Pháp áp thuế doanh thu đối với các tập đoàn công nghệ

VOV.VN - Thuế doanh thu được đánh vào 4 tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ và 30 tập đoàn, công ty công nghệ khác.

Ngày 11/7, Thượng viện Pháp đã thông qua việc áp thuế GAFA, tức loại thuế đánh vào doanh thu đối với các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Apple, Facebook và Amazon, cùng hàng loạt tập đoàn quốc tế khác đang khai thác các dịch vụ trực tuyến tại Pháp. Loại thuế này đang gây nên phản ứng gay gắt từ chính quyền Mỹ.

GAFA là tên viết tắt của nhóm 4 tập đoàn công nghệ lớn là Google, Apple, Facebook và Amazon. Các Thượng nghị sỹ Pháp đã thông qua việc áp thuế GAFA đối với không chỉ với 4 tập đoàn công nghệ này mà còn với nhiều tập đoàn khác đang khai thác 3 mảng dịch vụ số tại nước Pháp.

Đó là là quảng cáo trực tuyến, bán dữ liệu cá nhân vì mục đích quảng cáo và các hoạt động nền tảng trung gian. Dự kiến, khoảng 30 tập đoàn, công ty công nghệ sẽ bị áp thuế này, bên cạnh Google, Apple, Facebook và Amazon còn có Airbnb, Instagram hay Meetic.

Hàng loạt tập đoàn quốc tế đang khai thác dịch vụ trực tuyến tại Pháp sẽ bị đánh thuế doanh thu.

Thuế GAFA của Pháp nhắm vào các tập đoàn công nghệ có doanh số hàng năm trong lĩnh vực số, trên phạm vi toàn cầu, từ 750 triệu euro trở lên, trong đó 25 triệu euro có nguồn gốc từ khách hàng tại Pháp.

Dự kiến, mức thuế  sẽ lên tới 3% doanh số của các tập đoàn công nghệ này thu được tại Pháp, mang lại cho nước Pháp khoảng 400 triệu euro trong năm 2019 và 650 triệu euro vào năm 2020. Sự kiện này đã đưa nước Pháp trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới áp thuế doanh thu đối với các tập đoàn công nghệ lớn.

Kế hoạch thiết lập loại thuế đặc biệt này đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố hồi cuối năm 2018, như một biện pháp nhằm tăng nguồn thu góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội của nước này. Sau đó, Quốc hội Pháp đã thông qua các nội dung liên quan thuế GAFA vào ngày 4/7, trước khi Thượng viện chính thức thông qua vào ngày 11/7 này.

Việc Pháp áp thuế doanh thu đối với các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó đa số là tập đoàn của Mỹ đã khiến cho nước này có phản ứng quyết liệt. Ngày 10/7, một ngày trước khi Thượng viện Pháp chính thức thông qua biện pháp này, nước Mỹ tuyên bố mở một cuộc điều tra về tác động của chính sách thuế này đối với nước Mỹ.

Trong một thông cáo, ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại của Mỹ cáo buộc, nước Pháp đang nhắm vào các doanh nghiệp của Mỹ một cách không công bằng.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp, ông Bruno Le Maire đã đáp trả cáo buộc trên, khẳng định rằng “các quốc gia đồng minh cần phải giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp khác, thay vì đưa ra các lời đe dọa. Pháp là một quốc gia có chủ quyền, nước Pháp có toàn quyền quyết định các biện pháp thuế và sẽ tiếp tục toàn quyền quyết định các biện pháp thuế của nước này”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngăn trốn thuế, quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp trên mạng xã hội: SOS!
Ngăn trốn thuế, quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp trên mạng xã hội: SOS!

VOV.VN - Facebook góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số, tuy nhiên đổi lại là mất dữ liệu, thất thu thuế và có thể mất trật tự an toàn xã hội.

Ngăn trốn thuế, quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp trên mạng xã hội: SOS!

Ngăn trốn thuế, quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp trên mạng xã hội: SOS!

VOV.VN - Facebook góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số, tuy nhiên đổi lại là mất dữ liệu, thất thu thuế và có thể mất trật tự an toàn xã hội.

Không để Google, Facebook hưởng lợi ở Việt Nam nhưng không nộp thuế
Không để Google, Facebook hưởng lợi ở Việt Nam nhưng không nộp thuế

VOV.VN - Doanh thu ước tính lên đến hàng trăm triệu USD nhưng cơ quan thuế Việt Nam gần như không thu được thuế từ các đại gia Facebook, Google.

Không để Google, Facebook hưởng lợi ở Việt Nam nhưng không nộp thuế

Không để Google, Facebook hưởng lợi ở Việt Nam nhưng không nộp thuế

VOV.VN - Doanh thu ước tính lên đến hàng trăm triệu USD nhưng cơ quan thuế Việt Nam gần như không thu được thuế từ các đại gia Facebook, Google.

Việt Nam đang “nhập siêu” nội dung số nhưng thất thu thuế!
Việt Nam đang “nhập siêu” nội dung số nhưng thất thu thuế!

VOV.VN - Bức tranh ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đang “méo mó”, cần khung pháp lý tạo sân chơi bình đẳng và phát triển bền vững.

Việt Nam đang “nhập siêu” nội dung số nhưng thất thu thuế!

Việt Nam đang “nhập siêu” nội dung số nhưng thất thu thuế!

VOV.VN - Bức tranh ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam đang “méo mó”, cần khung pháp lý tạo sân chơi bình đẳng và phát triển bền vững.