Giúp "người rừng" hòa nhập cộng đồng hay trả họ về rừng?

VOV.VN - Nhiều bạn đọc cho rằng nên giúp họ hòa nhập cộng đồng, nhưng có ý kiến không nên “cưỡng chế” họ ra khỏi cuộc sống trước đây

Trong những ngày qua, chuyện hai cha con người rừng Hồ Văn Thanh được dân làng “giải cứu” trở về sau 40 năm sống ở rừng sâu được dư luận quan tâm. Mặc dù được sự giúp đỡ của bà con dân làng, chính quyền địa phương trong việc giúp đỡ người rừng hòa nhập với cuộc sống mới, nhưng cha con ông Thanh vẫn quay quắt nhớ rừng. Dù đang được điều trị ở bệnh viện, nhưng ông Thanh vẫn liên tục đòi trở lại cuộc sống trước đây. Còn anh Hồ Văn Lang đêm nào cũng thức trắng, buồn bã và đã có lần bỏ trốn về rừng.

Cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh

Trước tình cảnh của cha con ông Hồ Văn Thanh, độc giả có nhiều tranh luận trái chiều. Người thì cho rằng cha con ông Thanh đã sống 40 năm ở trên rừng và họ vẫn bình thường, nên trả họ về rừng để họ tiếp tục cuộc sống quen thuộc của mình, người thì cho rằng, đã tìm được cuộc sống mới cho họ tốt hơn thì phải giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Cha con ông Thanh khó thích nghi với cuộc sống mới?

Bạn đọc Lâm Minh Hoàng cho rằng giữa giữa chốn rừng sâu nước độc như vậy trong suốt thời gian dài, cha con họ đã sống trong thế giới biệt lập, cách xa thế giới văn minh của loài người, không có nước sạch để uống, không có muối để ăn, chỉ mưu sinh bằng đôi bàn tay và vài dụng cụ thô sơ tự tạo mà họ vẫn sống, vẫn tồn tại. “Cuộc sống đó đã trở nên quá quen thuộc với đối với họ, vậy không có lý do gì bắt họ thay đổi cuộc sống họ đang sống”.

Khâm phục nghị lực sống của cha con ông Hồ Văn Thanh, bạn Lê Viết Thế và nhiều độc giả cho rằng, đây là một hình mẫu của cho nghị lực sinh tồn của người Việt. Giữa cuộc sống khắc nghiệt chốn rừng sâu, họ vẫn kiên cường, vẫn sống khỏe mạnh. “Cuộc sống ở rừng sâu đã trở nên thân thuộc với họ, khó có thể bắt họ từ bỏ thói quen ăn sâu trong tiềm thức 40 năm qua. Tìm được họ rồi, nhưng không nên bắt họ phải sống một cuộc sống khác biệt, mà cứ để họ sống như trước, có chăng cộng đồng theo dõi, giúp đỡ tạo điều kiện để họ tiếp xúc dần với thế giới văn minh như: chu cấp điện, nước. Đừng "cưỡng chế" họ ra khỏi nơi họ đã sống hơn 40 năm”.

Bạn Lê Nam thì cho rằng, cuộc sống của họ đối với nhiều người là mơ ước, vì họ sống trong lành, không bon chen, không ô nhiễm, thực phẩm không nhiễm độc. “Cha con ông Thanh sống khỏe mạnh 40 năm qua cũng nhờ thực phẩm an toàn. Có lẽ vì thế cơ thể họ có sức đề kháng cao với bệnh tật. Về hòa nhập cộng đồng chắc gì họ đã khỏe mạnh hơn ở rừng. Nên cho họ trở về chốn cũ, chỉ cần cộng đồng luôn quan tâm, hỗ trợ cho họ”.

Cũng như nhiều độc giả, bạn Quang Tuấn viết rằng, “nhìn cảnh họ quay quắt nhớ rừng tôi thương họ quá. Bắt họ xa mái nhà đã sống bao nhiêu năm nay có thực sự cần thiết không. Mọi người quan tâm thì giúp đỡ họ, đừng bắt họ tách hẳn với cuộc sống vốn thân quen”.

