Đặc sản Việt lên "sàn" – Trợ lực cho chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Đưa đặc sản lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), không chỉ tạo ra nguồn tiêu thụ ổn định, nâng cao nguồn thu nhập và đời sống cho nông dân mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nông thôn, chuyển đổi số quốc gia trong cả nước. Đây cũng là xu hướng tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Khi chiếc bánh cu đơ, chai nước mắm bước lên sàn TMĐT và xuất ngoại

Sở hữu 2 kênh TikTok mang tên “Chàng trai Hà Tĩnh” với  43,3 nghìn lượt theo dõi và kênh “HT-Food – Đặc sản Hà Tĩnh” với gần 8 nghìn lượt theo dõi, tập trung đăng tải các video ngắn giới thiệu về đặc sản quê nhà như bánh cu đơ, bánh ram… Nội dung được truyền tải một cách bình dị nhưng không kém phần thú vị đã khiến cho shop online của anh Lê Minh Tuấn (SN 1993, trú tại tổ dân phố 3, phường Nguyễn Du, TP.Hà Tĩnh) trở thành một địa chỉ tin cậy đối với những khách hàng mến mộ đặc sản vùng miền này. Với hàng nghìn lượt mua hàng, đa phần đều có những phản hồi tích cực, cách đưa những sản phẩm đậm chất nhà nông lên sàn TMĐT để quảng bá và bán hàng của anh Tuấn đã trở thành gương cho nhiều người dân địa phương khác cùng học tập và làm theo.

Chị Nguyễn Thị Sáng (SN 1992), một người con “đi lên từ làng” là một điển hình về việc tự học tập trên các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội để loay hoay tìm đường cho đặc sản nước mắm của quê hương Hà Tĩnh. Nhận thấy phương thức bán hàng truyền thống đã trở nên lạc hậu, chị đầu tư cơ sở máy móc, máy tính, máy in, kết nối internet, tham gia các lớp tập huấn, chuyển đổi số do địa phương tổ chức để từ đó, xây dựng các kênh bán hàng qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, qua sàn TMĐT Hà Tĩnh (hatinhtrade.com do Sở TT&TT tỉnh vận hành). Đến nay, sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Phú Sáng của chị không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn vươn ra bên ngoài. Chỉ trong năm qua, hơn 30 nghìn lít nước mắm Phú Sáng đã được xuất khẩu sang thị trường Úc và được đánh giá cao về chất lượng.

Theo thống kê, trên sàn TMĐT Hà Tĩnh (hatiplaza.com – do Sở Công Thương tỉnh vận hành, quản lý) đang có khoảng 555 gian hàng giới thiệu, bày bán hơn 690 sản phẩm, trong đó có hơn 490 sản phẩm là đặc sản của tỉnh như nước mắm Luận Nghiệp, giò chả Loan Độ, cam giòn Xuân Hòa, gạo Ngọc Mầm, nem chua Ý Bình… thông qua sàn TMĐT này, các đặc sản quê hương Hà Tĩnh cũng tỏa ra khắp mọi miền tổ quốc để đem đến những hương vị thân thương cho những người con xa xứ cũng như trải nghiệm ẩm thực mới tới người dân các tỉnh thành

Không chỉ Hà Tĩnh, hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước cũng đang tích cực chuyển đổi số nông thôn bằng việc đưa các đặc sản, đặc biệt là những đặc sản được chứng nhận OCOP lên giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ trên các sàn TMĐT.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử tại Đông Nam Á 2024 của Momentum Work thì Việt Nam đang là thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á với mức tăng 52,9% so với cùng kỳ năm trước. Trang Opengov Asia cũng nhận định, thị trường TMĐT Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt trung bình hàng năm từ 16-30% trong 4 năm, đạt mức cao nhất thế giới. Như vậy, với tốc độ phát triển nhanh, ổn định và quy mô lớn như vậy, sàn TMĐT sẽ tiếp tục là xu thế mua bán lớn, tạo điều kiện cho tiêu thụ các sản phẩm ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, bao gồm nông sản, đặc sản Việt. Việc nắm bắt cơ hội, biến TMĐT trở thành lợi thế để phát triển đang ngày càng thu hút không chỉ các doanh nghiệp mà còn cả các hộ gia đình, các hợp tác xã nông thôn cùng tham gia.

