Chuyện “ngũ lạ” ở Quỳnh Lưu

(VOV) -Câu chuyện là mâu thuẫn giữa một bên là nguyên đại biểu Quốc hội khóa X và gia đình nông dân nghèo khó.

Chuyện cười ra nước mắt này đang diễn ra tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Một bên là ông Lê Duy Nguyên, nguyên đại biểu Quốc hội khóa X, đang là Giám đốc doanh nghiệp, được cấp 820ha đất rừng. Bên kia là gia đình nông dân nghèo khó - ông Trần Xuân Lập, 75 tuổi, điếc nặng, được cấp 36,5ha rừng...

Chuyn l th nht

Ông Lập làm đơn khởi kiện ông Nguyên lập giấy tờ giả mạo để tranh chiếm 36,5ha đất rừng mà huyện Quỳnh Lưu đã cấp cho ông Lập tại sổ lâm bạ số 02, ngày 10/1/1993. Vì ông già cả, nặng tai, nên ông ủy quyền cho con trai là Trần Xuân Nam tham gia tố tụng. Anh Nam cũng được cấp sổ lâm bạ số 04, ngày 10/1/1993, với diện tích 84,5ha đất rừng và cũng bị ông Nguyên tranh chiếm.

Nguyên đại biểu Quốc hội, Giám đốc doanh nghiệp Lê Duy Nguyên (Ảnh: Q.H)

Theo pháp luật, 36,5ha đất rừng Nhà nước đã cấp cho ông Lập trong sổ Lâm bạ đang có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên phải thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Lập. Rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy. Việc ông Nguyên thừa nhận trước tòa đã giả mạo chữ ký ông Lập, đồng nghĩa với việc thừa nhận tạo dựng hồ sơ giả mạo, nhờ đó, ông Nguyên được chính quyền giao sổ lâm bạ của ông Lập, rồi chiếm luôn đất rừng đã cấp cho ông Lập, phải được xem là hành vi phạm pháp.

Nếu cho rằng ông Nguyên mượn tên ông Lập để xin đất trồng rừng vì phải “lách cơ chế” và ông Lập đã đồng ý thì hà cớ gì ông Nguyên phải giả mạo chữ ký của ông Lập để tạo dựng hồ sơ giả lừa cán bộ chính quyền? Đấy là chưa kể ngay cái việc “mượn tên” nếu có thì về pháp lý ông Nguyên phải chấp nhận tên ai người đó hưởng, trừ khi có thỏa thuận hợp pháp khác. Nay, thỏa thuận hợp pháp khác giữa ông Nguyên và ông Lập không hề có, ông Lập lại có đơn đòi quyền quản lý, sử dụng đất rừng đã được Nhà nước cấp cho ông thì đương nhiên ông Nguyên phải trả. Chuyện cũng rõ như 1 cộng 1 bằng 2 vậy.

Vậy mà TAND huyện Quỳnh Lưu không xử được, còn tuyên: Đình chỉ vụ án, khiến TAND tỉnh Nghệ An phải ra quyết định hủy bỏ, yêu cầu xét xử lại, đến nay, đã 2 năm, vẫn chưa xử xong.

Chuyn l th hai

Sau khi huyện Quỳnh Lưu cấp sổ lâm bạ cho ông Lập, anh Nam và ông Ngoạn, ông Nguyên đã tự ý tổ chức một cuộc  bàn giao hồ sơ lâm bạ và thực địa đất rừng vào ngày 21/1/1993 cho chính ông, để từ đó ông Nguyên có trong tay 3 quyển sổ lâm bạ mang tên ông Lập, ông Ngoạn và anh Nam với tổng diện tích 161,5ha đất rừng. Biên bản bàn giao kỳ lạ này được lập ra với sự xác nhận của cán bộ chính quyền và kiểm lâm, và có tới 4 dấu hiệu thể hiện sự bất minh của cả bên giao lẫn bên nhận.

Một là, bàn giao lâm bạ và thực địa đất rừng, nhưng chủ lâm bạ là ông Lập và anh Nam lại không hề có mặt. Trong biên bản, phần “Bên nhận” ghi: “Chủ hộ nhận đất: Ông Lê Duy Nguyên” là người không hề có tên trong sổ lâm bạ, cũng không được 2 chủ lâm bạ vắng mặt ủy quyền, sau này lại bị chính họ làm đơn tố cáo về hành vi giả mạo để chiếm đoạt sổ lâm bạ và đất rừng của họ.

