Câu chuyện Văn hóa Quốc tế:

Nghịch lý éo le của di sản văn hóa quốc gia: Được bảo vệ thì “mất giá”

VOV.VN - Ở một số nước châu Âu, luật bảo vệ tài sản văn hóa lại vô tình tạo ra những tác động tiêu cực đối với thị trường nghệ thuật và thu nhập của nghệ sỹ.

“Giá trị” của một tác phẩm tất nhiên không gói gọn trong khái niệm hiện kim mà phần lớn là ở ý nghĩa về mặt nghệ thuật, tinh thần, văn hóa, lịch sử… to lớn đối với một cộng đồng, thậm chí là một đất nước, một dân tộc, vì thế cần phải có những quy định để bảo vệ những “kho báu quốc gia” đó.

Bức “Triple Elvis” của Andy Warhol trong 1 buổi bán đấu giá. (Ảnh: Christie)

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng các tác phẩm nghệ thuật là những mặt hàng đặc biệt, cần được định giá xứng đáng với sức lao động và tài năng của người nghệ sỹ. Thế nhưng chính những quy định nhằm bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật đôi lúc lại hạ thấp giá trị của chúng.

Làm ra tiền là một nghệ thuật

“Làm ra tiền là một nghệ thuật, lao động là một nghệ thuật và kinh doanh tốt chính là thứ nghệ thuật tuyệt vời nhất”. Đó là nhận định của danh họa người Mỹ nổi tiếng về nghệ thuật đại chúng (Pop Art) Andy Warhol (6/8/1928 – 22/2/1987), người khởi nghiệp thành công với tư cách một họa sĩ minh họa thương mại. 30 năm sau khi qua đời, Andy Warhol vẫn có ảnh hưởng lớn tới văn hóa đương đại đến mức ngày càng có nhiều nước ban hành luật để xếp những tác phẩm của ông vào diện tài sản văn hóa nghệ thuật quốc gia bị hạn chế mua bán và xuất khẩu.

Hai trong số những tác phẩm đầu tay thể hiện được phong cách đặc trưng của Andy Warhol từng được treo tại một sòng bạc ở thị trấn nghỉ dưỡng Aachen của Đức nằm giáp biên giới với Bỉ và Hà Lan. Đó là bức “Triple Elvis” (năm 1963) vẽ 3 hình ảnh “Ông vua nhạc Rock&Roll” to như người thật trên nền màu bạc và bức “Four Marlons” (năm 1966) vẽ 4 hình ảnh tài tử phim Bố Già Marlon Brando cưỡi xe motor. Sau này, khi sòng bài gặp khó khăn, ngân hàng nhà nước Đức đã giành quyền kiểm soát toàn bộ tài sản ở đó và bán các bức tranh để giải quyết nợ nần cho doanh nghiệp này.

Nếu còn sống, Andy Warhol chắc hẳn rất bất ngờ, cũng như phản ứng của giới chức Đức khi đó, bởi quyết định bán tranh của danh họa Mỹ đã vấp phải sự phản đối dữ dội vì cho rằng đó là hành vi bán “tài sản văn hóa” của nước này. Cuối cùng, cuộc mua bán vẫn diễn ra và ngân hàng Đức đã thu về 151,1 triệu USD từ số tiền bán những bức tranh mà ban đầu sòng bài mua chỉ với giá 185.000 USD.

Thế nhưng sự việc này đánh dấu bước ngoặt của thị trường nghệ thuật ở Đức khi Bộ trưởng Văn hóa nước này bắt đầu thắt chặt các quy định về chuyển đổi, mua bán các tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, những tác phẩm có giá trị hơn 150.000 euro với tuổi đời ít nhất 50 năm cần có giấy phép của cơ quan chức năng mới được xuất khẩu ra khỏi Liên minh châu Âu, còn nếu ở trong khối EU thì hạn mức là 300.000 euro và 75 năm. Bộ trưởng Văn hóa Đức còn lấy làm tiếc vì nếu luật này có hiệu lực từ năm 2014 thì 2 kiệt tác của Andy Warhol đã không bị bán ra khỏi nước này.

Chính quyền 16 vùng ở Đức còn được quyền tuyên bố một tác phẩm nghệ thuật có tầm quan trọng đáng kể với họ, từ đó có thể cấm chúng rời khỏi vùng lãnh thổ này, thậm chí hạn chế bán cho cá nhân, tổ chức ở ngay trong nước Đức.

