Người “thắp” hy vọng cho nạn nhân chất độc da cam

(VOV)-PGS.TS Bạch Khánh Hòa luôn mong có nhiều ý tưởng, công trình nghiên cứu để chữa trị cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Là người tận mắt chứng kiến nỗi đau của những nạn nhân và gia đình có người thân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, PGS.TS Bạch Khánh Hòa-Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, người vừa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012 luôn trăn trở tìm kiếm những phương pháp mới trong y học để giúp đỡ các gia đình phát hiện sớm di tật của thai nhi cũng như đóng góp cho ngành Y phương hướng điều trị cho người bị nhiễm chất độc hóa học.

Trong 34 năm nghiên cứu về lĩnh vực chuyên khoa sâu Miễn dịch Huyết học, mỗi lần nhìn thấy những thành quả nghiên cứu khoa học của mình và đồng nghiệp được ứng dụng thành công trong cuộc sống và giúp xoa dịu nỗi đau cho những người bị nhiễm chất độc da cam cũng như bệnh nhân mắc các bệnh về máu, PGS.TS Bạch Khánh Hòa cảm thấy hạnh phúc vô bờ.

PGS.TS Bạch Khánh Hòa (trái) trao đổi công việc hàng ngày với nhân viên

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bà Hòa và các đồng nghiệp của của Viện Huyết học Trung ương phải đi công tác tại nhiều địa phương để thăm khám cho các bệnh nhân và khảo sát địa chất tại những nơi bị nhiễm chất độc hóa học.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với PGS.TS Bạch Khánh Hòa là khi vào Đà Nẵng để thực hiện dự án về tồn dư chất dioxin, bà cùng một người dân địa phương đào lấy đất ở độ sâu khoảng 1m tại khu vực sân bay để lấy mẫu xét nghiệm. Khi đào đến độ sâu khoảng 50cm, chiếc xẻng đụng vào vật cứng nghe “keng” một tiếng to. Hai người sợ xanh mắt, bởi đó là quả bom còn sót lại sau chiến tranh. Ngay lập tức, bà báo cho lực lượng công binh địa phương đến tháo kíp nổ.

Sau lần chết hụt đó, bà càng hiểu và thông cảm với cuộc sống của người dân nơi chiến tranh đi qua và quyết tâm góp sức mình để giúp đỡ họ. Dù công việc còn nhiều khó khăn nhưng PGS.TS Khánh Hòa không bao giờ nản chí. Bởi bà nghĩ, việc làm của mình sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội được sống cũng như xoa dịu nỗi đau cho những bệnh nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Với ý nghĩ đó, năm 1980, bà đã bắt tay vào nghiên cứu công trình mang tên “Rối loạn di truyền tế bào ở cựu chiến binh chiến trường B và con cái họ, về thai dị tật và những hậu quả sau chiến tranh chống Mỹ”. Sau đó, bà đã nghiên cứu và sản xuất bộ sinh phẩm định lượng alpha phetoprotein. Với công trình nghiên cứu này có thể giúp cho hàng triệu gia đình bình thường hoặc nhiễm chất độc da cam/dioxin phát hiện sớm những dị tật của thai nhi.

Nối tiếp công trình trên, đến năm 2011, PGS.TS Bạch Khánh Hòa tiếp tục tham gia đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu các biến đổi về di truyền, miễn dịch, sinh hóa, huyết học và tồn lưu dioxin trên các đối tượng bị phơi nhiễm có nguy cơ cao”. Kết quả nghiên cứu đã góp phần minh chứng hậu quả lâu dài của chất độc da cam/dioxin do Mỹ gây ra tại Việt Nam. Công trình này sau đó đã đoạt giải 3, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2011.

Không chỉ nghiên cứu thành công những công trình khoa học để khám chữa cho bệnh nhân bị nhiễm chất độc hóa học, PTS.TS còn có nhiều đóng góp cho nghiên cứu ghép tạng ở Việt Nam.