Hai là, cũng trong biên bản, phần “Bên giao” ghi: “Đại diện Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Lưu: Ông Trần Sỹ Mỹ”, nhưng vào thời điểm năm 1993, theo lý lịch Đảng của ông Mỹ thì ông chưa hề làm việc tại Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu. Về nội dung này, ông Nguyên đưa ra Giấy xác nhận ngày 9/3/2012 của ông Phan Xuân Chất, nguyên Phó hạt trưởng Kiểm lâm Quỳnh Lưu, nội dung: Từ năm 1986 đến 1997, Hạt Kiểm lâm “đã hợp đồng với một số cán bộ lâm nghiệp đã nghỉ hưu như chị Thanh, anh Mỹ… để làm việc cho hạt. Đầu năm 1993, tôi đã cử anh Trần Sỹ Mỹ ra Quỳnh Lập để giao đất lâm nghiệp cho ông Lê Duy Nguyên”. Nhưng nội dung xác nhận này lại mâu thuẫn: Ông Mỹ sinh ngày 1/9/1942, năm 1993, ông mới 51 tuổi, không thể là “cán bộ lâm nghiệp đã nghỉ hưu”, còn trong lý lịch Đảng thời gian này ông Mỹ đang làm Bí thư Chi bộ 13, xã Quỳnh Vinh. Lại nữa, nội dung bàn giao 3 sổ lâm bạ và 161,5ha đất rừng cho ba hộ: ông Lập, anh Nam và ông Ngoạn được ghi rõ trong sổ lâm bạ, vậy tại sao ông Chất lại giao nhiệm vụ cho ông Mỹ “ra Quỳnh Lập giao đất lâm nghiệp cho ông Lê Duy Nguyên”?

Ba là, trong Biên bản bàn giao, ngoài xác nhận của UBND xã Quỳnh Lập, còn có con dấu, chữ ký và xác nhận của ông Dương Văn Thước, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu với nội dung: “Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu ngày 25/1/1993 đề nghị chủ hộ Lê Duy Nguyên có kế hoạch chuẩn bị giống và triển khai trồng rừng sớm thời vụ”. Nhưng chính ông Dương Văn Thước đã bác bỏ chuyện xác nhận nhảm nhí này bằng văn bản gửi TAND huyện Quỳnh Lưu, nội dung khẳng định,  dòng chữ viết trong biên bản không phải là chữ viết của ông và ông không biết gì về việc bàn giao lâm bạ và thực địa này.

Bốn là, nếu việc bàn giao đàng hoàng, đúng pháp luật, tại sao lại không mời các chủ lâm bạ có mặt và ký nhận, lại tiến hành bàn giao sổ lâm bạ và thực địa hơn 160ha đất rừng diễn ra trong 2 ngày 29 và 30 Tết cổ truyền của dân tộc cho người không hề có tên trong lâm bạ là ông Nguyên. Rồi hôm sau, như ông Nguyên trình bày, ông đến Ủy ban xã “chúc Tết” và xin “ký xác nhận biên bản” và dù không có mặt khi lập biên bản nhưng cán bộ xã vẫn ký xác nhận cho ông Nguyên?

Bốn dấu hiệu kể trên khẳng định một sự thật: Việc bàn giao 3 quyển sổ lâm bạ mang tên ông Lập, anh Nam và ông Ngoạn và thực địa 161,5ha đất rừng cho ông Nguyên là trái pháp luật.

Chuyn l th ba

Sau khi có được Biên bản bàn giao sổ lâm bạ và thực địa trái pháp luật kể trên, tiến thêm một bước, ông Nguyên lập ra 2 Bản Cam kết của 3 hộ có lâm bạ kể trên với cùng một nội dung: 3 hộ “đồng ý” chuyển giao đất rừng cho ông Nguyên. Vì sao ông Nguyên lại phải lập tới 2 Bản cam kết về cùng một nội dung?

Sau khi ông Lập có đơn khởi kiện, ngày 23/5/2011, Cơ quan giám định kỹ thuật hình sự, Bộ Quốc phòng có Bản kết luận số 19/KL-GĐKTHS khẳng định chữ ký ông Lập trong Bản Cam kết bị giả mạo. Ngày 26/3/2012, tại phiên Tòa sơ thẩm của TAND huyện Quỳnh Lưu, chính ông Nguyên đã phải thừa nhận các chữ ký “Lập”, “Ngoạn”, “Nam” trong Bản cam kết là do ông Nguyên ký. Từ đây, “bí mật” về 2 Bản cam kết hé lộ. Cụ thể, ngày 10/2/1993, lúc này ông Nguyên chưa được giao một héc-ta đất rừng nào, nhưng ông Nguyên lại lập Bản cam kết với nội dung: ông Nguyên, ông Ngoạn và ông Lập được UBND huyện Quỳnh Lưu giao 161,5ha đất rừng ở xã Quỳnh Lập theo quyết định (không ghi số) ngày 10/1/1993 “cùng thống nhất giao (161,5ha) cho ông Lê Duy Nguyên  đến hết thời gian lâm bạ hết hiệu lực”. Bản cam kết sai sự thật, nhiều lỗi tẩy xóa này không hiểu sao lại được UBND xã Quỳnh Lập và UBND huyện Quỳnh Lưu xác nhận, đóng dấu quốc huy.

