Đồng Nai xét nghiệm H5N1 trên đàn chim yến nuôi
Trong tổng số trên 130 cơ sở nuôi chim yến, đa số đều nuôi bằng hình thức dẫn dụ chim trời về làm tổ.
Tuy nhiên, theo Chi cục Thú y, mặc dù cho kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng nguy cơ đàn yến nuôi trên địa bàn tỉnh bị nhiễm cúm rất có thể xảy ra. Vì hiện nay, trong tổng số trên 130 cơ sở nuôi chim yến trên địa bàn của tỉnh, đa số đều nuôi bằng hình thức dẫn dụ chim trời về làm tổ, không mua giống có nguồn gốc về nuôi nên khả năng các các loại chim yến di trú, mang theo mầm bệnh gây hại là rất cao.
Chim yến (Ảnh khai thác từ khoahoc.com.vn) |
Theo ông Quang, tới đây, Chi cục Thú y sẽ tiếp tục tiến hành lấy mẫu chim yến tại các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa để xét nghiệm virus cúm A/H5N1. Đồng thời, sẽ có những khuyến cáo để những cơ sở nuôi yến biết cách hạn chế dịch bệnh có thể bùng phát. Tuy nhiên, việc phòng chống dịch cúm gia cầm cho đàn chim yến là rất khó khăn, nên các địa phương nên quản lý chặt, không để phát triển cơ sở nuôi chim yến ồ ạt.
Ở TP Biên Hòa, việc nuôi chim yến đã bị UBND thành phố cấm từ ngày 4/5/2012, nhưng đến nay toàn thành phố vẫn còn hơn 10 cơ sở nuôi chim yến. Theo Phòng Kinh tế TP Biên Hòa, việc cấm nuôi chim yến đã giao về cho các phường xã thực hiện, song đến nay các phường xã vẫn để tồn tại nhiều cơ sở nuôi yến.
Nguyên nhân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành thông tư quy định về nuôi chim yến và hiện chim yến cũng chưa được xếp vào danh mục các loại gia cầm nên ngành chức năng chưa thể yêu cầu các hộ nuôi phải tiêm văc xin phòng cúm bắt buộc như trên gà, vịt. Cũng bởi lý do này nên TP Biên Hòa cũng không thể cấm triệt để việc nuôi yến trong khu vực thành phố, vì quy định này chỉ áp dụng cho gia súc, gia cầm.