Quy định này áp dụng với mọi nghệ sỹ bất kể còn sống hay đã chết, dù là người Đức hay người nước ngoài. Tuy nhiên, do các nghệ sỹ Đức phản đối đề xuất đó nên chính phủ đã sửa đổi vào phút chót, cho phép các nghệ sỹ còn sống được phép quyết định tác phẩm nào của họ bị cấm xuất khẩu.

Giá trị của tác phẩm trước và sau khi nghệ sỹ qua đời

Nhiều người cho rằng, khi nghệ sỹ qua đời, các tác phẩm của họ sẽ “được giá” hơn. Nhưng thực tế có thể ngược lại.

Đức và Italy là những ví dụ điển hình mà ở đó, luật tài sản văn hóa nghệ thuật đang gây ra những tác động không mong muốn đối với thị trường nghệ thuật thế kỷ 20.

bức “Figure at a Table” (năm 1925) của danh họa Tây Ban Nha Salvador Dalí (11/5/1904 – 23/1/1989)

Cũng như ở Đức, các quy định về xuất khẩu mỹ thuật của Italy cực kỳ chặt chẽ, phức tạp. Luật di sản văn hóa toàn diện đầu tiên của Italy được Quốc hội nước này thông qua từ năm 1909 và mới đây còn được cập nhật năm 2017. Luật này quy định rằng, những tác phẩm nghệ thuật từ 70 năm trở lên, do một nghệ sỹ quá cố tạo ra, cần phải có giấy phép mới được xuất khẩu. Kể từ năm 2019 này, quy định đó sẽ áp dụng cho các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ năm 1949 trở về trước và với tất cả các nghệ sỹ đã qua đời, không chỉ những người gắn bó với di sản của Italy.

Quy định này áp dụng với bất cứ tác phẩm văn hóa nghệ thuật nổi bật nào có giá trị hơn 13,500 euro. Ví dụ như với họa sỹ, nhà điêu khắc người Tây Ban Nha Joan Miró (20/3/1893 – 25/12/1983), mọi tác phẩm ông tạo ra trước và trong năm 1949 ở Italy, dù là bản in có giá 20.000 USD hay bức tranh giá 20 triệu USD đều phải xin giấy phép xuất khẩu.

Sao chuyện này lại quan trọng đến thế? Bởi việc xin cấp phép ở Italy, vùng đất nhiều người tin rằng đã phát minh ra sự quan liêu, là rất mất thời gian và thường dẫn tới việc khuyến khích các giao dịch “ngoài luồng” cũng như các hành vi quan liêu khác.

Vậy là các nhà sưu tầm nghệ thuật ở Italy lúc nào cũng phấp phỏm trước tử thần. Bởi giá trị tác phẩm mà họ đang sở hữu có thể thay đổi chóng mặt chỉ qua 1 đêm nếu như nghệ sỹ tạo ra chúng qua đời. Khi đó, thị trường bỗng nhiên bị thu hẹp lại chỉ còn ở trong nước với nhu cầu thấp hơn rất nhiều, còn việc bán các tác phẩm ra nước ngoài lại quá phức tạp.

Nghịch lý éo le của các di sản văn hóa quốc gia

Ngoài các quy định trên, Bộ Di sản và Hoạt động Văn hóa Italy cũng được “tùy ý” tuyên bố một tác phẩm nghệ thuật có tầm quan trọng quốc gia, theo đó cho phép họ cấm tác phẩm này rời khỏi đất nước và giới hạn việc mua bán chỉ được tiến hành giữa các cá nhân, tổ chức của Italy. Bộ này không có bất cứ hướng dẫn nào nêu rõ khái niệm “tầm quan trọng quốc gia” nên việc đánh giá hoàn toàn chỉ theo chủ ý của các quan chức.

Ví dụ như bức “Figure at a Table” (năm 1925) của danh họa Tây Ban Nha Salvador Dalí (11/5/1904 – 23/1/1989) được các quan chức Italy coi là di sản văn hóa quốc gia dù nó là tác phẩm đầu tay của Dalí không mang bất cứ dấu ấn nào sau này được coi là điển hình cho phong cách hội họa của ông. Nếu không phải là của Dalí, bức tranh đó về cơ bản chẳng có mấy giá trị. Nó chỉ có ý nghĩa với những người chuyên sưu tầm tranh Dalí hay những tổ chức tôn vinh danh họa Tây Ban Nha này, mà cả 2 điều đó lại khó có thể tìm thấy ở Italy. Thế nhưng chính phủ Italy thậm chí còn từ chối đề nghị của Quỹ Dalí có trụ sở ở Tây Ban Nha về việc thu hồi lại tác phẩm đó.

