Ông Joe Biden sẵn sàng ký lệnh hành pháp nhắm vào Big Tech

VOV.VN - Nhà Trắng vừa xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định ký một lệnh hành pháp gần như chỉ tập trung vào ngành công nghệ, đặc biệt là Big Tech.

Tổng cộng có 72 vấn đề được đề cập trong lệnh hành pháp này trải dài trong nhiều lĩnh vực, từ giao thông vận tải đến nông nghiệp, cũng như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ internet,… Các vấn đề này là điều mà Big Tech đang tập trung, có nghĩa chính quyền ông Biden sẵn sàng can thiệp vào hoạt động của các ống lớn công nghệ.

Lệnh hành pháp này là một phần trong lời kêu gọi của ông Biden về việc thiết lập lại các quy tắc Net Neutrality (tính trung lập Internet). Các quy tắc này bắt nguồn từ thời chính quyền ông Obama nhằm hướng đến dịch vụ internet băng thông rộng được đối xử tương tự như các tiện ích công cộng, chẳng hạn như điện, nước, thoát nước,… Các quy tắc này đã bị loại bỏ bởi Chủ tịch FCC Ajit Pai dưới thời chính quyền ông Donald Trump. Ông Pai là người được đề cử bởi ông Trump nhưng đã từ chức chủ tịch FCC sau khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi đầu năm nay.

Lệnh này cũng kêu gọi một số vấn đề ​​nhắm trực tiếp vào Big Tech. Dưới đây là một số vấn đề chính có thể nhắm vào hoạt động của Big Tech.

- Đối với dịch vụ internet, lệnh hành pháp sẽ cấm “phí cắt hợp đồng sớm quá mức” và chấm dứt “các thỏa thuận độc quyền của chủ nhà khiến người thuê chỉ có một lựa chọn sử dụng nhà mạng internet duy nhất”.

- Đưa ra các quy tắc quyền sửa chữa để “giúp người dùng sửa chữa các mặt hàng mà mình sở hữu dễ dàng và rẻ hơn bằng cách hạn chế các nhà sản xuất cấm tự sửa chữa hoặc thông qua dịch vụ sửa chữa bên thứ ba đối với sản phẩm của họ”. Lệnh này chỉ dành riêng cho ngành nông nghiệp nhưng có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác.

- Kêu gọi thực thi cứng rắn hơn luật chống tín nhiệm, đặc biệt nhất là cho phép các tổ chức chống tín nhiệm thách thức các mệnh lệnh đã được phê duyệt trước đó.

- Thành lập Hội đồng Cạnh tranh của Nhà Trắng để giám sát tiến độ của tất cả các đơn đặt hàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ
Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ

Ấn Độ ngày càng tỏ ra quyết đoán trong kiểm soát truyền thông trực tuyến, thách thức hoạt động của Twitter, Facebook và đe dọa thiết lập một tiền lệ có thể vượt xa biên giới nước này.

Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ

Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ

Ấn Độ ngày càng tỏ ra quyết đoán trong kiểm soát truyền thông trực tuyến, thách thức hoạt động của Twitter, Facebook và đe dọa thiết lập một tiền lệ có thể vượt xa biên giới nước này.

Nữ giáo sư 32 tuổi sắp thành “cơn ác mộng” của Big Tech
Nữ giáo sư 32 tuổi sắp thành “cơn ác mộng” của Big Tech

Nhà Trắng vừa bổ nhiệm bà Lina Khan, Giáo sư Luật của Đại học Luật Columbia, làm Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), báo hiệu tương lai không êm ả với các hãng công nghệ lớn.

Nữ giáo sư 32 tuổi sắp thành “cơn ác mộng” của Big Tech

Nữ giáo sư 32 tuổi sắp thành “cơn ác mộng” của Big Tech

Nhà Trắng vừa bổ nhiệm bà Lina Khan, Giáo sư Luật của Đại học Luật Columbia, làm Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), báo hiệu tương lai không êm ả với các hãng công nghệ lớn.

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?
Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Các nước G7 nhất trí ủng hộ đánh thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% nhằm ngăn chặn những công ty đa quốc gia như Amazon, Facebook, Apple trốn thuế.

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Các nước G7 nhất trí ủng hộ đánh thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% nhằm ngăn chặn những công ty đa quốc gia như Amazon, Facebook, Apple trốn thuế.