sự chuyển dịch cho các ngành như sản xuất, giáo dục, y tế, giao thông logistic… và góp phần nâng cao không gian tăng trưởng của Viettel, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Theo Tổng Giám đốc Viettel Telecom Cao Anh Sơn, thông điệp của mạng 5G Viettel là “Cuộc sống mới” bởi Viettel tin rằng 5G sẽ mở ra các dịch vụ mới phục vụ con người, kết nối con người, kết nối vạn vật đồng thời tạo ra các công cụ/nền tảng để xã hội cùng phát triển.

Ông Cao Anh Sơn cho biết, 20 năm qua, Viettel Telecom tự hào vì đã đóng góp vào sự phát triển của ngành viễn thông, của đất nước để phục vụ người dân. Trong giai đoạn tiếp theo, Tập đoàn sẽ tiếp tục sáng tạo, tiên phong kiến tạo xã hội số, xây dựng các nền tảng để chuyển dịch từ nền tảng viễn thông sang nền tảng số, tập trung vào phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. “Chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng nghỉ hướng đến kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, ông Cao Anh Sơn nhấn mạnh.

Tham dự và phát biểu tại sự kiện, Thượng tướng Phạm Hoài Nam đánh giá cao những nỗ lực của Viettel trong 20 năm qua, đặc biệt trong việc góp phần đưa Việt Nam vào top 5 quốc gia sản xuất thiết bị 5G.  Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu Viettel quán triệt phát triển viễn thông và công nghiệp quốc phòng phù hợp với thực tiễn, góp phần kiến tạo xã hội số, cạnh tranh doanh nghiệp khu vực và thế giới

Liên quan tới việc triển khai mạng 5G thương mại tại Việt Nam, cách đây ít ngày, VinaPhone cũng đã bắt đầu nhắn tin mời khách hàng trải nghiệm miễn phí mạng 5G tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. MobiFone cũng cho biết, các khách hàng của nhà mạng sẽ được trải nghiệm dịch vụ 5G dự kiến từ tháng 11/2024.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025
Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số
Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

Tuyển dụng số 2024: Những tác động mạnh mẽ từ AI đối với nhân sự ngành CNTT
Tuyển dụng số 2024: Những tác động mạnh mẽ từ AI đối với nhân sự ngành CNTT

VOV.VN - 60% nhân sự IT bị thôi việc trong năm 2023 vẫn chưa tìm được công việc mới trong năm 2024. Cùng với sự có mặt của AI trong quá trình sàng lọc tuyển dụng số, đòi hỏi các nhân sự CNTT và các công ty cũng phải thay đổi.

Tuyển dụng số 2024: Những tác động mạnh mẽ từ AI đối với nhân sự ngành CNTT

Tuyển dụng số 2024: Những tác động mạnh mẽ từ AI đối với nhân sự ngành CNTT

VOV.VN - 60% nhân sự IT bị thôi việc trong năm 2023 vẫn chưa tìm được công việc mới trong năm 2024. Cùng với sự có mặt của AI trong quá trình sàng lọc tuyển dụng số, đòi hỏi các nhân sự CNTT và các công ty cũng phải thay đổi.

// POLL JS