Lời giải cho chuyển đổi số nông thôn

Hiện nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất nông nghiệp (SXNN) chiếm tỷ trọng cao. Theo đó, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Việt Nam đang ở mức 11,9%, cao hơn mức trung bình của thế giới là 4,3%. Tăng trưởng nông nghiệp trung bình hàng năm là 3,5%, cũng cao hơn mức trung bình của châu Á và khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vậy, tỷ trọng số hoá trong nông nghiệp theo ước tính của Bộ TT&TT thì mới đạt 2,1%, tức là mức thấp so với thế giới. Các chuyên gia nhận định, chúng ta vẫn còn nhiều dư địa, cơ hội để làm, để thay đổi và phát triển. Nhưng đây cũng là một thách thức lớn vì mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho ngành nông nghiệp trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số là đến năm 2025 ngành nông nghiệp phải đạt tỷ trọng kinh tế số là 10%.

Để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn, trước đó, ngày 21/07/2021, Bộ TT&TT đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn (Kế hoạch 1034). Chương trình có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau khi được triển khai, chương trình đã nhanh chóng tạo ra những hiệu ứng tích cực. Đến tháng 01/2022, cả nước đã có khoảng 5,2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên sàn TMĐT (với khoảng 1,1 triệu tài khoản đủ điều kiện giao dịch mua bán trên sàn); gần 58 nghìn sản phẩm nông nghiệp đã được đưa lên hai sàn TMĐT (postmart.vn và voso.vn) với hàng chục nghìn giao dịch đã được thực hiện. Sau hơn 6 tháng triển khai, Kế hoạch 1034 đã hỗ trợ nhiều địa phương thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua các sàn TMĐT như tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đồng Tháp…

Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước đang có hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp với 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, trong đó nhiều sản phẩm đã khẳng định chất lượng và được cấp nhãn hiệu tập thể. Đặc biệt, hơn 13.000 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Các sản phẩm này đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và mẫu mã, tạo được lòng tin với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Khi chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển, các địa phương, HTX nông nghiệp và doanh nghiệp đang khai thác tối đa sức mạnh của môi trường số, biến thách thức thành cơ hội, đưa nông sản vùng miền ra khỏi biên giới, vươn tầm quốc tế.

Đặc biệt, trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP lên các sàn TMĐT đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chủ thể OCOP cũng cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo dựng niềm tin, từng bước khẳng định uy tín với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp bắt tay cùng người dân đưa nông sản vươn xa

Gần đây nhất, ngày 12/12/2024, tại Hà Nội, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN - Vietnam Post) cũng đã tổ chức ra mắt sàn TMĐT nongsan.buudien.vn - chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do BĐVN làm chủ về công nghệ và vận hành. So với nhiều sàn TMĐT khác trong cả nước, nongsan.buudien.vn sở hữu lợi thế nhờ mạng lưới 13.000 điểm phục vụ của Bưu điện Việt Nam trong cả nước, trong đó có hơn 8.000 Bưu điện - Văn hoá xã (BĐ-VHX) trải rộng tới tận thôn bản, BĐVN sẽ tiếp tục phát huy những giá trị, sứ mệnh lịch sử của điểm BĐ-VHX trong giai đoạn trước. Đồng thời đẩy mạnh triển khai sứ mệnh mới của BĐ-VHX trong việc kết nối nông sản và văn hóa.

Sàn TMĐT của BĐVN là một trong những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt cùng chung tay vào việc hỗ trợ các hộ sản xuất tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo kết nối trực tiếp với thị trường, từ đó mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản, lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền.