Ông Trần Xuân Lập cùng vợ, con trai (anh Nam) và cháu (Ảnh: P.V)


Chính vì không yên tâm về Bản cam kết có nội dung sai sự thật này nên ngày 10/3/1993,  ông Nguyên lại lập thêm một Bản cam kết nữa ghi chính xác tên 3 hộ có sổ lâm bạ là Lập, Nam, Ngoạn; “cùng thống nhất giao quyền quản lý, sử dụng” 161,5ha đất rừng cho ông Nguyên và bà Nguyễn Thị Hưng (là người đang có với ông Nguyên 3 đứa con). Và như ông Nguyên thừa nhận, ông ký giả mạo cả 3 chữ ký mang tên “Lập”, “Ngoạn”, “Nam”.  Và rồi lãnh đạo xã Quỳnh Lập rồi huyện Quỳnh Lưu vẫn “vô tư” tiếp tục  xác nhận, ký tên, đóng dấu bừa vào Bản cam kết giả mạo này. Lạ hơn, sau này, biết rõ ông Nguyên lừa dối, giả mạo chữ ký, nhưng cán bộ xã Quỳnh Lập và huyện Quỳnh Lưu vẫn “nhiệt tình” bảo vệ ông Nguyên.

Các cán bộ xác nhận bừa vào giấy tờ giả mạo do ông Nguyên lập ra không hề bị xử lý. Thậm chí, dù 2 sổ lâm bạ huyện Quỳnh Lưu cấp 36,5ha đất rừng cho ông Lập và 84,5ha đất rừng cho anh Nam trên địa bàn xã Quỳnh Lập vẫn còn nguyên hiệu lực, chưa hề bị hủy bỏ hay thay thế bằng sổ lâm bạ khác, nhưng xã Quỳnh Lập vẫn làm văn bản gửi TAND huyện Quỳnh Lưu khẳng định xanh rờn: Trên địa bàn xã Quỳnh Lập không có một héc-ta đất rừng nào giao cho ông Lập, anh Nam mà chỉ có đất rừng giao cho ông Nguyên. Huyện cấp một đằng, xã làm một nẻo, sao lạ thế? Lạ hơn, cán bộ chính quyền lại ra sức bảo vệ người có hành vi lừa ngay chính mình?

Chuyn l th tư

Có mặt tại phiên tòa ngày 26/3/2012 của TAND huyện Quỳnh Lưu xét xử vụ tranh chấp giữa gia đình nông dân Trần Xuân Lập và nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Duy Nguyên, nhà báo Nguyễn Thắng, Báo Nông thôn Ngày nay chứng kiến một nghịch cảnh: Trước khi xét xử, ông Nguyên dẫn đầu một đoàn đông đảo các nhà báo kéo vào phòng Chánh án ở tầng hai, rồi xuống phòng xử án cùng các nhà báo ngồi trọn mấy hàng ghế bên trái. Sau đó, những nhà báo này được Tòa lần lượt đọc tên xem đã có mặt hay chưa. Còn các nhà báo có quan điểm ủng hộ gia đình ông Lập nghèo khó thì chẳng thấy Tòa xướng tên!?.

Việc ông Nguyên, từng là đại biểu Quốc hội, giả mạo chữ ký của nhiều người, lừa cán bộ chính quyền để hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng của dân nghèo cho mình, phải được xem là chuyện lạ. Về mặt đạo lý, nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Duy Nguyên đã được giao 820ha đất rừng, nay lại đi tranh chiếm 36,5ha đất rừng Nhà nước giao cho một gia đình nông dân nghèo, lại là bà con với mình, thật khó chấp nhận. Vậy mà vẫn có người bào chữa cho hành vi nhiều lần giả mạo chữ ký, nhiều lần lừa cán bộ chính quyền ký xác nhận vào nhiều văn bản giả mạo để hợp thức hóa quyền sử dụng đất rừng đã cấp cho người khác của ông Nguyên là có thể thông cảm “Vì đang là công chức Nhà nước, vướng víu những thủ tục hành chính, ông Nguyên đành phải lách cơ chế”. Không lẽ, là công chức Nhà nước thì được quyền giả mạo chữ ký, giả mạo giấy tờ, “lách cơ chế”? Còn người dân đòi quyền quản lý, sử dụng đất rừng đã được Nhà nước giao trong sổ lâm bạ đứng tên mình thì bị coi là... “vô căn cứ”?

