Zalo Mini App Hậu Giang: Khi chuyển đổi số “chạm” tới người dân, doanh nghiệp

VOV.VN - Sau 4 năm, chuyển đổi số không những giúp Hậu Giang tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn thích ứng với xu hướng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mới đây, Tỉnh cũng đã đưa vào vận hành Zalo Mini App Hậu Giang để thúc đẩy chuyển đổi số “chạm” tới người dân hiệu quả hơn.

Năm 2024 đánh dấu một năm tỉnh Hậu Giang triển khai hàng loạt các nhiệm vụ chuyển đổi số sau khi tỉnh đã chọn ngày 10/10 - Ngày Chuyển đổi số quốc gia, thành Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh, hiệu quả hơn, Hậu Giang cũng đã chính đưa Zalo Mini App vào hoạt động.

Zalo Mini App Hậu Giang ra đời với mục tiêu trở thành một nền tảng xã hội số cho tỉnh, giúp người dân giao tiếp với chính quyền với nhiều hoạt động như phản ánh hiện trường, mua bán nông sản, tìm kiếm việc làm, giám sát các dịch vụ đô thị thông minh….

Zalo Mini App Hậu Giang có ưu thế trong việc tích hợp và tận dụng các nền tảng số phổ biến, có sẵn và được nhiều người sử dụng, nhằm phục vụ cho công tác chuyển đổi số của địa phương. Chỉ trong khoảng hơn 1 tuần sau khi Zalo Mini App được đi vào triển khai, đã có khoảng gần 30,000 lượt người truy cập tham khảo và sử dụng Mini App. 

Hậu Giang không phải địa phương đầu tiên trên cả nước ứng dụng Zalo OA (Official Account) hay Zalo Mini App. Tính đến cuối năm 2023, Zalo có hơn 16.000 tài khoản chính thức của cơ quan Nhà nước và tổ chức công đang hoạt động với hơn 57 triệu người quan tâm, tạo ra hơn 1,6 tỷ lượt tương tác trong cả nước. Hiện nay, có hơn 417 Mini App đang hoạt động trên Zalo, phục vụ hơn 5,7 triệu người dùng chỉ sau hơn một năm triển khai dịch vụ này cho cơ quan nhà nước và các đơn vị tiện ích công.  

Theo ông Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Hậu Giang bắt đầu thực hiện quá trình chuyển đổi số từ năm 2020. Sau 4 năm, chuyển đổi số không những giúp Hậu Giang tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn thích ứng với xu hướng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cụ thể, trong Chính phủ số, tỉnh đã triển khai hệ thống họp trực tuyến với hơn 100 điểm cầu từ tỉnh xuống đến cấp xã. Hệ thống thông tin đồng bộ trên mạng số liệu chuyên dùng, đảm bảo chất lượng và phục vụ tốt cho chính quyền trong hội họp.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cũng được triển khai cho tất cả cơ quan nhà nước với hơn 8.000 cán bộ công chức sử dụng, tỷ lệ văn bản điện tử được ký số thay thế cho văn bản giấy đạt tỷ lệ trên 99%. Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức có thể phân công, giao việc, xử lý công việc, ký duyệt và phát hành văn bản trên hệ thống mà không cần đến trụ sở làm việc.   

Bên cạnh đó, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cung cấp hơn 1.000 dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp với nhiều tính năng tiện ích như: nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, thanh toán trực tuyến qua mã QR,...tỷ lệ hồ sơ được nộp và xử lý trực tuyến đạt trên 70%.

Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang được thành lập từ năm 2023, sau 1 năm triển khai, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh cho 8 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 350 nhân viên đang làm việc tại đây. Với những chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp, Hậu Giang hy vọng số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ số của tỉnh sẽ tăng cao hơn trong những năm tới.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

C4IR-Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động
C4IR-Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động

VOV.VN - Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) đầu tiên của Việt Nam vừa khánh thành và chính thức đi vào hoạt động tại TP.HCM, được đánh giá là mốc quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số công nghiệp tại thành phố nói riêng và của Việt Nam nói chung.

C4IR-Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động

C4IR-Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động

VOV.VN - Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) đầu tiên của Việt Nam vừa khánh thành và chính thức đi vào hoạt động tại TP.HCM, được đánh giá là mốc quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số công nghiệp tại thành phố nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Thúc đẩy chuyển đổi kép hướng đến phát triển bền vững
Thúc đẩy chuyển đổi kép hướng đến phát triển bền vững

VOV.VN - Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi kép: Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững” vừa được Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Hà Nội.

Thúc đẩy chuyển đổi kép hướng đến phát triển bền vững

Thúc đẩy chuyển đổi kép hướng đến phát triển bền vững

VOV.VN - Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển đổi kép: Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững” vừa được Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Hà Nội.

Hà Nội tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp số
Hà Nội tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp số

VOV.VN - Hà Nội sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng như thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học công nghệ công lập được phép thành lập doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái doanh nghiệp số, qua đó thúc đẩy kinh tế số.

Hà Nội tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp số

Hà Nội tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp số

VOV.VN - Hà Nội sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng như thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học công nghệ công lập được phép thành lập doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái doanh nghiệp số, qua đó thúc đẩy kinh tế số.