Phát biểu tại sự kiện, đại diện Vụ Kinh tế số - Xã hội số nhận định, việc sàn TMĐT nông sản của BĐVN ra đời rất kịp thời gắn kết các công cụ số, đặc biệt là bán hàng trực tuyến (livestream) qua sàn TMĐT với hơn 14.000 điểm BĐ-VHX để trở thành hệ thống “cửa hàng” giao dịch nông sản lớn nhất, nhanh nhất và gần người dân nhất.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số - Xã hội số thì hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, ngành nông nghiệp không chỉ đối mặt với những thách thức lớn mà còn đứng trước những cơ hội chưa từng có để bứt phá. "Việc xây dựng một sàn TMĐT dành riêng cho nông sản là giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề trọng yếu: tiêu thụ nông sản bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và hỗ trợ nông dân", ông Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

BĐVN là một trong số các doanh nghiệp, tổ chức đang nỗ lực xây dựng các kênh bán hàng TMĐT, hỗ trợ người nông dân và nông thôn chuyển đổi số. Các kênh TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Voso trong những năm qua cũng đã thực hiện một cách hiệu quả vai trò là một “trung tâm kết nối” cho người nông dân, các doanh nghiệp nông thôn kết nối được tới người dùng một cách hiệu quả.

Với hàng triệu nhà sáng tạo nội dung trên cả nước, chung tay lan tỏa các câu chuyện thú vị về vùng đất, con người, sản vật của nhiều địa phương qua các video ngắn và livestream, TikTok hiện cũng đang là một trong những sàn TMĐT có đóng góp mạnh mẽ tỏng việc quảng bá văn hoá, thúc đẩy hiệu quả du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và tiêu thụ đặc sản cho nông dân Việt.

Theo đại diện các bên, BĐVN và TikTok Việt Nam cùng các đối tác Quản lý Mạng lưới Nhà Sáng tạo nội dung (MCN) như Vitamin Network sẽ tiếp tục phối hợp lan tỏa giá trị văn hóa vật thể (nông sản, đặc sản địa phương) và phi vật thể (câu chuyện của từng đặc sản, phong tục tập quán, các nét đẹp văn hóa gắn với mỗi loại đặc sản) từ các vùng miền đến người dùng trong nước và thế giới. Đồng thời, giúp người dân tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi với hàng trăm đặc sản của các địa phương trên cả nước thông qua điểm bưu điện văn hóa xã.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn
Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn

VOV.VN - Công cuộc chuyển đổi số đang làm thay đổi cơ bản cách vận hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong ngành luật. Bên cạnh hiệu quả và những lợi ích vượt trội thì cũng còn tồn tại những thách thức mà công nghệ đang tác động tới ngành.

Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn

Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn

VOV.VN - Công cuộc chuyển đổi số đang làm thay đổi cơ bản cách vận hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong ngành luật. Bên cạnh hiệu quả và những lợi ích vượt trội thì cũng còn tồn tại những thách thức mà công nghệ đang tác động tới ngành.

Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người
Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người

VOV.VN - Dù là một khoảnh khắc bất chợt được ghi được hay là một phóng sự ảnh, phóng sự video được chuẩn bị kỹ lưỡng… mỗi một tác phẩm được gửi đến giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” đều làm nổi bật thông điệp sự thay đổi của công nghệ đối với cuộc sống, đặt con người vào trung tâm của sự thay đổi…

Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người

Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người

VOV.VN - Dù là một khoảnh khắc bất chợt được ghi được hay là một phóng sự ảnh, phóng sự video được chuẩn bị kỹ lưỡng… mỗi một tác phẩm được gửi đến giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” đều làm nổi bật thông điệp sự thay đổi của công nghệ đối với cuộc sống, đặt con người vào trung tâm của sự thay đổi…

Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số
Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số

VOV.VN - Là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến việc tạo ra một xã hội số thực sự, danh tính số được xem là điều kiện quan trọng để đưa người dân lên môi trường số, thụ hưởng các quyền lợi số cũng như phát triển một cách toàn diện hơn

Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số

Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số

VOV.VN - Là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến việc tạo ra một xã hội số thực sự, danh tính số được xem là điều kiện quan trọng để đưa người dân lên môi trường số, thụ hưởng các quyền lợi số cũng như phát triển một cách toàn diện hơn