Chuyn l th năm

Việc giả mạo chữ ký, giấy tờ của ông Lê Duy Nguyên với sự tiếp tay của cán bộ chính quyền là rõ ràng, hậu quả là gia đình nông dân Trần Xuân Lập bị mất đất, gây khiếu kiện kéo dài, gây phức tạp xã hội và làm mất lòng tin của người dân. Do vậy, đề nghị xử lý hình sự về hành vi làm giả giấy tờ của luật sư Lương Quang Tuấn là rất cần thiết. Gia đình ông Lập cũng đã có đơn tố cáo. Công an tỉnh Nghệ An đã chuyển đơn cho Công an huyện Quỳnh Lưu giải quyết. Nhưng lấy lý do: TAND huyện Quỳnh Lưu đang thụ lý vụ kiện, nên Công an huyện không điều tra(!?).

Trong khi đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳnh Lưu lại đang có giấy mời anh Trần Xuân Nam lên làm việc. Anh Nam cho biết, họ đang điều tra vì sao anh Nam được giao sổ lâm bạ mang chính tên anh Nam! Anh Nam bức xúc: “Sổ lâm bạ của tôi và bố tôi thì ông Nguyên đang nắm giữ trái phép bằng cách giả mạo giấy tờ. Tôi đã tố cáo, bằng chứng rõ ràng, nhưng công an lại không điều tra, nay lại điều tra tôi. Ông Nguyên từng là Đại biểu Quốc hội, có nhiều mối quan hệ, giờ lại làm giám đốc doanh nghiệp nên muốn làm gì cũng được, còn chúng tôi nghèo khó nên phải chịu bất công mãi hay sao?!”.

Câu hỏi của anh Trần Xuân Nam đang treo lơ lửng!.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự thảo Luật đất đai phải giải quyết được những vướng mắc
Dự thảo Luật đất đai phải giải quyết được những vướng mắc

(VOV) -Nhiều điểm mới liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường được thảo luận

Dự thảo Luật đất đai phải giải quyết được những vướng mắc

Dự thảo Luật đất đai phải giải quyết được những vướng mắc

(VOV) -Nhiều điểm mới liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường được thảo luận

Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm xử lý khiếu nại
Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm xử lý khiếu nại

(VOV) -Sáng 28/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm xử lý khiếu nại

Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm xử lý khiếu nại

(VOV) -Sáng 28/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp
Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp

(VOV) - Theo nhiều ý kiến, nguyên nhân của khiếu kiện về đất đai là do giữa Hiến pháp với Luật Đất đai có nhiều quy định chưa thống nhất...

Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp

Luật Đất đai phải đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp

(VOV) - Theo nhiều ý kiến, nguyên nhân của khiếu kiện về đất đai là do giữa Hiến pháp với Luật Đất đai có nhiều quy định chưa thống nhất...

Vấn đề giá cả đền bù trong dự thảo Luật Đất đai mới
Vấn đề giá cả đền bù trong dự thảo Luật Đất đai mới

(VOV) - Việc xác định giá trong dự thảo Luật Đất đai mới đã và đang được sự quan tâm rất lớn của người dân cả nước, trong đó có Bình Dương.

Vấn đề giá cả đền bù trong dự thảo Luật Đất đai mới

Vấn đề giá cả đền bù trong dự thảo Luật Đất đai mới

(VOV) - Việc xác định giá trong dự thảo Luật Đất đai mới đã và đang được sự quan tâm rất lớn của người dân cả nước, trong đó có Bình Dương.

Đền bù thu hồi đất đai: Quan trọng nhất vẫn là giá đất
Đền bù thu hồi đất đai: Quan trọng nhất vẫn là giá đất

(VOV) -Các khiếu kiện liên quan đến đất đai hiện nay chủ yếu do việc thu hồi đất và bồi thường chưa thỏa đáng.

Đền bù thu hồi đất đai: Quan trọng nhất vẫn là giá đất

Đền bù thu hồi đất đai: Quan trọng nhất vẫn là giá đất

(VOV) -Các khiếu kiện liên quan đến đất đai hiện nay chủ yếu do việc thu hồi đất và bồi thường chưa thỏa đáng.