Việt Nam đã vào tốp 10 quốc gia phát triển nhất thế giới về viễn thông

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Việt Nam đang nghiên cứu triển khai 5G trong thời gian sớm nhất để đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật (IoT).

Phát biểu tại hội nghị Xúc tiến đầu tư quốc tế ngành thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2018 (VietNam ICT Investment Forum 2018) tổ chức ngày 27-28/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho biết, Bộ đang khuyến khích phát triển hạ tầng băng rộng và hạ tầng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại sự kiện.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tạo ra các chuyển đổi chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, đời sống - xã hội thậm chí từng người dân. Tiêu biểu là sự nổi lên của những mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi trong phương thức sản xuất, sự chuyển dịch trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Những chuyển biến này là cơ hội và động lực cho các nước đi sau vượt lên trước thông qua việc nhanh chóng tái định hình cơ cấu sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế.

Dựa trên nền tảng số hóa và sự hội tụ của nhiều công nghệ, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra một thế giới kết nối số với số lượng thiết bị kết nối khổng lồ mà hệ quả là chúng ta đang và sẽ chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ của ngành công nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết tâm xây dựng tầm nhìn, định hướng và chính sách trong tất cả ngành nghề và lĩnh vực kinh tế - xã hội để tận dụng lợi thế vượt trội mà cuộc CMCN 4.0 mang lại.

Bộ TT&TT đang trình Chính phủ xây dựng các chính sách ưu tiên để đáp ứng và tạo đà cho sự chuyển đổi của các ngành kinh tế, công nghiệp và dịch vụ với 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm, khuyến khích phát triển hạ tầng băng rộng và hạ tầng cơ sở dữ liệu. Hoàn thiện mạng di động 4G, nghiên cứu triển khai 5G đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp viễn thông, CNTT, kết hợp giữa phát triển công nghiệp nội địa và thu hút đầu tư nước ngoài, đón nhận sự chuyển dịch trong chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu của khu vực về sản xuất thiết bị viễn thông, CNTT và thiết bị IoT.

Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng số để người lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng đáp ứng yêu cầu việc làm trong tương lai để không ai bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp này.

Cắt băng khai mạc triển lãm công nghệ thông tin Ấn Độ - ASEAN 2018 trong khuôn khổ sự kiện xúc tiến đầu tư quốc tế ngành thông tin và truyền thông Việt Nam 2018.

Ông Ravi Kant, Thứ trưởng Bộ Truyền thông Ấn Độ nhận định, công nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử đang trở thành ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam, với tổng doanh thu của 40.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực này năm 2017 lên tới 110 tỷ USD, tương đương 1/2 tổng quy mô cả nền kinh tế.

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia phát triển nhất thế giới trong lĩnh vực viễn thông. Nhiều tập đoàn công nghệ uy tín đã có mặt tại Việt Nam và hoạt động hiệu quả, thành công. Điển hình là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư khoảng 17 tỷ USD tại Việt Nam.

"Thành công của Samsung cho thấy những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong cải thiện môi trường tại Việt Nam phát huy hiệu quả tích cực, gây dựng được niềm tin đối với các nhà đầu tư", ông Ravi Kant cho hay.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng khẳng định, cùng với nhiều doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin - truyền thông trong nước, các doanh nghiệp FDI, Chính phủ Việt Nam mong muốn ngày càng có nhiều hơn nữa các tập đoàn công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp 4.0 sẽ tới và đầu tư tại Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử
Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử

VOV.VN - Công nghệ thông tin (CNTT) đang là từ khóa HOT nhất trong những năm gần đây bởi xu hướng tuyển dụng nhiều, lương cao và đón đầu xu thế Cách mạng 4.0.

Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử

Nhu cầu tuyển nhân sự ngành công nghệ thông tin cao nhất trong lịch sử

VOV.VN - Công nghệ thông tin (CNTT) đang là từ khóa HOT nhất trong những năm gần đây bởi xu hướng tuyển dụng nhiều, lương cao và đón đầu xu thế Cách mạng 4.0.

Việt Nam chưa thực sự có 4G đừng nói đến chuyện lên 5G
Việt Nam chưa thực sự có 4G đừng nói đến chuyện lên 5G

VOV.VN - Dịch vụ 4G được cung cấp gần 2 năm nay tại Việt Nam, tuy nhiên chất lượng dịch vụ chưa thực sự đạt tiêu chuẩn công nghệ 4G.

Việt Nam chưa thực sự có 4G đừng nói đến chuyện lên 5G

Việt Nam chưa thực sự có 4G đừng nói đến chuyện lên 5G

VOV.VN - Dịch vụ 4G được cung cấp gần 2 năm nay tại Việt Nam, tuy nhiên chất lượng dịch vụ chưa thực sự đạt tiêu chuẩn công nghệ 4G.

Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển
Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển

VOV.VN - Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là cuộc CMCN 4.0, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.

Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển

Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển

VOV.VN - Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là cuộc CMCN 4.0, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.

Việt Nam sẽ cơ bản có nền tảng tài chính số hiện đại vào năm 2025
Việt Nam sẽ cơ bản có nền tảng tài chính số hiện đại vào năm 2025

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai cho biết, đến năm 2025, Việt Nam sẽ cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch.

Việt Nam sẽ cơ bản có nền tảng tài chính số hiện đại vào năm 2025

Việt Nam sẽ cơ bản có nền tảng tài chính số hiện đại vào năm 2025

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai cho biết, đến năm 2025, Việt Nam sẽ cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch.