Kẻ thù khiến hoa giấy héo nhanh trong thời tiết nồm ẩm

VOV.VN - Loại côn trùng này có kích thước nhỏ nhưng thường tụ tập thành đàn, chúng sẽ hút hết nhựa của cây hoa giấy, khiến chúng bị héo dần.

Ngoài vẻ đẹp, hoa giấy khiến nhiều người trồng làm cảnh vì dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh. Chúng có khả năng miễn dịch rất cao đối với các bệnh do vi khuẩn và các loài gây hại thông thường.

Tuy vậy, vẫn có một số loại côn trùng có thể hạ gục cây hoa giấy, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nồm ẩm như miền Bắc trong những ngày sau Tết. Một trong số đó là rệp.

Rệp trên cây hoa giấy có đặc điểm gì?

Rệp trên hoa giấy là loài côn trùng nhỏ có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là màu xanh lục. Rệp sinh sản và phát triển rất nhanh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Chúng thường tụ tập thành đám, trú ngụ ở phần ngọn của cây, nơi có những mầm cây mập mạp và những chiếc lá non.

Rệp hút dịch từ cây và sau đó tiết ra một chất thu hút nấm rồi tạo ra mốc đen. Khi bị rệp, hoa giấy sẽ cạn kiệt chất dinh dưỡng và tàn dần.

Cách trị rệp cho cây hoa giấy

Khi phát hiện ra cây hoa giấy bị rệp, việc đầu tiên là các bạn nên cắt tỉa gọn cây. Hoa giấy là loại cây phát triển nhanh nên chẳng mấy chốc, cây sẽ ra tán.

Tiếp đến, có một số cách bạn có thể áp dụng để trị rệp trên cây hoa giấy. Trong đó, cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là xịt nước mạnh để hất văng những con rệp ra khỏi cây hoa giấy.

Cách tiếp theo là sử dụng xà phòng. Bạn có thể pha một thìa xà phòng trong 2 lít nước, sau đó phun lên cây hoa giấy bị rệp.

Sử dụng giấm táo pha với nước theo tỷ lệ 1:4 để tạo nên một dung dịch phun lên cây trị rệp, hoặc có thể dùng các loại tinh dầu pha với nước rồi vẩy lên cây.

Những cách làm trên rất dễ thực hiện, nguyên liệu cũng dễ kiếm. Tuy nhiên, có hạn chế là chỉ thực hiện với những cây hoa giấy nhỏ. Những cây hoa giấy lớn, đặc biệt là những cây đã kết thành giàn thì rất khó. Mặt khác, hiệu quả trị bệnh cũng chỉ mang tính tức thời. Chẳng bao lâu, rệp sẽ quay trở lại và tấn công cây hoa giấy.

Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc hiệu quả để chữa trị tận gốc bệnh rệp trên cây hoa giấy, chẳng hạn như Dipterex 2-3%, DDVP 3% hoặc Pyrethrin 0,1-0,2% phun vào ổ rệp. Bình thường, người trồng chỉ cần phun 1 lần là đủ diệt rệp, nhưng nếu chúng vẫn tồn tại, có thể phun nhắc lại cách lần đầu hai tuần trở ra.

Các loại trên đều là thuốc. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, hoặc tham khảo ý kiến của người bán, không nên tự ý làm khi chưa nắm rõ thông tin về thuốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bình xịt muỗi để tiêu diệt các loại rệp. Cách làm này khá đơn giản nhưng hiệu quả đáng kể.

Hoa giấy có tên khoa học là Buogainvillia Spectabilis. Đây là cây thân gỗ mọc leo, có nhiều cành và gai nhọn.

Hoa giấy thường mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu sắc đa dạng. Cây có thể ra hoa quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào khoảng từ tháng 6 tới tháng 8 Dương lịch. Trong điều kiện thời tiết nắng đều, hoa giấy có thể nở trong khoảng 2 - 4 tuần mới tàn. Nếu mưa nhiều, sau 1 - 2 tuần, hoa sẽ bị rụng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sai lầm khiến hoa giấy tốt lá nhưng không có hoa
Sai lầm khiến hoa giấy tốt lá nhưng không có hoa

VOV.VN - Bón phân không đúng cách, tưới nước quá nhiều, ánh sáng không đủ... chỉ là vài ba trong nhiều lý do bạn trồng hoa giấy tốt lá nhưng không có hoa.

Sai lầm khiến hoa giấy tốt lá nhưng không có hoa

Sai lầm khiến hoa giấy tốt lá nhưng không có hoa

VOV.VN - Bón phân không đúng cách, tưới nước quá nhiều, ánh sáng không đủ... chỉ là vài ba trong nhiều lý do bạn trồng hoa giấy tốt lá nhưng không có hoa.

Ngắm hoa giấy đẹp rực rỡ giữa mùa hè Hà Nội
Ngắm hoa giấy đẹp rực rỡ giữa mùa hè Hà Nội

VOV.VN - Dưới ánh nắng của mùa hè, nhiều tuyến phố ở Hà Nội như bừng sáng bởi vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của hoa giấy.

Ngắm hoa giấy đẹp rực rỡ giữa mùa hè Hà Nội

Ngắm hoa giấy đẹp rực rỡ giữa mùa hè Hà Nội

VOV.VN - Dưới ánh nắng của mùa hè, nhiều tuyến phố ở Hà Nội như bừng sáng bởi vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của hoa giấy.