Xuất bản trong kỷ nguyên số: Những thách thức mới

VOV.VN - Cùng với sự phát triển của internet, ngành xuất bản đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình như sách điện tử - sách số (ebook), sách nói (audio book) … đem đến cho độc giả nhiều cách thức tiếp cận đa dạng và phong phú hơn, tuy nhiên cũng đặt ra không ít những thách thức.

Những tiềm năng mạnh mẽ trong kỷ nguyên số

Nếu như năm 2008, Việt Nam mới có khoảng 20 triệu người dùng Internet, chiếm khoảng 24% dân số, con số liên tục tăng trưởng qua các năm, đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40% dân số sử dụng Internet. Tính đến đầu năm 2024, con số này đã tăng tới 78,44 triệu người, chiếm 79,1% dân số. Trong đó, có tổng cộng 168,5 triệu kết nối di động đang hoạt động. Tỷ lệ người dùng smartphone trong nước đang không ngừng năm lên cùng với chiến lược tắt sóng 2G và phủ sóng 5G trong cả nước từ nay đến năm 2030.

 Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng trong giai đoạn 2024-2029, ước tính, sẽ có khoảng 100 triệu người dùng Internet vào năm 2029. Người Việt Nam lại có tinh thần cởi mở trong tiếp nhận các công nghệ mới, linh hoạt trong việc tiếp thu và phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển xã hội.

Những yếu tố kể trên đang tạo ra những cơ hội chưa từng có để các ngành nghề, lĩnh vực phát triển trên môi trường số, bao gồm xuất bản số. thời gian qua, Đảng, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất bản, được thể hiện trong nhiều văn bản chỉ đạo nhhư: Quyết định số 115/QĐ-TTg, ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu xây dựng và phát triển “ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa….

Theo thống kê, cả nước hiện có 57 nhà xuất bản (NXB), trực thuộc 54 cơ quan chủ quản, trong đó có 15 NXB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và 42 đơn vị sự nghiệp công lập. Nhiều NXB, công ty sách có xu hướng chuyển dần hướng tiếp cận bạn đọc từ sách in sang sách điện tử. tính tới hiện tại, cả nước có 31 NXB) xuất bản điện tử, chiếm 54% số NXB, 27 cơ sở phát hành phát hành điện tử, từ đó tạo điều kiện cho sự tăng nhanh về số lượng loại hình này để cung cấp tới độc giả.

Nếu như năm 2015, cả nước mới chỉ có hơn 1.000 đầu sách điện tử được xuất bản thì năm 2022, toàn ngành có 3.200 đầu sách và năm 2023, con số đã tăng tới 4.600 đầu sách điện tử được xuất bản. Số lượt nghe sách nói năm 2023 đạt 40 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2022. Ước tính, doanh thu toàn thị trường sách nói ước đạt khoảng 120-130 tỷ đồng, chiếm khoảng 3% tổng doanh thu toàn ngành. Ngoài phiên bản sách, một số doanh nghiệp phát triển các sản phẩm tóm tắt sách trên các nền tảng.

Một số NXB cũng đã liên kết với các công ty công nghệ có năng lực, trình độ cao để xây dựng các phần mềm, hệ điều hành xuất bản điện tử hiện đại để áp dụng vào hầu hết các khâu trong quy trình xuất bản, phát hành, không chỉ đáp ứng yêu cầu của đơn vị mà còn tạo ra những cơ hội hợp tác, chia sẻ nền tảng cho nhiều đơn vị khác trong ngành.

Việc chuyển đổi số của ngành được triển khai ở hầu hết các khâu, bao gồm marketing, bán hàng trực tuyến. Thông qua các sàn TMĐT, các ấn phẩm xuất bản mới dễ dàng được quảng bá, tiếp cận tới công chúng. Các nền tảng phát hành trực tuyến cũng được đầu tư công nghệ để xây dựng với đa nền tảng và đa giao diện, tương thích với mọi chủng loại thiết bị, kích thước màn hình và hệ điều hành, phần mềm… Không chỉ có sách in, người dân cũng đã từng bước quen với các loại hình sách mới như Ebook (sách điện tử), audio book (sách nói), video book (sách có video), Interative book (sách tương tác), CD-Rom, DVD-rom… Cùng một nội dung, người dân cũng có thể lựa chọn tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện của bản thân. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc thông thường, các loại hình sách số mới cũng đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng đặc biệt như người khiếm thị, những người có nhu cầu tiếp cận đa phương thức.

Không chỉ với các NXB, các đơn vị phát hành sách cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng để phục vụ công tác bán hàng. Một điển hình thành công đó là FAHASA. Từ năm 2015, đơn vị này đã phát triển hệ thống TMĐT fahasa.com. Hệ thống hiện đang cung cấp hơn 300.000 sản phẩm với hơn 7.000 phân loại sách, đảm bảo cho gần 20.000 người truy cập cùng lúc mà vẫn giữ được trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, dễ dàng. FAHASA cũng đang theo dõi và nghiên cứu sâu về xu hướng đọc sách điện tử và sách nói, những loại hình đọc mới đang ngày càng phổ biến, đặc biệt phù hợp với các đối tượng khách hàng trẻ tuổi.

