Đừng đánh giá thấp khả năng tự sản xuất chip của Trung Quốc

Giới phân tích cho rằng, các nhà sản xuất chip Trung Quốc có thể phát triển con chip hiện đại riêng bất chấp nỗ lực cản trở từ Mỹ.

Trả lời CNBC, Daniel Newman – CEO kiêm nhà phân tích trưởng tại hãng nghiên cứu Futurum – nhận xét: “Tôi không đánh giá thấp khả năng và giải pháp của Trung Quốc trong việc tìm ra cách để phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo, tận dụng một số công nghệ lạc hậu để làm ra các sản phẩm thực sự quan trọng”.

Các công ty như Huawei và Alibaba đang nghiên cứu phương pháp phát triển AI tối tân bằng những con chip không hiện đại, hoặc kết hợp các con chip khác nhau để giảm lệ thuộc vào một phần cứng duy nhất, theo Wall Street Journal.

Chuyên gia trong ngành tin rằng, đây sẽ là thách thức đối với doanh nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên, một số thử nghiệm cho thấy sự hứa hẹn, Wall Street Journal đưa tin.

Paul Scharre, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nói “không gì là không thể”. Về lâu dài, Trung Quốc có thể thực hiện các tiến bộ công nghệ và rất có khả năng họ làm nhanh hơn dự đoán của người khác.

Để trả đũa nỗ lực cấm Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip hiện đại của Mỹ, Bắc Kinh đã cấm các đơn vị khai thác hạ tầng quan trọng mua sản phẩm của Micron. Washington hối thúc Seoul không để hãng chip của mình lấp chỗ trống mà Micron để lại ở đại lục.

Tuần trước, nhà sáng lập kiêm CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, nguồn lực mà Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp chip rất lớn, “vì vậy không thể đánh giá thấp họ”.

Theo Reuters, Trung Quốc đổ hơn 1.000 tỷ NDT (140 tỷ USD) vào ngành công nghiệp bán dẫn. Các nhà sản xuất nội địa đã được hưởng lợi từ trợ cấp của chính phủ và các dự án nghiên cứu do nhà nước tài trợ. Vì vậy, có nhiều startup GPU nổi lên tại đây, buộc các hãng phải chạy hết tốc lực để duy trì cạnh tranh, ông Huang chia sẻ tại sự kiện Computex 2023 diễn ra ở Đài Bắc tuần trước. GPU dùng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bên cạnh đó, các nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách chi phối thị trường chip dùng công nghệ sản xuất cũ (28nm trở lên). Charles Shi, nhà phân tích bán dẫn cấp cao tại hãng quản lý tài sản Needham & Company, nhận xét nước này cho thấy tiến bộ trong sản xuất chip dựa trên công nghệ trưởng thành.

Công nghệ trưởng thành liên quan đến quy trình sản xuất chip 28nm hoặc lớn hơn, thường được xem là chip đời cũ (legacy chip). Chúng ngày càng quan trọng với ngành xe hơi và được sử dụng rộng rãi trong ô tô, điện tử tiêu dùng…

Nhà cung cấp dịch vụ phân tích Total Telecom cho biết, Trung Quốc đã dẫn đầu về sản xuất chip 28nm và 14nm từ năm 2021. Nhu cầu đối với chip 28nm dự kiến tăng gấp ba lần vào năm 2030, tạo ra thị trường 28,1 tỷ USD, theo hãng tư vấn International Business Strategies./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu chip bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thiệt hại 210 tỷ USD
Thiếu chip bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thiệt hại 210 tỷ USD

VOV.VN - Hãng nghiên cứu AlixPartners cho biết tình trạng thiếu chip bán dẫn vẫn tiếp diễn hiện nay dự kiến ​​sẽ khiến doanh thu ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất khoảng 210 tỷ USD trong năm nay.

Thiếu chip bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thiệt hại 210 tỷ USD

Thiếu chip bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thiệt hại 210 tỷ USD

VOV.VN - Hãng nghiên cứu AlixPartners cho biết tình trạng thiếu chip bán dẫn vẫn tiếp diễn hiện nay dự kiến ​​sẽ khiến doanh thu ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất khoảng 210 tỷ USD trong năm nay.

Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đầu về đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử VN
Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đầu về đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử VN

VOV.VN - Ngành điện tử Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ nhiều "ông lớn" ngoại, trong đó dẫn đầu là các tập đoàn của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đầu về đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử VN

Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đầu về đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử VN

VOV.VN - Ngành điện tử Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ nhiều "ông lớn" ngoại, trong đó dẫn đầu là các tập đoàn của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19
Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu dành cho chất bán dẫn tăng quá cao, tác động mạnh đến thị trường ô tô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19

Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu dành cho chất bán dẫn tăng quá cao, tác động mạnh đến thị trường ô tô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.