Người phụ nữ nuôi heo hơn một tạ làm thú cưng

VOV.VN - Cô heo được đặt tên là Ụt Ụt và được chăm sóc yêu thương như “con gái cưng” trong nhà.

Nhắc đến những con vật nuôi, người ta thường nghĩ ngay đến chú chó, hay chú mèo đáng yêu, lanh lợi. Thế nhưng, gia đình bà Nguyễn Thị Nga, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM lại bỏ công chăm bẵm một “cô” heo nặng hơn 100kg, yêu thương như thú cưng trong nhà.

Cô heo Ụt Ụt được chăm sóc và coi như “con gái cưng trong nhà.

Ghé thăm căn nhà đơn sơ của bà Nguyễn Thị Nga vào một chiều cuối năm gần tới Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, bà niềm nở tiếp đón tôi với nụ cười hiền hậu. Hàng ngày, bà Nga bán bún, chả giò, nem cuốn… để kiếm sống. Vừa tiếp chuyện với tôi, bà Nga vẫn thoăn thoắt đôi tay cho nhân thịt vào bánh tráng để cuốn, bán cho khách.

Đang trò chuyện, bỗng có tiếng “ụt..ụt” cắt ngang. Bà Nga cười hiền nói: “con gái” cô lại đòi ăn rồi!. “Con gái” mà bà Nga nói là một cô heo nặng hơn 100kg đang nằm dài ở một góc nhà.

Giọng trìu mến, bà Nga kể trong một lần đi chợ đầu mối, bà chạy xe ngang qua một chiếc xe chở theo một chiếc lồng ở yên sau, bên trong là 5-6 heo con đang nằm ngủ, trông rất đáng yêu. Đi được một đoạn, không cầm lòng được, bà quay lại hỏi mua, chọn con heo nhỏ nhất với giá 200 ngàn đồng, đem về nuôi và đặt tên là “Ụt Ụt”. Bà Nga nói, trước đó chưa từng có ý định mua heo về nuôi làm kiểng nên coi như đây cũng là một cái duyên.

Từ hôm đó, cô heo này được mọi người xem như thành viên trong gia đình. Bà Nga cho biết càng nuôi thì bà và các con càng có nhiều tình cảm gắn bó với con vật: “Lúc nào thấy nó cũng dễ thương, không quậy phá. Thấy mình đi ngang thì nó ngước mặt lên nhìn rổi ụt ụt vậy thôi. Mình thấy ai cũng yêu thương nó thì cũng mừng, vì heo thường người ta thịt còn mình lại để nuôi kiểng”.

Bà Nga kể, chăm sóc cho cô heo này cũng tương đối nhàn. Ụt Ụt ăn xong lại nằm một chỗ, không quậy phá bao giờ. Hàng ngày Ụt Ụt ăn bánh mỳ, cơm thừa của gia đình. Bà con láng giềng xung quanh cũng yêu quý Ụt Ụt, thường đem bánh mỳ sang cho ăn. Nếu không có người cho thì hàng ngày bà Nga tốn 30.000 đến 40.000 mua bánh. Nhiều nhất mỗi ngày, cô heo có thể ăn 40 ổ bánh mì.

Bà Nga vừa làm hàng vừa thích thú kể chuyện nuôi lợn làm thú cưng.

Nhưng có lúc bận bịu công việc, bà Nga không cho ăn 2-3 ngày mà Ụt Ụt cũng chẳng kêu đòi ăn. Các con của bà ai cũng góp sức chăm sóc cho Ụt Ụt. Thậm chí cô heo này được nằm chung nệm với mọi người. Vốn tính sạch sẽ, bà Nga và các con tắm rửa cho Ụt Ụt mỗi buổi chiều. Bữa nào trời nắng thì tắm hai lần. Mỗi khi được tắm, Ụt Ụt tỏ rõ sự thích thú, cứ nằm ườn ra sân để bà Nga và các anh dùng bàn chải kỳ cọ, thỉnh thoảng lại vẫy vùng đùa giỡn.

Anh Trần Minh Trọng, con trai thứ ba của bà Nga cho biết, nuôi Ụt Ụt cũng rất có ích cho gia đình: “Nó còn biết coi nhà, để nuôi chơi cho lạ vậy thôi. Nuôi con vật nào thì mình cũng đều có tình cảm với nó”.

Hàng xóm nhà bà Nga không còn lạ lẫm gì với sự xuất hiện của Ụt Ụt. Nhiều người đã quen với cô heo này từ khi còn bé. Bà Phạm Thanh Thủy, hàng xóm gần nhà bà Nga kể hồi mới mua về, Ụt Ụt còn bé, bà Thủy vẫn hay ẵm nó trên tay. Bà cưng cô heo này bởi Ụt Ụt rất tinh khôn, đi tiểu tiện, đại tiện đúng chỗ chứ không phóng uế bừa bãi.

