Tìm kiếm sáng kiến, ý tưởng ứng dụng CN số để kiến tạo thành phố tương lai

VOV.VN - UNICEF Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (ĐH Đà Nẵng) tổ chức Cuộc thi sáng tạo Khoa học Công nghệ U-Invent 7 năm 2024 dành cho học sinh THPT trên toàn quốc.

UNICEF Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (ĐH Đà Nẵng) tổ chức Cuộc thi sáng tạo Khoa học Công nghệ U-Invent 7 năm 2024 dành cho học sinh THPT trên toàn quốc.

 Cuộc thi diễn ra với chủ đề “Innovation for a Safer Future – Sáng tạo vì một tương lai an toàn hơn”, nhằm khuyến khích các bạn học sinh sáng tạo những giải pháp ý nghĩa thiết thực hướng đến một cuộc sống an toàn, toàn diện, tích hợp khoa học và công nghệ hiện đại.

Năm nay, cuộc thi thu hút gần 160 học sinh đến từ 19 trường THPT trên toàn quốc, thành lập 39 đội thi mang đến 39 ý tưởng sáng tạo số, giải pháp để giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, kiến tạo tương lai an toàn.

Thông tin từ ban tổ chức cho biết, năm nay, các đội thi triển khai nhiều giải pháp ứng dụng các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ chuỗi khối (blockchain), công nghệ LoRa…

Trong đó, có nhiều dự án, ý tưởng góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Trong đó, dự án Advanced Rescue Network là hệ thống cứu hộ đa năng kết hợp giữa xe cứu hộ, drone và hệ thống điều phối thông minh để hỗ trợ người dân trong tình huống cháy, lũ lụt. Hay ứng dụng cảnh báo ngủ gật khi lái xe SWCLean sử dụng hệ thống giám sát điều khiển nhà kính từ xa bằng hệ thống IoT và công nghệ Lora; bản đồ cảnh báo ngập lụt Perry the platypus; Website DC Project với hệ thống AI hỗ trợ học sinh giải tỏa căng thẳng trong trường học.

Bên cạnh đó, nhiều giải pháp hướng đến chuyển đổi xanh, tái chế các loại rác hữu cơ để tạo ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. Có thể kể đến, như phân bón hữu cơ từ bã mía; tái chế vỏ hộp sữa; sản xuất kháng sinh từ lá cây.

Ngày 3/11, tại Vòng trình bày giải pháp của cuộc thi, 39 đội thi đã thuyết trình về sản phẩm của mình trước hội đồng giám khảo. Theo đó, mỗi đội thi có thời lượng thuyết trình 5 phút và có 5 phút để trả lời các câu hỏi của giám khảo để làm rõ thêm về ý tưởng, giải pháp.

Chia sẻ về cuộc thi, TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, người sáng lập cuộc thi cho biết, cuộc thi đã trải qua 7 mùa thi. U-Invent đã ươm mầm cho nhiều giải pháp sáng tạo của học sinh, ứng dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Theo TS. Hương, cuộc thi không chỉ tạo ra sân chơi lành mạnh để học sinh phát huy khả năng sáng tạo số, sáng tạo vì cộng đồng mà còn là bệ phóng để nhiều giải pháp của các em được hiện thực hóa, đưa vào cuộc sống, góp phần xây dựng tương lai an toàn.

Cuộc thi U-Invent là một phần của Chuỗi hoạt động triển khai Dự án Thành phố lành mạnh dành cho thanh thiếu niên giai đoạn 2, kéo dài từ tháng 6/2024 - 1/2025. Trong khuôn khổ dự án có nhiều hoạt động dành cho học sinh như: khóa học kỹ năng lãnh đạo và tranh biện Young Future Leader; cuộc thi lập trình sáng tạo Youth on! Hakathon; khóa học phương pháp nghiên cứu khoa học – Junior Researcher; khóa học Kỹ năng truyền thông đồng đẳng sáng tạo – Communication & Creative…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0
Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.

82,3% hộ gia đình Việt có cáp quang băng rộng
82,3% hộ gia đình Việt có cáp quang băng rộng

VOV.VN - Theo Bộ TT&TT, tính đến tháng 10/2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone tại Việt Nam đạt 88,7%, tỷ lệ hộ gia đình có internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%. Đây là thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu xây dựng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

82,3% hộ gia đình Việt có cáp quang băng rộng

82,3% hộ gia đình Việt có cáp quang băng rộng

VOV.VN - Theo Bộ TT&TT, tính đến tháng 10/2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone tại Việt Nam đạt 88,7%, tỷ lệ hộ gia đình có internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%. Đây là thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu xây dựng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số cho ngư dân: Thử thách và quyết tâm của các địa phương
Chuyển đổi số cho ngư dân: Thử thách và quyết tâm của các địa phương

VOV.VN - Hiện nay, nhờ các thiết bị số hóa, việc xác định luồng cá trở nên dễ dàng hơn, năng suất cũng nhờ đó tăng vượt trội. Nhờ số hóa, nguồn gốc sản phẩm dễ dàng được truy xuất, ngư dân cũng có thể đưa hải sản lên các sàn TMĐT để bán với giá trị cao hơn. Tuy nhiên, cùng với thuận lợi, cũng tồn tại không ít khó khăn buộc các địa phương phải nỗ lực, quyết tâm vượt qua…

Chuyển đổi số cho ngư dân: Thử thách và quyết tâm của các địa phương

Chuyển đổi số cho ngư dân: Thử thách và quyết tâm của các địa phương

VOV.VN - Hiện nay, nhờ các thiết bị số hóa, việc xác định luồng cá trở nên dễ dàng hơn, năng suất cũng nhờ đó tăng vượt trội. Nhờ số hóa, nguồn gốc sản phẩm dễ dàng được truy xuất, ngư dân cũng có thể đưa hải sản lên các sàn TMĐT để bán với giá trị cao hơn. Tuy nhiên, cùng với thuận lợi, cũng tồn tại không ít khó khăn buộc các địa phương phải nỗ lực, quyết tâm vượt qua…