Nên giúp họ hòa nhập

Khác với những ý kiến nên để cha con ông Thanh trở về cuộc sống cũ, nhiều bạn đọc cho rằng, sự trở về của họ làm cho mọi người thấy trân trọng hơn giá trị đích thực của cuộc sống, của tình thương, tình phụ tử và sự hy sinh. Đã đến lúc cộng đồng phải giúp họ quay trở lại cuộc sống như mọi người vẫn đang sống, phải làm điều gì đó cho cho cha con họ.

Độc giả có tên Na Lan cho rằng, ông Thanh vào rừng sinh sống là do sự tàn khốc của chiến tranh. Ông đã phải ôm con vào rừng tìm sự bình yên. Hơn 40 năm qua cha con ông đã phải sống cuộc sống quá khổ sở, vậy thì không có lý gì lại bắt họ kéo dài thêm cuộc sống này.

“Đưa họ về cộng đồng liệu rồi họ có thích nghi không? Đó hoàn toàn phục thuộc vào cộng đồng. Xã hội và cộng đồng sẽ lo cho cuộc sống của họ được bao lâu? Hay lại lãng quên trong một sớm một chiều?”- Bạn Lan trăn trở.

Thán phục nghị lực sinh tồn kiên cường của cha con ông Thanh, độc giả Huy Đình bày tỏ: “So với Robinson trên đảo hoang thì chuyện cha con ông Thanh là thật 100%. Hồi nhỏ đọc Robinson, tôi nghĩ tác giả Daniel hư cấu. Nếu chuyện có thật thì nước Anh đã cho các vật dụng của Robinson vào viện bảo tàng nước Anh. Còn ông Thanh vào rừng sâu sinh sống bởi ông quá đau khổ do mất mát trong chiến tranh. Cần phải đưa ông trở lại cuộc sống bình thường”.

Bạn đọc Bế Hồng Hiền, Hồ Thị Minh Nguyệt, Lê Sơn và một số bạn đọc cho rằng, ông Thanh trong con mắt của họ là một “đại dũng cảm”, làm ba việc mà khó ai có thể tưởng tượng nổi. Đó là nuôi đứa con lúc 1 tuổi trong điều kiện cực kì khó khăn; giữ lữa trong suốt 40 năm; xây dựng cuộc sống -nhà ở, vật dụng lao động, đặc biệt là sức khỏe- chống chọi lại bệnh sốt rét rừng. “Địa phương cần phải quan tâm vận động mọi người giúp đỡ về vật chất cho cha con ông Thanh. Cùng với đó, bà con láng giềng, lối xóm của cha con ông Thanh hãy mở rộng tấm lòng để họ mau hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống tốt hơn”.

Cùng chung chia sẻ với nhiều độc giả, bạn Trương Văn Phong cho rằng, hậu quả của chiến tranh đã làm ông Thanh đã quá hoảng loạn, dẫn đến mất trí nhớ khi gia đình của ông trúng bom, mất người thân. Ông ôm đứa con chạy vào rừng và bắt đầu cuộc sống bản năng. Ông Thanh đã chứng minh sức sống phi thường của con người nói chung và của người Việt Nam nói riêng vốn cần cù, chịu thương, chịu khó. “Mong Nhà nước có chế độ hỗ trợ, chính quyền địa phương trực tiếp giúp đỡ bố con ông Thanh xây nhà, cấp thức ăn, giúp ông tái hòa nhập cộng đồng. Cần bảo tồn các công cụ của bố con ông Thanh trong Bảo tàng bởi đây là các hiện vật quý, chứng minh sự sống của loài người”.

Một bạn đọc khác cho biết, “Tôi trước đây cũng là một chiến sỹ thuộc sư 2/QK5. Trong quân đội ta, các chiến sĩ thường được hướng dẫn nhiều kỹ năng sống trong các điều kiện khó khăn: bị thương, lạc đơn vị trong rừng... Ông Thanh đã vận dụng rất tốt những kinh nghiệm của người dân tộc sống trong vùng rừng núi và các kiến thức này mới có thể giúp cho 2 cha con tồn tại qua ngần ấy năm sống trong rừng. Nhất là kỹ năng nuôi con nhỏ, chắc chắn tất cả cánh đàn ông đều phải ngả mũ bái phục. Chúc ông và con trai những ngày bình yên, mau hoà nhập với cộng đồng. Mọi người hãy quan tâm và tạo cho 2 cha con ông một cuộc sống no đủ và an lành”.

