Chuyển đổi số hỗ trợ người khuyết tật phát triển

VOV.VN - Chuyển đổi số đang tạo ra không ít thử thách và cũng không ít cơ hội để cho người khuyết tật phát triển. Bằng những câu chuyện điển hình vươn lên vượt khó, nhiều người khuyết tật Việt đã nắm bắt được cơ hội và tạo lập sự nghiệp, làm chủ cuộc sống, hội nhập và quay trở lại tiếp sức cho những người cùng cảnh ngộ, góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước.

Động lực và cơ hội để người khuyết tật vươn lên

Với phương châm “chúng  tôi chỉ là người gieo hạt”, hàng chục năm nay, Công ty Cổ phần Nghị lực sống (Nghị Lực Sống) đã trở thành điểm đến của hàng trăm, hàng nghìn người khuyết tật có nhu cầu được đào tạo nghề và phát tiển. Không chỉ được đào tạo nghề CNTT miễn phí, trung tâm còn giúp các học viên có được những kỹ năng tìm được việc làm phù hợp, từ đó tự tin, hòa nhập dễ dàng với cộng đồng và quyết định cho tương lai của mình.

Từ năm 2008, Nghị lực sống đã triển khai các lớp đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật về công nghệ thông tin. Những năm 2018, chuyển đổi số trên các lĩnh vực đã tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ mà người khuyết tật có thể làm được. Nhờ đó, các học viên sau khi học tại đây đa số đã có việc làm ổn định, tự nuôi sống mình và đóng góp cho xã hội. Nhiều học viên ban đầu của Nghị Lực Sống hiện cũng đã tạo lập được sự nghiệp riêng cho mình trong lĩnh vực CNTT và số hóa, từ đó lại tạo thêm hàng trăm, hàng nghìn việc làm với nguồn thu ổn định cho những người khác.

Theo chị Ngô Thị Huyền Minh, Tổng Giám đốc Công ty thì mỗi năm Nghị lực sống đào tạo cho khoảng 120 người khuyết tật, tỷ lệ có việc làm là 70% cho nhóm công việc về công nghệ thông tin, với mức lương tốt. Nghị lực sống tiếp tục tìm kiếm thêm loại hình công việc liên quan đến công nghệ để đào tạo cho người khuyết tật trong tương lai.

Nghị Lực Sống chính là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng của người khuyết tật trong việc hội nhập nền kinh tế số. Không chỉ nắm bắt CNTT, số hóa để tạo dựng sự nghiệp cho mình, người khuyết tật cũng đang có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế xã hội đang số hóa từng ngày.

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp với chuyển đổi số” vừa diễn ra sáng 24/11 vừa qua tại Hà Nội, anh Trịnh Công Thanh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật Việt Nam cho biết, trong những điển hình tiêu biểu được vinh danh năm nay, có nhiều người đã, đang kinh doanh và tham gia vào kinh doanh trên nền tảng số ở các mảng như: Quảng cáo, in ấn, đào tạo dạy nghề cho thanh niên khuyết tật; tham gia vào các sàn TMĐT để bán sản phẩm của quê hương…

“Cộng đồng người khuyết tật Việt Nam có nhiều người không kém gì diễn giả khuyết tật nổi tiếng Nick Vujic. Những tấm gương sáng ấy, cũng như kinh nghiệm mà các b ạn thanh niên tiêu biểu trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt chia sẻ, là kiến thức rất hữu ích cho thanh niên khuyết tật nói riêng và các bạn trẻ nói chung trên con đường lập nghiệp”, anh Trịnh Công Thanh cho hay.

Một điển hình được tôn vinh năm nay là anh Dương Đình Bảo, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ quảng cáo B-ONE (tỉnh Đăk Lắk). Dù bị khuyết tật vận động, năm 2016 anh Bảo vẫn nỗ lực vươn lên, thành lập công ty truyền thông, quảng cáo, dạy thiết kế đồ họa và tự chủ phát triển kinh tế, đào tạo, tạo việc làm cho những người đồng cảnh. Anh Bảo hiện đang sở hữu kênh YouTube B-One Multimedia, chuyên dạy thiết kế đồ họa online miễn phí cho những người có nhu cầu. B-One của anh cũng đang tổ chức dạy nghề miễn phí, hỗ trợ cho các thanh niên dân tộc thiểu số Đăk Lắk khó khăn có được việc làm, triển khai các hoạt động thiện nguyện, xã hội có ý nghĩa tới bà con, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng biên giới…

Theo chị Đinh Thị Thụy, Trưởng Phòng Người khuyết tật, Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) thì hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên khuyết tật phải chịu nhiều thiệt hơn so với những người bình thường khác. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung và nền kinh tế số nói riêng đã mở ra những cơ hội mới giúp người khuyết tật có thể vượt qua những rào cản nắm bắt cơ hội, phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Nỗ lực xóa nhòa “khoảng cách số” trong xã hội

Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), thời gian qua cùng với sự quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến nhảy vọt. Việt Nam đã nhảy được 15 bậc, xếp vị trí thứ 71 trên tổng số 193 quốc gia và vùng lãnh thổ về chuyển đổi số. Đặc biệt, có tới 84% dân số Việt Nam đã có thể tiếp cận Internet với 78 triệu người sử dụng mạng để đọc tin tức và 722 triệu người hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là cơ sở nền tảng để phát triển xã hội số, kinh tế số và chính phủ số. Tuy nhiên, việc phổ cập kỹ năng số cho mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người già, người khuyết tật, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa và những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn còn là một thách thức lớn. Đi cùng với đó là những vấn đề liên quan đến bảo vệ người dân trên môi trường số, những nguy cơ bị tấn công mạng… có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc gia tăng khoảng cách số trong cộng đồng.