Theo Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập NXB Tổng hợp TP.HCM, bà Ông Thị Ngọc Linh, chuyển đổi số đang giúp ngành xuất bản mở rộng thị trường, cơ hội tăng cường tương tác với độc giả, tác giả, dịch giả, cá nhân hóa trải nghiệm đọc, nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác quản lý.

Như vậy, quá trình chuyển đổi số không chỉ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, kịp thời bắt kịp với xu hướng và cung cấp cho khách hàng, độc giả những cách thức tiếp cận sách mới hiện đại, thuận tiện hơn. Ngành xuất bản đặc biệt được hưởng lợi khi giải phóng được một nguồn chi phí khổng lồ cho in ấn, vận chuyển, phát hành mà vẫn gia tăng được giá trị hiệu quả sản xuất, kinh doanh….

Nhận diện thách thức và sự lựa chọn của các nhà xuất bản, các doanh nghiệp

Thuận lợi, thời cơ và cơ hội đối với ngành xuất bản trong kỷ nguyên số là điều không cần phải bàn cãi, tuy nhiên thực tế cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành cũng đang phải đối diện với không ít khó khăn mang tính đặc thù.

Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Nguyên thì để chuyển đổi số toàn diện và đưa ngành xuất bản thực sự bắt kịp xu thế thời đại, cần bắt đầu từ sự thay đổi về nhận thức và văn hóa doanh nghiệp, cần có chiến lược chuyển đổi số cụ thể, rõ ràng và sự quyết tâm thực hiện bằng được. Cục trưởng Nguyễn Nguyên cho biết: “Tái cơ cấu đầu tư để chuyển đổi mô hình kinh doanh là một trong những nguyên nhân đưa đến thành công trong đổi mới hoạt động sản xuất thích ứng các điều kiện rủi ro nói chung và việc chuyển đổi số nói riêng. Chuyển đổi công nghệ số phải theo sát xu hướng phát triển của ngành xuất bản sách”.

Ông Lê Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đường Sách TPHCM lại cho hay, sự phát triển nhanh về số lượng được cấp phép phát hành sách điện tử cho thấy chuyển đổi số đang là mũi nhọn được quan tâm. Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất bản ấn phẩm điện tử với sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp công nghệ đã cho thấy tính hiệu quả không nhỏ. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của ngành xuất bản nói riêng và xã hội nói chung trên không gian số vẫn là tình trạng vi phạm bản quyền, sách giả, sách phát hành lậu…

Đặt vấn đề về bảo vệ quyền sách trên không gian mạng, Phó Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Trẻ Nguyễn Thành Nam đề xuất, kiến nghị, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là quy định về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường kỹ thuật số để phù hợp hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong nước và quốc tế; đồng thời tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan của các nhóm đối tượng trong toàn xã hội; tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trong việc phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên môi trường kỹ thuật số;…

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc quản lý lượng lớn dữ liệu đa dạng, từ văn bản đến hình ảnh, âm thanh, trong một môi trường thống nhất đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và nhân lực. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống dữ liệu đồng bộ và hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Không chỉ vậy, các NXB còn phải tiến hành đào tạo nhân lực và đảm bảo an toàn thông tin, triển khai hợp tác với các đối tác công nghệ để tận dụng tối đa sức mạnh số vào sự phát triển của đơn vị mình cũng như sự tiến bộ chung của toàn xã hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn
Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn

VOV.VN - Công cuộc chuyển đổi số đang làm thay đổi cơ bản cách vận hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong ngành luật. Bên cạnh hiệu quả và những lợi ích vượt trội thì cũng còn tồn tại những thách thức mà công nghệ đang tác động tới ngành.

Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn

Chuyển đổi số ngành Luật: Hiệu quả từ những ứng dụng thực tiễn

VOV.VN - Công cuộc chuyển đổi số đang làm thay đổi cơ bản cách vận hành, quản lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong ngành luật. Bên cạnh hiệu quả và những lợi ích vượt trội thì cũng còn tồn tại những thách thức mà công nghệ đang tác động tới ngành.

Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người
Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người

VOV.VN - Dù là một khoảnh khắc bất chợt được ghi được hay là một phóng sự ảnh, phóng sự video được chuẩn bị kỹ lưỡng… mỗi một tác phẩm được gửi đến giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” đều làm nổi bật thông điệp sự thay đổi của công nghệ đối với cuộc sống, đặt con người vào trung tâm của sự thay đổi…

Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người

Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” – những khoảng khắc số đi vào lòng người

VOV.VN - Dù là một khoảnh khắc bất chợt được ghi được hay là một phóng sự ảnh, phóng sự video được chuẩn bị kỹ lưỡng… mỗi một tác phẩm được gửi đến giải thưởng “Công nghệ từ trái tim” đều làm nổi bật thông điệp sự thay đổi của công nghệ đối với cuộc sống, đặt con người vào trung tâm của sự thay đổi…

Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số
Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số

VOV.VN - Là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến việc tạo ra một xã hội số thực sự, danh tính số được xem là điều kiện quan trọng để đưa người dân lên môi trường số, thụ hưởng các quyền lợi số cũng như phát triển một cách toàn diện hơn

Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số

Danh tính số và những bậc thang quan trọng đưa người dân lên môi trường số

VOV.VN - Là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến việc tạo ra một xã hội số thực sự, danh tính số được xem là điều kiện quan trọng để đưa người dân lên môi trường số, thụ hưởng các quyền lợi số cũng như phát triển một cách toàn diện hơn