Huế: Ứng dụng AI trong chuyển đổi số ngành du lịch địa phương

VOV.VN - Huế đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ mới, như: Trí tuệ nhân tạo – AI, Internet vạn vật – IoT, thực tế tăng cường – AR… mang đến những trải nghiệm mới đầy sức hấp dẫn cho du khách, thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển phù hợp với xu hướng mới.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Huế nổi tiếng với những thành cổ trang nghiêm, tôn kính của các triều đại nhà Nguyễn, nhưng nơi đây cũng có những vẻ đẹp nên thơ đến nao lòng. Huế tự hào gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu, bao gồm hệ thống di sản văn hóa vật thể với gần 1.000 di tích, trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Huế thu hút khách du lịch trong và ngoài nước với vẻ đẹp, sức hút riêng đầy cổ kính, mộng mơ, dịu dàng, duyên dáng… mang đến sự thư thái, bình yên. Nhằm phát huy tiềm năng du lịch, từ năm 2019, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số, xác định đó là công cụ đột phá để các ngành, các lĩnh vực phát triển nhanh và bền vững, tiến nhanh đến mục tiêu xây dựng Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch.

Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ hiện đại, như: trí tuệ nhân tạo – AI, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), 3D mapping… nhằm tăng trải nghiệm hấp dẫn, mới lạ, độc đáo cho du khách.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, hiện nay, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang từng bước xây dựng Hệ sinh thái du lịch thông minh với các mục tiêu: Xây dựng điểm đến thông minh, tạo nên sự trải nghiệm thông minh, và hỗ trợ cho công tác quản lý, kinh doanh thông minh. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông ngành du lịch trên nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, phát triển nền tảng IoT phục vụ dịch vụ du lịch thông minh.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã triển khai tái hiện nhiều món ăn đặc trưng xứ Huế thông qua việc số hóa 3D ẩm thực. Công tác số hóa ẩm thực nhằm tạo thư viện lưu trữ công thức các món ăn đặc trưng của Huế một cách bài bản. Nhiều món ăn đã được số hóa 3D, như: Súp yến sào bạch tuyết lê, cá cuộn ngũ liễu hấp, chạo tôm lụi mía, bí đao lục dung...; các món chay như mâm cuốn, khay bánh Huế, cơm sen gói lá, vả trộn nấm sò vua.

Nhằm hỗ trợ du khách thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với HueCIT xây dựng App "Di tích Huế". Với ứng dụng này, du khách được trang bị bản đồ số đầy đủ và tiện lợi để tham quan Hoàng Cung Huế. Chỉ với thao tác cài đặt ứng dụng “Di tích Huế” trên smartphone và nhập vào địa điểm cần đến, ứng dụng sẽ định vị vị trí của du khách và hướng dẫn đường đi gần nhất đến với điểm tham quan mong muốn.

Đặc biệt, ngày 20/12/2023, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã cho ra mắt ứng dụng “Hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport”, với mục đích giúp khách du lịch tăng nhiều trải nghiệm hơn trong hành trình khám phá Huế của mình; đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho du khách trong quá trình tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, ứng dụng Hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport là kênh thông tin hữu ích không chỉ là công cụ cung cấp thông tin điểm đến, mà còn có tính tương tác cao, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua bản đồ định vị GPS, cùng giao diện đẹp mắt. Ứng dụng giúp du khách dễ dàng tìm kiếm các di tích, thắng cảnh, trải nghiệm ẩm thực, tìm hiểu lối sống của người Huế, nghề truyền thống của địa phương.

Ứng dụng Hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport không chỉ là một trong những giải pháp để khai thác, thúc đẩy phát triển du lịch mà còn được xem là bước chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về điểm đến du lịch. Đây là một trong những giải pháp tiên quyết để chuyển đổi mô hình, cách thức hoạt động của ngành du lịch phù hợp với xu hướng mới, xây dựng Hệ sinh thái du lịch thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế cũng đang thử nghiệm các giải pháp Trợ lý ảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI chatBot) trong cung cấp dịch vụ hành chính công, du lịch.

Chatbot AI đầu tiên về ẩm thực Huế

Đầu tháng 10/2023, dự án “Một Food ở Huế” ra đời nhằm truyền tải nét đẹp ẩm thực Huế bằng công cụ AI. Dự án đã xây dựng nên đại sứ AI - Chabot O Thực, với sứ mệnh lan toả nét đẹp ẩm thực Huế tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế bằng sự hỗ trợ của công nghệ AI. Đây là chatbot chuyên biệt quảng bá ẩm thực Huế đầu tiên được ra mắt mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng. O Thực được lấy cảm hứng từ hình ảnh các o, các mệ xứ Huế với nét đẹp đằm thắm, tinh tế, miệt mài.