Hiện tại, cha con ông Thanh đang được sống trong vòng tay yêu thương của người thân và sự hỗ trợ của bà con lối xóm, chính quyền địa phương. Chính quyền huyện Tây Trà, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm, hỗ trợ gia đình ông 7 triệu đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi có phương án phối hợp cùng huyện Tây Trà làm nhà cho cha con ông Hồ Văn Thanh.

Dù vậy, những tranh luận của độc giả về cuộc sống như thế nào thì tốt hơn đối với cha con ông Thanh thì vẫn chưa có hồi kết. Còn bạn, bạn có đồng ý với những ý kiến của độc giả?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh vật dụng cha con “người rừng” tự tạo để mưu sinh
Hình ảnh vật dụng cha con “người rừng” tự tạo để mưu sinh

VOV.VN - Hai cha con ông Hồ Văn Thanh vừa được đưa về huyện Tây Trà sau khoảng 40 năm họ sống tách biệt trong rừng sâu.

Hình ảnh vật dụng cha con “người rừng” tự tạo để mưu sinh

Hình ảnh vật dụng cha con “người rừng” tự tạo để mưu sinh

VOV.VN - Hai cha con ông Hồ Văn Thanh vừa được đưa về huyện Tây Trà sau khoảng 40 năm họ sống tách biệt trong rừng sâu.

“Người rừng” ở Quảng Ngãi từng là bộ đội chính quy
“Người rừng” ở Quảng Ngãi từng là bộ đội chính quy

VOV.VN - Dù sống trong rừng sâu hàng chục năm, nhưng bộ đồ lính vẫn được ông Hồ Văn Thanh cất giữ rất kỹ.

“Người rừng” ở Quảng Ngãi từng là bộ đội chính quy

“Người rừng” ở Quảng Ngãi từng là bộ đội chính quy

VOV.VN - Dù sống trong rừng sâu hàng chục năm, nhưng bộ đồ lính vẫn được ông Hồ Văn Thanh cất giữ rất kỹ.

Quảng Ngãi: Giúp đỡ cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh
Quảng Ngãi: Giúp đỡ cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh

VOV.VN - Chính quyền địa phương đã đến thăm, động viên và hỗ trợ tiền mặt, đồng thời có phương án làm nhà cho cha con ông Hồ Văn Thanh.

Quảng Ngãi: Giúp đỡ cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh

Quảng Ngãi: Giúp đỡ cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh

VOV.VN - Chính quyền địa phương đã đến thăm, động viên và hỗ trợ tiền mặt, đồng thời có phương án làm nhà cho cha con ông Hồ Văn Thanh.

Quảng Ngãi xây nhà cho “người rừng” trở về sau 40 năm
Quảng Ngãi xây nhà cho “người rừng” trở về sau 40 năm

VOV.VN-Hai cha con ông Hồ Văn Thanh vừa được đưa về huyện Tây Trà sau khoảng 40 năm họ sống tách biệt trong rừng sâu.

Quảng Ngãi xây nhà cho “người rừng” trở về sau 40 năm

Quảng Ngãi xây nhà cho “người rừng” trở về sau 40 năm

VOV.VN-Hai cha con ông Hồ Văn Thanh vừa được đưa về huyện Tây Trà sau khoảng 40 năm họ sống tách biệt trong rừng sâu.

“Người rừng” khó khăn trong hòa nhập với cộng đồng
“Người rừng” khó khăn trong hòa nhập với cộng đồng

VOV.VN -Hai cha con ông Hồ Văn Thanh đang cảm thấy rất xa lạ khi sống ở trong cộng đồng, thôn bản.

“Người rừng” khó khăn trong hòa nhập với cộng đồng

“Người rừng” khó khăn trong hòa nhập với cộng đồng

VOV.VN -Hai cha con ông Hồ Văn Thanh đang cảm thấy rất xa lạ khi sống ở trong cộng đồng, thôn bản.