Ngày còn nhỏ, cứ mỗi chiều tắm xong, Ụt Ụt lại chạy đi khắp xóm, vừa chạy vừa khụt khịt, ve vẩy đuôi. Nhiều người đi ngang qua thấy Ụt Ụt dễ thương nên dừng lại nhìn ngắm, đùa giỡn. Nay Ụt Ụt đã lớn, nặng cả trăm ký nên ít khi ra khỏi nhà. Hàng xóm láng giềng thỉnh thoảng vẫn sang chơi đùa với Ụt Ụt.

“Nó rất ngoan, ở đây trong xóm này ai cũng quý nó, ai cũng thích nó lắm”, bà Thủy nói.

Năm mới sắp đến gần, bà Nga bận việc buôn bán nên vẫn chưa sắm sửa gì cho ngày Tết. Thế nhưng với bà, được nhiều người thăm hỏi, quý mến đứa “con gái” cưng - cô Heo Ụt Ụt đã mang lại nhiều niềm vui cho gia đình khi chuẩn bị bước sang năm Kỷ Hợi 2019 và chắc chắn Ụt Ụt sẽ có thêm một năm đầy ắp tình thương yêu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 năm lấy chồng chưa từng được về nhà Tết âm, Tết dương cũng bị cấm
10 năm lấy chồng chưa từng được về nhà Tết âm, Tết dương cũng bị cấm

VOV.VN -Tôi biết chắc Tết âm lịch sẽ không được đi đâu, nên đã xin mẹ chồng cách đây cả tháng để được về với bố mẹ đẻ mấy ngày nhưng mẹ chồng vẫn không đồng ý.

10 năm lấy chồng chưa từng được về nhà Tết âm, Tết dương cũng bị cấm

10 năm lấy chồng chưa từng được về nhà Tết âm, Tết dương cũng bị cấm

VOV.VN -Tôi biết chắc Tết âm lịch sẽ không được đi đâu, nên đã xin mẹ chồng cách đây cả tháng để được về với bố mẹ đẻ mấy ngày nhưng mẹ chồng vẫn không đồng ý.

Hàng Việt lên ngôi trên thị trường Tết Kỷ Hợi 2019
Hàng Việt lên ngôi trên thị trường Tết Kỷ Hợi 2019

VOV.VN - Tết năm nay, các sản phẩm hàng hóa bánh kẹo sản xuất trong nước đã chiếm lĩnh thị trường thay vì các sản phẩm ngoại nhập. 

Hàng Việt lên ngôi trên thị trường Tết Kỷ Hợi 2019

Hàng Việt lên ngôi trên thị trường Tết Kỷ Hợi 2019

VOV.VN - Tết năm nay, các sản phẩm hàng hóa bánh kẹo sản xuất trong nước đã chiếm lĩnh thị trường thay vì các sản phẩm ngoại nhập. 

Sự thật về công ty thưởng Tết 50.000 đồng ở Hải Phòng
Sự thật về công ty thưởng Tết 50.000 đồng ở Hải Phòng

VOV.VN -Công ty Đức Mạnh (Hải Phòng) thưởng Tết cho mỗi công nhân 50.000 đồng. Với số tiền không đủ mua 2 bát phở, người lao động sẽ sắm gì cho ngày Tết.

Sự thật về công ty thưởng Tết 50.000 đồng ở Hải Phòng

Sự thật về công ty thưởng Tết 50.000 đồng ở Hải Phòng

VOV.VN -Công ty Đức Mạnh (Hải Phòng) thưởng Tết cho mỗi công nhân 50.000 đồng. Với số tiền không đủ mua 2 bát phở, người lao động sẽ sắm gì cho ngày Tết.

Có nên lùi lịch ăn Tết của người Mông vào Tết Nguyên đán?
Có nên lùi lịch ăn Tết của người Mông vào Tết Nguyên đán?

VOV.VN - Thực ra sự thay đổi lịch ăn Tết này là sự sắp xếp cho phù hợp với tất cả mọi người, không ảnh hưởng đến văn hóa của người Mông.

Có nên lùi lịch ăn Tết của người Mông vào Tết Nguyên đán?

Có nên lùi lịch ăn Tết của người Mông vào Tết Nguyên đán?

VOV.VN - Thực ra sự thay đổi lịch ăn Tết này là sự sắp xếp cho phù hợp với tất cả mọi người, không ảnh hưởng đến văn hóa của người Mông.