Nga thử nghiệm vật liệu mới cho máy tính làm việc như não bộ

Vật liệu này có thể đóng vai trò nền tảng cho các phát kiến trên cơ sở điện trở ký ức biết xử lý thông tin như tế bào thần kinh não bộ của người.

Các nhà khoa học từ Khoa Vật lý chất rắn và hệ thống nano của Viện Công nghệ laser và plasma thuộc Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia (MEPhI) cộng tác với các chuyên gia của Viện Vật lý Chất rắn và Viện Công nghệ Vi điện tử và vật liệu tinh khiết cao (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) đã đề xuất một thứ vật liệu mới có thể thực hiện chuyển đổi hiệu ứng điện trở lưỡng cực.

Vi mạch máy tính. Ảnh: CCO.

Vật liệu này có thể đóng vai trò nền tảng cho những phát kiến máy tính trên cơ sở memristor (viết tắt của memory resistor - bộ nhớ điện trở, điện trở ký ức), không chỉ lưu trữ mà còn biết xử lý thông tin giống như tế bào thần kinh não bộ của người. Kết quả nghiên cứu đã công bố trên tạp chí Material Letters.

Những nghiên cứu về hiện tượng này được tiến hành trên khắp thế giới: điện trở chuyển đổi lưỡng cực có thể được sử dụng để tạo ra bộ nhớ song tuyến, cũng như  memristor – thành tố nền tảng thứ tư của thiết bị điện tử. Memristors có thể trở thành cơ sở cho lối tiếp cận mới đối với quá trình xử lý thông tin, khiến máy tính hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Như vậy từ đây có memcomputing - phương pháp xử lý thông tin mới, khi bộ nhớ tức thời RAM và “bộ nhớ dài hạn” (đĩa cứng) thực hiện những công đoạn chức năng tương tự như tế bào thần kinh não.

Hiệu quả của việc chuyển đổi điện trở thể hiện ở chỗ dưới tác động của điện trường bên ngoài tính truyền dẫn của vật liệu có thể thay đổi kích thước theo mấy nấc, như vậy, tạo thành hai trạng thái: điện trở cao và điện trở thấp. Nếu tính chất chuyển đổi phụ thuộc vào hướng của điện trường, thì hiệu ứng được gọi là lưỡng cực. Còn bản thân cơ chế vật lý của sự chuyển đổi lại phụ thuộc vào thể loại vật liệu.

Tại Viện Công nghệ laser và plasma thuộc MEPhI đang tiến hành tìm kiếm những vật liệu mới, có thể thực hiện hiệu ứng chuyển đổi điện trở lưỡng cực. Trước đây, đã chỉ ra rằng hiệu ứng như vậy quan sát thấy trong các hệ thống với tương quan điện tử mạnh, bao gồm ví dụ như vật liệu có từ trở khổng lồ cũng như chất siêu dẫn nhiệt độ cao.

Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã quyết định lựa chọn màng mỏng epitaxy, được hình thành trên bề mặt của chất nền đơn tinh thể từ strontium titanate  (epitaxy là sự tăng trưởng đều đặn và có trật tự của một vật liệu đơn tinh thể trên một vật liệu khác, có hai loại đồng thể và dị thể). Các nhà khoa học đã chỉ ra khả năng sử dụng những màng mỏng này để tạo memristor dành cho máy tính thuộc thế hệ mới.

“Điểm mới trong công trình của chúng tôi bao hàm ở việc áp dụng phương pháp in thạch bản, cho phép khai thác công nghệ với các thành tố cực nhỏ của bộ nhớ điện trở”, - Phó Giáo sư Andrei Ivanov từ Khoa Vật lý chất rắn và hệ thống nano của Viện Công nghệ laser và plasma thuộc MEPhI cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đột phá mới về pin “vĩnh cửu” nhờ vật liệu nhiệt điện MISIS
Đột phá mới về pin “vĩnh cửu” nhờ vật liệu nhiệt điện MISIS

VOV.VN - Giới khoa học tại Đại học MISIS lại có thêm đột phá mới với phương pháp chế tạo “vừa nhanh vừa rẻ” các các vật liệu nhiệt điện dùng cho máy phát điện.

Đột phá mới về pin “vĩnh cửu” nhờ vật liệu nhiệt điện MISIS

Đột phá mới về pin “vĩnh cửu” nhờ vật liệu nhiệt điện MISIS

VOV.VN - Giới khoa học tại Đại học MISIS lại có thêm đột phá mới với phương pháp chế tạo “vừa nhanh vừa rẻ” các các vật liệu nhiệt điện dùng cho máy phát điện.

Khám phá bí mật của vật liệu cứng nhất hành tinh, cứng hơn kim cương
Khám phá bí mật của vật liệu cứng nhất hành tinh, cứng hơn kim cương

VOV.VN - Các nhà khoa học Nga vừa thiết kế được một mô hình mới cho vật liệu dựa trên tinh thể fullerene có độ cứng cơ học cực cao, hơn cả kim cương.

Khám phá bí mật của vật liệu cứng nhất hành tinh, cứng hơn kim cương

Khám phá bí mật của vật liệu cứng nhất hành tinh, cứng hơn kim cương

VOV.VN - Các nhà khoa học Nga vừa thiết kế được một mô hình mới cho vật liệu dựa trên tinh thể fullerene có độ cứng cơ học cực cao, hơn cả kim cương.

Tham quan Đại học Khoa học-Công nghệ MISiS danh tiếng của Nga
Tham quan Đại học Khoa học-Công nghệ MISiS danh tiếng của Nga

VOV.VN - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia MISiS là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu phát triển năng động nhất của Liên bang Nga.

Tham quan Đại học Khoa học-Công nghệ MISiS danh tiếng của Nga

Tham quan Đại học Khoa học-Công nghệ MISiS danh tiếng của Nga

VOV.VN - Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia MISiS là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu phát triển năng động nhất của Liên bang Nga.

Dung dịch nano MISIS loại bỏ 83% mảng bám, giúp răng tốt lợi khỏe
Dung dịch nano MISIS loại bỏ 83% mảng bám, giúp răng tốt lợi khỏe

VOV.VN - Dung dịch mới do các nhà khoa học và bác sĩ Nga chế ra ứng dụng công nghệ nano cho phép loại bỏ tới 83% mảng bám, giúp răng lợi chắc khỏe.

Dung dịch nano MISIS loại bỏ 83% mảng bám, giúp răng tốt lợi khỏe

Dung dịch nano MISIS loại bỏ 83% mảng bám, giúp răng tốt lợi khỏe

VOV.VN - Dung dịch mới do các nhà khoa học và bác sĩ Nga chế ra ứng dụng công nghệ nano cho phép loại bỏ tới 83% mảng bám, giúp răng lợi chắc khỏe.

Chi phí khai thác vàng giảm tới 50% nhờ đột phá công nghệ mới
Chi phí khai thác vàng giảm tới 50% nhờ đột phá công nghệ mới

VOV.VN - Các nhà hóa học Nga và Trung Quốc đã tìm ra công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình khai thác vàng lên 8 lần và giảm chi phí khai thác tới 50%.

Chi phí khai thác vàng giảm tới 50% nhờ đột phá công nghệ mới

Chi phí khai thác vàng giảm tới 50% nhờ đột phá công nghệ mới

VOV.VN - Các nhà hóa học Nga và Trung Quốc đã tìm ra công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình khai thác vàng lên 8 lần và giảm chi phí khai thác tới 50%.