Lệnh cấm iPhone của Trung Quốc khiến Apple thiệt hại "khủng"

VOV.VN - Trung Quốc gần đây ban hành lệnh cấm sử dụng iPhone trong các cơ quan chính phủ gây ra khá nhiều tranh cãi và tác động ngay đến hãng điện thoại Mỹ.

Mặc dù chỉ là lệnh cấm đối với một chính phủ, nhưng tại sao nó lại trở nên rất đáng chú ý? Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của iPhone, và quyết định này có thể có tác động đáng kể đến công ty cũng như mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Quay trở lại lệnh cấm, Chính phủ Trung Quốc cho rằng lý do đằng sau lệnh cấm này là để tăng cường an ninh mạng quốc gia. Điều này xảy ra bất chấp Trung Quốc là nơi sản xuất iPhone lớn nhất thế giớ, và 19% doanh số iPhone đến từ quốc gia này.

Apple đã bắt đầu bán iPhone tại Trung Quốc vào năm 2009 thông qua mối quan hệ hợp tác với China Unicom - một trong những nhà mạng hàng đầu của nước này. Kể từ đó, Trung Quốc trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Apple, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty.

Quyết định này cũng là một phần nguyên nhân gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Nó giống như cách mà Chính phủ Mỹ đã áp đặt các hạn chế đối với các công ty Trung Quốc như TikTok và Huawei. Vấn đề đối với Apple nằm ở chỗ đây là một trong những công ty bán nhiều smartphone nhất tại Trung Quốc, với thị phần chiếm 6,6%. Lệnh cấm này có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng và vị thế trên thị trường của Apple tại Trung Quốc.

Lệnh cấm iPhone ở Trung Quốc không chỉ là quyết định của chính phủ mà nó phản ánh những căng thẳng địa chính trị và cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ về công nghệ.

Khi nhắc đến tác động của lệnh cấm, ngay sau khi quyết định được ban hành, dữ liệu từ CNBC cho thấy giá trị cổ phiếu Apple đã giảm đáng kể, đóng cửa ở mức 177,56 USD vào ngày 7/9, giảm 2,92% so với phiên giao dịch trước đó là 182,91 USD. Tác động đến thị trường chứng khoán là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhà đầu tư lo ngại về tương lai của Apple tại thị trường Trung Quốc - một trong những thị trường lớn nhất và sinh lợi nhất cho công ty.

Bất chấp những khó chịu này, Apple vẫn phải chấp nhận nhún nhường để có thể duy trì sự hiện diện tại thị trường quan trọng này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ Trung Quốc cấm nhân viên sử dụng iPhone
Chính phủ Trung Quốc cấm nhân viên sử dụng iPhone

VOV.VN - Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm tất cả iPhone và sản phẩm công nghệ mang thương hiệu nước ngoài khác được sử dụng trong các văn phòng chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc cấm nhân viên sử dụng iPhone

Chính phủ Trung Quốc cấm nhân viên sử dụng iPhone

VOV.VN - Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm tất cả iPhone và sản phẩm công nghệ mang thương hiệu nước ngoài khác được sử dụng trong các văn phòng chính phủ.

Lệnh cấm sản phẩm Micron không như kỳ vọng của chính phủ Trung Quốc
Lệnh cấm sản phẩm Micron không như kỳ vọng của chính phủ Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc tin rằng lệnh cấm các sản phẩm của Micron (Mỹ) do mối đe dọa an ninh sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà cung cấp bộ nhớ nước này. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Lệnh cấm sản phẩm Micron không như kỳ vọng của chính phủ Trung Quốc

Lệnh cấm sản phẩm Micron không như kỳ vọng của chính phủ Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc tin rằng lệnh cấm các sản phẩm của Micron (Mỹ) do mối đe dọa an ninh sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của các nhà cung cấp bộ nhớ nước này. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Nga cấm đăng ký trên web trong nước bằng email nước ngoài
Nga cấm đăng ký trên web trong nước bằng email nước ngoài

Ngày 31/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật cấm đăng ký trên các trang web trong nước bằng email nước ngoài. Nội dung luật được công bố trên cổng thông tin của Chính phủ Nga.

Nga cấm đăng ký trên web trong nước bằng email nước ngoài

Nga cấm đăng ký trên web trong nước bằng email nước ngoài

Ngày 31/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật cấm đăng ký trên các trang web trong nước bằng email nước ngoài. Nội dung luật được công bố trên cổng thông tin của Chính phủ Nga.