Nhiều giá trị truyền thống Cơ Tu được bảo tồn nhờ những người "giữ lửa"

VOV.VN - Đời sống bà con Cơ Tu được nâng cao, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm gìn giữ, bảo tồn, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

 

Dân tộc Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Huế chiếm gần 50% dân số cả huyện. Những năm gần đây, diện mạo miền núi Nam Đông có nhiều khởi sắc. 

Con đường bê tông dẫn vào thôn 1, xã Thượng Long, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế phảng phất mùi thơm vị thuốc nam bay từ phía ngôi nhà nhỏ của gia đình ông Ta Rương Mão.

Gia đình ông Mão là một trong số ít hộ ở huyện Nam Đông còn sản xuất loại rượu truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Ông chia sẻ, rượu là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống đồng bào, đặc biệt vào những dịp lễ trang trọng. Để có một loại rượu thơm ngon đặc trưng, từ xa xưa, bà con Cơ Tu đã tạo ra men rượu của riêng mình.

Ông Mão giải thích, sở dĩ men rượu của đồng bào nơi đây có hương vị đặc trưng là nhờ được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Thành phần tạo nên men rượu đều là thảo dược lấy từ trong rừng núi. Vì thế có thể chữa bệnh cho mọi người và nâng cao sinh lực, tăng cường sức khoẻ, có thể điều trị được một số bệnh thường gặp theo mùa như chân tay lạnh, đau bụng, đau mắt hay đau gan, thận, vàng da, kén ăn, bổ gân bổ cốt, giảm cholestoron trong máu… đặc biệt là ta có uống nhiều bao nhiêu cũng không bị đau đầu. Đáng buồn là, những năm gần đây, nguyên liệu chế biến bị pha tạp, cộng với việc không tuân thủ quy trình sản xuất, đã ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm men rượu truyền thống này.

Trước thực tế này, ông Ta Rương Mão đã dày công tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chế biến rượu từ những bậc cao niên với  mong muốn tìm lại hương vị rượu truyền thống của dân tộc mình. Với ông Mão, chế biến men rượu không chỉ tạo thức uống thơm ngon chất lượng mà còn để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Ông Ta Rương Mão chia sẻ: “Tôi mong muốn lưu giữu được quy trình làm men tự nhiên của dân tộc Cơ Tu không bị mai một. Đó là một nét văn hóa, là tri thức dân gian của cha ông để lại. Tôi vui mừng khi rượu dưỡng sinh Ta Rương Mão đã được chọn là sản phẩm OCOP huyện miền núi Nam Đông”.

Cũng như ông Ta Rương Mão, ông Arất Chân ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông cũng luôn trăn trở khi chứng kiến các bạn trẻ  Cơ Tu, thậm chí những người trung niên không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ông Chân kể, trước đây, bản thân ông không hề biết đánh trống chiêng. Một lần tình cờ xem chương trình sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam trên ti vi, ông chợt nhận ra rằng, văn hóa Cơ Tu cũng có nhiều nét đặc sắc cần được lưu giữ và phát huy. Từ đó, ông Chân tự đi tìm nghệ nhân am hiểu về văn hóa Cơ Tu để học hỏi. Thậm chí ông không ngại khăn gói, vượt núi, băng đến tận các  bản làng xa xôi như A Lưới (Thừa Thiên Huế), huyện Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam để học cách đánh trống chiêng, múa tân tung da dă, các làn điệu dân ca...

Được sự ủng hộ của già làng, ngừi có uy tín và người thân, bạn bè, ông mở lớp truyền dạy đánh trống chiêng cho những người yêu thích văn hóa Cơ Tu. Khi huyện Nam Đông xây dựng  Đề án “Bảo tồn văn hóa truyền thống”, lớp dạy nhạc cụ, dân ca, dân vũ được tổ chức ở tất cả 6 xã có đồng bào Cơ Tu sinh sống. Từ đây, ông cùng các nghệ nhân khác trên địa bàn có thêm cơ hội trao truyền những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.

Ông Arất Chân bộc bạch: “Nhiều các bạn trẻ ở huyện Nam Đông hiện nay không biết đánh trống chiêng, không biết múa tân tung da dă, không biết đến nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu nữa. Điều đó luôn thôi thúc tôi phải làm gì đó để giúp văn hóa truyền thống mình sống lại”.

Ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, những người am hiểu và tâm huyết với văn hóa truyền thống như ông Arất Chân và ông Ta Rương Mão chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Đây là những nhân tố nòng cốt trong việc triển khai Đề án “Bảo tồn văn hóa truyền thống” mà huyện Nam Đông đang chú trọng thực hiện. “Huyện đã mở nhiều lớp truyền dạy về văn hóa truyền thống cho lớp trẻ, chứ không lỡ những người này già yếu và mất thì các bản sắc văn hóa truyền thống như trống chiêng, dân ca dân vũ, đan lát, dệt zèng hay các phong tục tập quan hay cũng sẽ mai một”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người truyền nghề thêu thổ cẩm của người Dao
Người truyền nghề thêu thổ cẩm của người Dao

VOV.VN - Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình, bà Trương Thị Đông ở xã Bằng Cả vẫn đều đặn truyền nghề thêu thổ cẩm trên trang phục, phụ kiện cho chị em trong các bản, các xã ở thành phố Hạ Long để nhiều người vừa diện trang phục mới đi cưới hỏi, lễ hội vừa có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Người truyền nghề thêu thổ cẩm của người Dao

Người truyền nghề thêu thổ cẩm của người Dao

VOV.VN - Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình, bà Trương Thị Đông ở xã Bằng Cả vẫn đều đặn truyền nghề thêu thổ cẩm trên trang phục, phụ kiện cho chị em trong các bản, các xã ở thành phố Hạ Long để nhiều người vừa diện trang phục mới đi cưới hỏi, lễ hội vừa có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Ca dao hài hước về người phụ nữ
Ca dao hài hước về người phụ nữ

VOV.VN - Sắc thái hài hước bao trùm trong những bài ca dao trào phúng về phụ nữ. Khác với ca dao trữ tình được sáng tác nhằm giãi bày tâm tư tình cảm, ca dao hài hước dùng tiếng cười để mỉa mai, châm biếm những hiện tượng chưa lành mạnh, những thói hư tật xấu của phụ nữ trong xã hội.

Ca dao hài hước về người phụ nữ

Ca dao hài hước về người phụ nữ

VOV.VN - Sắc thái hài hước bao trùm trong những bài ca dao trào phúng về phụ nữ. Khác với ca dao trữ tình được sáng tác nhằm giãi bày tâm tư tình cảm, ca dao hài hước dùng tiếng cười để mỉa mai, châm biếm những hiện tượng chưa lành mạnh, những thói hư tật xấu của phụ nữ trong xã hội.

Giới thiệu Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên tại phố cổ Hà Nội
Giới thiệu Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên tại phố cổ Hà Nội

VOV.VN - “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” vừa được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Giới thiệu Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên tại phố cổ Hà Nội

Giới thiệu Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên tại phố cổ Hà Nội

VOV.VN - “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” vừa được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.