Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân

VOV.VN - Tính đến hết tháng 9/2024, cả nước đã có 14 địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch và 20 địa phương cơ bản hoàn thành, đang hoàn tất đẩy dữ liệu; 19 địa phương đang đẩy nhanh tiến độ. Công tác số hóa dữ liệu đất đai cũng đang được đẩy mạnh, một số địa phương đang lên kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính khi dữ liệu đất đai được số hóa.

Thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương trong cả nước, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành gồm Sóc Trăng, Hà tĩnh, Tây Ninh, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Dương, Hậu Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Bạc Liêu, Hà Nam, Cà Mau và Đắk Nông đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch với 111,5 triệu dữ liệu.

Chúng ta cũng đang có thêm 20 địa phương khác đã cơ bản hoàn thành, đang trong quá trình hoàn tất việc đẩy dữ liệu lên hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; 19 địa phương khác đang đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hoàn thành trước ngày 1/1/2025.

Về công tác triển khai số hóa dữ liệu đất đai, số liệu từ Tổ công tác, đã có 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc. Bình Dương và Đồng Nai là 2 tỉnh đang lên kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính khi dữ liệu đất đai được số hóa.

Mặc dù các địa phương, bộ ngành đã nỗ lực để triển khai các nhiệm vụ số hóa, tạo lập dữ liệu về hộ tịch, đất đai, tuy nhiên tiến độ triển khai vẫn còn chậm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Nhận thức về vai trò của chuyển đổi số và sự quyết liệt trong chỉ đạo của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự sâu sát; phân công nhiệm vụ chưa rõ việc và rõ trách nhiệm; vẫn còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; thiếu công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ… 

Trước những được và hạn chế kể trên, Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh thành sớm xây dựng lộ trình khắc phục việc chậm muộn và phương pháp giải quyết. Đồng thời, Tổ công tác cũng yêu cầu 10 địa phương chậm tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch khẩn trương bố trí kinh phí, đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, không để xảy ra tình trạng không có dữ liệu phục vụ các thủ tục hành chính liên quan đến dữ liệu hộ tịch như cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID…. UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo việc tái sử dụng dữ liệu 46 triệu thửa đất tại 461 huyện đã hoàn thành số hóa, phục vụ cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh niên Thái Nguyên số hoá khu Khu di tích lịch sử Quốc gia
Thanh niên Thái Nguyên số hoá khu Khu di tích lịch sử Quốc gia

VOV.VN - Công trình thanh niên số hóa Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá (phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên) vừa được đưa vào vận hành, sử dụng với nhiều trải nghiệm sinh động, chân thực.

Thanh niên Thái Nguyên số hoá khu Khu di tích lịch sử Quốc gia

Thanh niên Thái Nguyên số hoá khu Khu di tích lịch sử Quốc gia

VOV.VN - Công trình thanh niên số hóa Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xá (phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên) vừa được đưa vào vận hành, sử dụng với nhiều trải nghiệm sinh động, chân thực.

Văn hóa số và những tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp
Văn hóa số và những tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp

VOV.VN - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về nâng cấp công nghệ, đó còn là câu chuyện của sự thay đổi toàn diện về cách sống, cách làm việc, sản xuất của con người trong xã hội, từ đó hình thành nên khái niệm mới: “văn hóa số”. Để gỡ bỏ được các rào cản đầu tiên trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây dựng được niềm tin và văn hóa số.

Văn hóa số và những tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Văn hóa số và những tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp

VOV.VN - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về nâng cấp công nghệ, đó còn là câu chuyện của sự thay đổi toàn diện về cách sống, cách làm việc, sản xuất của con người trong xã hội, từ đó hình thành nên khái niệm mới: “văn hóa số”. Để gỡ bỏ được các rào cản đầu tiên trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây dựng được niềm tin và văn hóa số.

Tận dụng ưu thế của blockchain hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế số, xã hội số
Tận dụng ưu thế của blockchain hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế số, xã hội số

VOV.VN - Theo Chiến lược Quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (Blockchain), định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ này để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tận dụng ưu thế của blockchain hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế số, xã hội số

Tận dụng ưu thế của blockchain hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế số, xã hội số

VOV.VN - Theo Chiến lược Quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (Blockchain), định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ này để phát triển kinh tế số, xã hội số.