Anh Nguyễn Đức Thắng - Trưởng Ban Tổ chức dự án cho biết, Chatbot O Thực giúp giải đáp thắc mắc về ẩm thực, văn hoá, du lịch Huế hoàn toàn miễn phí. Người dùng có thể trò chuyện cùng O Thực bằng công cụ chatbot AI được tích hợp trong hộp tin nhắn trên trang dự án “Một Food ở Huế”, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Bên cạnh đó, dự án cũng tổ chức cuộc thi “Ăn no cùng O Thực” bằng việc sáng tạo video ngắn về ẩm thực Huế trên TikTok. Cuộc thi góp phần quảng bá nét đẹp ẩm thực Huế và chatbot O Thực tới công chúng trên nền tảng có tính lan tỏa mạnh mẽ. Cùng đó, dự án “Một Food ở Huế” đã thực hiện 5 chuyến quảng bá ẩm thực Huế (media tour) tại cả Hà Nội, TP Huế và TP Hồ Chí Minh, mang trải nghiệm ẩm thực Huế ứng dụng AI đi dọc đất nước.

Đặc biệt, những người sáng lập dự án còn mang “Một Food ở Huế” giới thiệu với thí sinh Miss Grand International - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023. Nhiều đại diện như: Miss Grand Indonesia - Ritassya Wellgreat, Miss Grand Canada - Yuliya Scherban, Miss Grand Đức - Marie Kilomzo hào hứng chia sẻ về Huế và dự án tới bạn bè quốc tế trên trang cá nhân. Đặc biệt, khi thực thi quảng bá tại nhiều địa điểm ở TP. Huế như: Đại Nội Huế, Chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định, dự án đã thành công quảng bá ẩm thực Huế tới cả du khách trong nước và quốc tế. Nhiều đoàn khách đến từ Hàn Quốc, Anh, Ý, Canada, Tây Ban Nha đã rất hào hứng khi sử dụng chatbot O Thực để lên lịch trình ăn uống trong những ngày ở Huế.

Chia sẻ về dự án, anh Nguyễn Đức Thắng bày tỏ niềm vui khi dự án ứng dụng AI được khách du lịch trong nước, quốc tế đón nhận, giúp lan toả ẩm thực Huế.

Có thể thấy, Thừa Thiên Huế việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng AI đã tạo nên dấu ấn cho ngành du lịch đến gần hơn với du khách. Theo TS. Nuno F. Ribeiro, Đại học RMIT, Chủ tịch Tiểu ban du lịch và nhà hàng khách sạn EuroCham Việt Nam cho rằng, AI có thể đóng vai trò then chốt giúp nâng cao hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng ngành du lịch.

Công nghệ AI đang “cách mạng hóa” ngành du lịch với nhiều lợi ích cho cả du khách và doanh nghiệp. Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới dự báo rằng, AI sẽ định hình sâu sắc tương lai của du lịch và lữ hành, bằng cách cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành của doanh nghiệp cũng như làm phong phú thêm các trải nghiệm.

Đối với du khách, AI nâng cao toàn bộ trải nghiệm du lịch bằng cách cá nhân hóa các đề xuất và lịch trình. Thông qua việc phân tích những yếu tố như ngày đi, ngân sách và sở thích cá nhân, các hệ thống sử dụng AI có thể đưa ra kế hoạch du lịch phù hợp cho từng du khách và có tích hợp liền mạch với các nền tảng đặt chỗ. Nhờ vậy mà quá trình từ lập kế hoạch đến đặt chỗ sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, các chatbot và trợ lý ảo do AI điều khiển cũng cung cấp hỗ trợ theo thời gian thực, giúp du khách nghiên cứu, đặt chỗ và tùy chỉnh suốt chuyến đi.

Với ý nghĩa đó, nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch, Huế cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ AI vào du lịch một cách sâu rộng hơn nhằm tạo nên sức hấp dẫn, mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa
Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa

VOV.VN - Với khát vọng thay đổi bộ mặt quê hương, nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa đã tìm đường và áp dụng chuyển đổi số, không những tạo dựng được thành công cho bản thân mà còn hỗ trợ bà con xung quanh cùng phát triển.

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho thanh niên vùng sâu, vùng xa

VOV.VN - Với khát vọng thay đổi bộ mặt quê hương, nhiều thanh niên vùng sâu, vùng xa đã tìm đường và áp dụng chuyển đổi số, không những tạo dựng được thành công cho bản thân mà còn hỗ trợ bà con xung quanh cùng phát triển.

Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường
Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường

VOV.VN - Nhờ chuyển đổi số, công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường đã có những bước tiến rõ rệt, minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó đem lại nhiều quyền lợi thụ hưởng hơn cho người dân. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai cũng sẽ góp phần giúp công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội của các bộ ngành, địa phương được tối ưu, thuận tiện.

Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường

Hiệu quả chuyển đổi số đối với công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường

VOV.VN - Nhờ chuyển đổi số, công tác quản trị đất đai ngành tài nguyên môi trường đã có những bước tiến rõ rệt, minh bạch và hiệu quả hơn, từ đó đem lại nhiều quyền lợi thụ hưởng hơn cho người dân. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai cũng sẽ góp phần giúp công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế xã hội của các bộ ngành, địa phương được tối ưu, thuận tiện.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn
Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

VOV.VN - Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

VOV.VN - Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.