Trước năm 1990, Việt Nam chưa thực hiện ca cấy ghép nào thành công. Những ca như ghép thận dù được thực hiện nhưng quả thận của người cho bị cơ thể bệnh nhân đào thải. Từ thực tế đó, năm 1991, bà trực tiếp lựa chọn người cho và người nhận thận để tiến hành thành công ca ghép tạng đầu tiên ở Việt Nam. Từ đó đến nay, bà thường xuyên tham gia hỗ trợ các bệnh viện triển khai công tác ghép tạng với hiệu quả cao.

PGS.TS Khánh Hòa còn là nhà khoa học nữ tiến hành nghiên cứu về các kháng nguyên hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đoạn trung tính từ rất sớm nhằm hỗ trợ cho công tác điều trị ngày càng hiệu quả hơn.

Người của những nghiên cứu về y học

Tính đến nay, có 34 năm công tác nghiên cứu khoa học nhưng lòng say mê nghề nghiệp chưa bao giờ giảm sút ở PGS.TS Bạch Khánh Hòa. Hàng ngày, bà có mặt tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương từ 7h sáng và công việc kéo dài đến tận chiều tối.

Với vai trò là trưởng khoa Xét nghiệm và sàng lọc máu, PGS.TS Khánh Hòa luôn cùng với các đồng nghiệp sử dụng những kỹ thuật mới để sàng lọc những chế phẩm máu đạt chuẩn quốc gia nhằm phục vụ tốt cho điều trị bệnh nhân bị tổn thương gen, tế bào di truyền và bệnh máu ác tính.

Theo PGS.TS Bạch Khánh Hòa, trong lĩnh vực chuyên khoa các bệnh máu, việc ghép tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả và giúp cho bệnh nhân không mặc cảm vì mình đang bị bệnh. Vì sau khi ghép tế bào gốc, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, giảm phụ thuộc vào thuốc và truyền máu.

PGS.TS Bạch Khánh Hòa hướng dẫn nhân viên khoa Xét nghiệm sàng lọc máu theo kỹ thuật mới

Xuất phát từ mục tiêu đưa việc ghép tế bào gốc ngày càng tốt hơn, PGS.TS Khánh Hòa cho rằng, việc lưu trữ tế bào của người hiến để phục vụ cho việc ghép đồng loại hoặc phục vụ cho những bệnh nhân chuẩn bị ghép từ thân có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, năm 2012, được sự cho phép của Bộ Y tế, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã thành lập trung tâm Tế bào gốc với mục đích lưu trữ và bảo quản tế bào gốc để phục vụ cho các gia đình có nhu cầu lưu trữ, góp phần đưa chất lượng chẩn đoán và điều trị ghép tế bào gốc ngang tầm khu vực và thế giới.

Với nghiệp vụ của một cán bộ giảng dạy tại trường ĐH Y Hà Nội, PGS.TS Khánh Hòa còn được biết đến là người luôn chan hòa và giúp đỡ đồng nghiệp, đặc biệt là sẵn sàng đào tạo cho những cán bộ trẻ tuổi, nghiên cứu sinh có thể nắm bắt nhanh được với công việc để có thể làm việc ở những cơ sở y tế hiện đại hay vùng, miền khó khăn. Bà luôn đánh thức các bạn trẻ lòng yêu nghề, say sưa với nghề và luôn giữ được cái tâm trong sáng: “Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền”.

PGS.TS Bạch Khánh Hòa luôn tâm niệm, bước chân vào nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Y học là gian truân và đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nghiên cứu khoa học là phải luôn coi bệnh nhân như người nhà, khi người bệnh đau cũng là nỗi đau của mình. Nhìn thấy bệnh nhân được chữa trị và có một cuộc sống bình thường là niềm vui lớn đối với mình thì mới có thể dành hết tâm sức cho công việc.

Đến nay, PGS.TS Bạch Khánh Hòa đã tham gia 2 đề tài cấp Nhà nước, thực hiện 4 đề tài cấp Bộ và 7 đề tài cơ sở. Năm 2010, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Với những công trình nghiên cứu công phu về y học, PGS.TS Bạch Khánh Hòa vừa được vinh dự nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2012.

