Mỹ thêm Kaspersky và nhà mạng Trung Quốc vào danh sách cấm

VOV.VN - Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) vừa bổ sung AO Kaspersky Lab (Nga), các chi nhánh tại Mỹ của China Telecom và China Mobile vào danh sách các thiết bị và dịch vụ liên lạc được coi là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ.

Luật năm 2019 yêu cầu FCC công bố và cập nhật danh sách các thiết bị và dịch vụ liên lạc có nguy cơ không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia hoặc an ninh và an toàn của người dân Mỹ. Năm ngoái, FCC đã chỉ định 5 công ty Trung Quốc - những công ty đầu tiên có tên trong “danh sách được đề cập” của cơ quan quản lý viễn thông Mỹ.

Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel cho biết: “Hành động hôm nay là hành động mới nhất trong nỗ lực không ngừng của FCC nhằm tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc của Mỹ chống lại các mối đe dọa an ninh quốc gia”.

FCC thông báo họ sẽ “tiếp tục cập nhật danh sách vì các thiết bị và dịch vụ liên lạc khác đáp ứng các tiêu chí theo luật”. Việc chỉ định này có nghĩa là tiền từ Quỹ Dịch vụ Chung (USF) trị giá 8 tỷ USD hàng năm của FCC có thể không còn được sử dụng để mua hoặc bảo trì sản phẩm từ bất kỳ công ty nào. Quỹ USF được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ viễn thông ở nông thôn và các khu vực có chi phí cao cho người tiêu dùng có thu nhập thấp, các cơ sở chính phủ như trường học và thư viện, và các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Được biết, giới chức Mỹ từ lâu đã đưa ra cảnh báo về Kaspersky và chính thức cấm sản phẩm chống virus hàng đầu của công ty này khỏi các mạng liên bang vào năm 2017. Gần đây, giới chức châu Âu đã bắt đầu làm theo khi đưa ra những cảnh báo tương tự. Các công ty tư nhân cũng bắt đầu cắt đứt quan hệ với Kaspersky. Mới đây, Kaspersky cho biết trong một thông báo đăng trên Twitter rằng chương trình săn lỗi trả thưởng phổ biến HackerOne - chương trình trả tiền cho tin tặc để tìm ra lỗi phần mềm - đã loại công ty khỏi nền tảng này.

Hồi tháng 10, FCC đã thu hồi giấy phép của Mỹ đối với China Telecom (Châu Mỹ) khi nói rằng hãng này “chịu sự khai thác, ảnh hưởng và kiểm soát của chính phủ Trung Quốc”. China Telecom đã thất bại trong việc thuyết phục tòa án Mỹ đảo ngược quyết định. Vào năm 2019, FCC đã từ chối gói thầu của China Mobile để cung cấp dịch vụ viễn thông của Mỹ với lý do rủi ro an ninh quốc gia.

Đầu tháng này, FCC đã bỏ phiếu thu hồi quyền cho phép mạng viễn thông Trung Quốc Pacific Networks và công ty con ComNet thuộc sở hữu hoàn toàn của họ cung cấp các dịch vụ viễn thông tại Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc đầu tháng này đã chỉ trích các hành động của FCC và cho biết quốc gia này sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp các công ty của họ.

Vào tháng 1, FCC đã bỏ phiếu thu hồi giấy phép tương tự cho đơn vị China Unicom hoạt động tại Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Hồi tháng 3/2021, FCC cũng đã chỉ định Huawei, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology là các mối đe dọa bảo mật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kaspersky phát hiện nhiều trang web lừa đảo lợi dụng vắc-xin Covid-19
Kaspersky phát hiện nhiều trang web lừa đảo lợi dụng vắc-xin Covid-19

Những kẻ lừa đảo không ngừng tìm kiếm các phương pháp để đánh cắp dữ liệu người dùng. Chúng đã tích cực phát tán thư rác và các trang lừa đảo liên quan đến đại dịch Covid-19 để trục lợi từ những tin bài nổi bật.

Kaspersky phát hiện nhiều trang web lừa đảo lợi dụng vắc-xin Covid-19

Kaspersky phát hiện nhiều trang web lừa đảo lợi dụng vắc-xin Covid-19

Những kẻ lừa đảo không ngừng tìm kiếm các phương pháp để đánh cắp dữ liệu người dùng. Chúng đã tích cực phát tán thư rác và các trang lừa đảo liên quan đến đại dịch Covid-19 để trục lợi từ những tin bài nổi bật.

Kaspersky: An ninh mạng Việt Nam chuyển biến tích cực
Kaspersky: An ninh mạng Việt Nam chuyển biến tích cực

VOV.VN - Theo dữ liệu từ Kaspersky, số vụ tấn công trực tuyến ở Việt Nam năm 2019 đã giảm hơn 30% so với năm 2018, xếp vị trí thứ 17 trên toàn cầu.

Kaspersky: An ninh mạng Việt Nam chuyển biến tích cực

Kaspersky: An ninh mạng Việt Nam chuyển biến tích cực

VOV.VN - Theo dữ liệu từ Kaspersky, số vụ tấn công trực tuyến ở Việt Nam năm 2019 đã giảm hơn 30% so với năm 2018, xếp vị trí thứ 17 trên toàn cầu.

Kaspersky bác tin phần mềm công ty này được dùng vì mục đích gián điệp
Kaspersky bác tin phần mềm công ty này được dùng vì mục đích gián điệp

VOV.VN - Theo Kaspersky Lab, các sản phẩm của công ty này không chứa bất cứ kỹ thuật nào để thực hiện hành vi gián điệp.

Kaspersky bác tin phần mềm công ty này được dùng vì mục đích gián điệp

Kaspersky bác tin phần mềm công ty này được dùng vì mục đích gián điệp

VOV.VN - Theo Kaspersky Lab, các sản phẩm của công ty này không chứa bất cứ kỹ thuật nào để thực hiện hành vi gián điệp.