Vậy là người sở hữu bức “Figure at a Table” đành phải ngậm ngùi chấp nhận rằng thị trường của tác phẩm này chỉ gói gọn trong Italy, nơi mà rõ ràng ý nghĩa của nó với người mua thấp hơn nhiều so với ở Tây Ban Nha. Nhưng chính phủ Italy chẳng có chính sách đền bù nào cho trường hợp này.

Cũng như ở Italy, luật lệ ở Đức đã gây ra những hậu quả ngoài dự kiến khi các nhà lập pháp muốn kiểm soát thị trường nghệ thuật. Các nhà sưu tầm Đức đã tìm cách tuồn những tác phẩm giá trị ra khỏi đất nước trong lúc luật chưa có hiệu lực. Tình hình nghiêm trọng đến mức các nhà bán đấu giá và những phòng tranh ở Đức khan hiếm nguồn cung và phải vận động hành lang để bãi bỏ các quy định kiểm soát khắt khe trên.

Trong khi thị trường nghệ thuật ở Đức và Italy khốn khó thì các nhà sưu tầm ở Mỹ và châu Á lại mỉm cười vì các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao đang “tháo chạy” sang đây để tìm lại giá trị đích thực của chúng trên thị trường quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương
400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

Sẽ có một chuỗi hoạt động Kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018) diễn ra tại TP.HCM từ ngày 17/12/2018 đến 14/1/2019./.

400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương

Sẽ có một chuỗi hoạt động Kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương (1918 - 2018) diễn ra tại TP.HCM từ ngày 17/12/2018 đến 14/1/2019./.

Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương
Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương

VOV.VN - Tối nay (17/12), tại TPHCM diễn ra chương trình Triển lãm, biểu diễn nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm hình thành, phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương.

Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương

Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương

VOV.VN - Tối nay (17/12), tại TPHCM diễn ra chương trình Triển lãm, biểu diễn nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm hình thành, phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương.

Đà Nẵng có thêm một bảo vật quốc gia
Đà Nẵng có thêm một bảo vật quốc gia

Đài thờ Đồng Dương (niên đại thế kỷ IX-X) ở Bảo tàng Điêu Khắc Chăm, Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia.

Đà Nẵng có thêm một bảo vật quốc gia

Đà Nẵng có thêm một bảo vật quốc gia

Đài thờ Đồng Dương (niên đại thế kỷ IX-X) ở Bảo tàng Điêu Khắc Chăm, Đà Nẵng vừa được công nhận bảo vật quốc gia.

Xử lý Việt phủ Thành Chương: Nên thận trọng với một công trình văn hoá
Xử lý Việt phủ Thành Chương: Nên thận trọng với một công trình văn hoá

VOV.VN - Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng cần tìm ra cách nào đó giữ lại Việt phủ Thành Chương là tốt nhất chứ không nên phá.

Xử lý Việt phủ Thành Chương: Nên thận trọng với một công trình văn hoá

Xử lý Việt phủ Thành Chương: Nên thận trọng với một công trình văn hoá

VOV.VN - Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng cần tìm ra cách nào đó giữ lại Việt phủ Thành Chương là tốt nhất chứ không nên phá.

“Siêu dự án” du lịch tâm linh ở Chùa Hương bị các chuyên gia cảnh báo
“Siêu dự án” du lịch tâm linh ở Chùa Hương bị các chuyên gia cảnh báo

Các chuyên gia lo ngại, kế hoạch đầu tư 15.000 tỷ đồng này chỉ là một dự án thương mại lấp sau danh nghĩa du lịch tâm linh.

“Siêu dự án” du lịch tâm linh ở Chùa Hương bị các chuyên gia cảnh báo

“Siêu dự án” du lịch tâm linh ở Chùa Hương bị các chuyên gia cảnh báo

Các chuyên gia lo ngại, kế hoạch đầu tư 15.000 tỷ đồng này chỉ là một dự án thương mại lấp sau danh nghĩa du lịch tâm linh.