Không hài lòng với những thành quả đã đạt được, PGS.TS Bạch Khánh Hòa luôn cho rằng, khi còn sức khỏe thì phải tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Y học. Chính vì vậy, bà luôn ấp ủ những ý tưởng mới để chữa trị cho những bệnh nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và các bệnh về máu cũng như nghiên cứu phương hướng cho sự phát triển ghép tạng ở Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012
PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012

(VOV) -Công trình này đã góp phần xoa dịu nỗi đau cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012

PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012

(VOV) -Công trình này đã góp phần xoa dịu nỗi đau cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Trao giải Kovalevskaia cho hai nhà khoa học nữ tài năng
Trao giải Kovalevskaia cho hai nhà khoa học nữ tài năng

Giải thưởng Kovalevskaia lần thứ 26 năm 2011 đã được trao cho hai nhà khoa học nữ là PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và PGS – TS Lê Thị Thanh Nhàn.

Trao giải Kovalevskaia cho hai nhà khoa học nữ tài năng

Trao giải Kovalevskaia cho hai nhà khoa học nữ tài năng

Giải thưởng Kovalevskaia lần thứ 26 năm 2011 đã được trao cho hai nhà khoa học nữ là PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và PGS – TS Lê Thị Thanh Nhàn.

“Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”
“Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”

Nhiều người thán phục trước những tấm gương nạn nhân da cam đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trở thành những người có ích cho xã hội.

“Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”

“Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”

Nhiều người thán phục trước những tấm gương nạn nhân da cam đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trở thành những người có ích cho xã hội.

Người Việt tại Stuttgart ủng hộ trẻ nhiễm chất độc da cam
Người Việt tại Stuttgart ủng hộ trẻ nhiễm chất độc da cam

Người Việt tại Stuttgart ngày 9/12 tổ chức quyên góp kinh phí ủng hộ trẻ em Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam, dioxin.

Người Việt tại Stuttgart ủng hộ trẻ nhiễm chất độc da cam

Người Việt tại Stuttgart ủng hộ trẻ nhiễm chất độc da cam

Người Việt tại Stuttgart ngày 9/12 tổ chức quyên góp kinh phí ủng hộ trẻ em Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam, dioxin.

Niềm hy vọng cho người phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin
Niềm hy vọng cho người phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin

(VOV) -Nếu kết quả tẩy độc thành công sẽ góp phần cải thiện chất lượng sống cho những người bị phơi nhiễm dioxin trên toàn quốc.

Niềm hy vọng cho người phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin

Niềm hy vọng cho người phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin

(VOV) -Nếu kết quả tẩy độc thành công sẽ góp phần cải thiện chất lượng sống cho những người bị phơi nhiễm dioxin trên toàn quốc.

Hình ảnh cảm động về hành trình  đồng hành da cam Việt-Hàn
Hình ảnh cảm động về hành trình đồng hành da cam Việt-Hàn

(VOV) - Trong suốt cuộc hành trình đầy khó khăn, vất vả, có cả những giọt mồ hôi rơi nhưng cũng đầy tình cảm ấm áp của sự sẻ chia...

Hình ảnh cảm động về hành trình  đồng hành da cam Việt-Hàn

Hình ảnh cảm động về hành trình đồng hành da cam Việt-Hàn

(VOV) - Trong suốt cuộc hành trình đầy khó khăn, vất vả, có cả những giọt mồ hôi rơi nhưng cũng đầy tình cảm ấm áp của sự sẻ chia...

Hai nữ Phó Giáo sư nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2011
Hai nữ Phó Giáo sư nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2011

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, giải thưởng Kovalevskaia năm 2011 sẽ được trao cho hai PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và Lê Thị Thanh Nhàn.

Hai nữ Phó Giáo sư nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2011

Hai nữ Phó Giáo sư nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2011

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, giải thưởng Kovalevskaia năm 2011 sẽ được trao cho hai PGS-TS Vũ Thị Thu Hà và Lê Thị Thanh Nhàn.