Cũng theo thống kê, Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên; trong đó, gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, vốn gặp rất nhiều rào cản trong việc sử dụng công nghệ số. Làm thế nào để người khuyết tật có thể tiếp cận với công nghệ số, chuyển đổi số và tận dụng cơ hội để phát triển đang trở thành bài toán cần được các cấp, các ngành và toàn xã hội phải chung tay giải quyết mới có thể xóa nhòa những khoảng cách số.

Để chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg vào ngày 31/3/2022, đặt ra nhiệm vụ phát triển kỹ năng số, công dân số và văn hóa số nhằm xây dựng một xã hội số công bằng và bao trùm. Việc phổ cập kỹ năng số cho mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương gồm người khuyết tật cũng được xác định rõ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là trách nhiệm của toàn xã hội.

Trước đó, tháng 8/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1190/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030. Quyết định đã nêu ra những vấn đề cốt lõi, nhiệm vụ trong trợ giúp người khuyết tật tiếp cận CNTT bao gồm: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về trợ giúp người khuyết tật tiếp cận CNTT và truyền thông; duy trì phát triển, nâng cấp các cổng/trang tin điện tử hỗ trợ; phát triển các công cụ sản xuất, tài liệu, giải pháp giáo dục, đào tạo trực tuyến dành cho người khuyết tật bao gồm văn hóa phổ thông các cấp và đào tạo nghề; Nghiên cứu phát triển các công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận CNTT và truyền thông, nghiên cứu phát triển các công nghệ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng sống…

Theo ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, trong thời đại công nghệ số, người khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại như việc tiếp cận công nghệ, chi phí... đặc biệt là chi phí về công nghệ khá cao. Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn lực, rào cản nhận thức đối với người khuyết tật và gia đình của họ... Công nghệ số mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng có mặt trái, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, làm chủ công nghệ, thời gian qua, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam cùng 50 tổ chức thành viên cũng đã mở các lớp dạy công nghệ thông tin. Liên hiệp hội cũng phối hợp với Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) xây dựng phần mềm số liệu về người khuyết tật. Qua đó, thống kê được số người khuyết tật, dạng tật, số người khuyết tật có nhu cầu về giáo dục, y tế, việc làm... Trên cơ sở những số liệu này, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam sẽ đề xuất, thúc đẩy sửa đổi các chính sách để hỗ trợ các đối tượng yếu thế một cách tốt nhất.

Nhờ được hỗ trợ tiếp cận, công nghệ thông tin đã trở thành "tay" của người khuyết tật vận động, "tai" của người khiếm thính, "mắt" của người khiếm thị. Công nghệ số cũng giúp thu hẹp khoảng cách giữa người khuyết tật và người không khuyết tật. Nhờ có công nghệ, người khuyết tật có thể hòa nhập và tự mình thực hiện các hoạt động như sử dụng dịch vụ công, dịch vụ y tế, giao tiếp, mua sắm trực tuyến... Chuyển đổi số cũng tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội nâng cao kiến thức và tiếp cận các thông tin về việc làm dễ dàng hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa
Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa

VOV.VN - Với khát vọng thay đổi bộ mặt quê hương, nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa đã tìm đường và áp dụng chuyển đổi số, không những tạo dựng được thành công cho bản thân mà còn hỗ trợ bà con xung quanh cùng phát triển.

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa

VOV.VN - Với khát vọng thay đổi bộ mặt quê hương, nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa đã tìm đường và áp dụng chuyển đổi số, không những tạo dựng được thành công cho bản thân mà còn hỗ trợ bà con xung quanh cùng phát triển.

Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường
Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường

VOV.VN - Nhờ chuyển đổi số, công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường đã có những bước tiến rõ rệt, minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó đem lại nhiều quyền lợi thụ hưởng hơn cho người dân. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai cũng sẽ góp phần giúp công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội của các bộ ngành, địa phương được tối ưu, thuận tiện.

Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường

Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường

VOV.VN - Nhờ chuyển đổi số, công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường đã có những bước tiến rõ rệt, minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó đem lại nhiều quyền lợi thụ hưởng hơn cho người dân. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai cũng sẽ góp phần giúp công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội của các bộ ngành, địa phương được tối ưu, thuận tiện.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn
Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

VOV.VN - Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

VOV.VN - Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.