Nước nhiễm Asen:Người dân Mỹ Đình lao đao vì thiếu nước sạch

VOV.VN - Để có nước dùng cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, có hộ dân đã mua bình nước lọc 20 lít đóng sẵn để nấu nướng hàng ngày.

Mọi sinh hoạt đảo lộn vì thiếu nước sạch

Khu đô thị Mỹ Đình 2 (Huyện Từ Liêm-Hà Nội) đang trở thành tâm điểm của dư luận trong những ngày qua sau khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu nước tại Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 được chuyên gia Bộ Y tế tiến hành cho thấy hàm lượng Asen trong nước ở trạm này cao gấp gần 4 lần mức cho phép.  

Điều đáng nói, sau khi có thông tin Bộ Y tế kiến nghị UBND TP Hà Nội dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 (do Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - HUDS là chủ đầu tư xây dựng và cũng là đơn vị quản lý vận hành), thì hầu hết người dân ở khu đô thị vẫn không hay biết việc nguồn nước cung cấp cho gia đình mình bị nhiễm Asen. 

 

 

Để có nước sinh hoạt, các gia đình phải huy động hết xô, chậu… để chứa và tiết kiệm từng giọt

Theo phản ánh của chị Đ.T.H.N, cách đây 2 ngày, ở tòa nhà CT4 nơi chị đang sinh sống bị cắt nước. Gia đình chị N. có con nhỏ nên nhu cầu sử dụng nước nhiều hơn các gia đình khác. Trung bình mỗi tháng gia đình chị dùng từ 15-20 khối nước, nên khi Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 dừng cấp nước tạm thời đã khiến mọi sinh hoạt trong gia đình trở lên đảo lộn. 

Chị N. tỏ ra bức xúc khi nhu cầu thiết yếu nhất của con người là được sử dụng nước sạch đã không được chủ đầu tư cung cấp đảm bảo. Để có nước dùng cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, chị N. đã bỏ tiền mua bình nước lọc 20 lít đóng sẵn để nấu nướng hàng ngày. 

“Để có nước sinh hoạt, chúng tôi phải rất tiết kiệm. Tôi phải dồn nước sau khi rửa rau vào 1 xô để lấy nước dội nhà vệ sinh. Không đủ nước ăn, nên việc tắm giặt cũng gần như xa xỉ. Nhà có con nhỏ, nên vợ chồng phải tiết kiệm nước để dành nước cho các con. Có hôm phải “nhịn” tắm hoặc sang nhà bố mẹ để tắm nhờ chứ cũng không biết làm thế nào”, chị N. thở dài.

Chị N. kể, sau khi biết được thông tin hàm lượng Asen trong nước ở Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 cao gấp 4 lần mức cho phép khiến chị vô cùng hoang mang, lo lắng. Vợ chồng chị có 2 con nhỏ, cháu thứ 2 mới được 7 tháng tuổi, hàng ngày, chị vẫn dùng nước trực tiếp từ bể của tòa nhà chảy xuống vòi của gia đình để nấu bột, pha sữa cho con. Chuyển về đây ở từ năm 2004, đến nay đã 10 năm cả gia đình chị phải sử dụng nguồn nước này và không hiểu đến nay sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng như thế nào.

 

 

Gia đình bà Bẩy (khu CT4) cũng phải dùng bình loại 20 lít để tích trữ nước 

Chúng tôi sang nhà chị Nguyễn Quỳnh Phương (phòng 310, tòa nhà CT4) vào 11h30 trưa 6/7, đúng vào lúc cả gia đình đang dắt díu nhau ra quán ăn gần nhà để ăn trưa. Chị Phương cho biết, từ khi công ty HUDS dừng cấp nước tạm thời, gia đình chị toàn phải ăn uống ở bên ngoài. Mặc dù nước sinh hoạt đã được cấp trở lại vào hôm qua, nhưng lượng nước không đủ cho các hộ dân đang sinh sống tại các tòa nhà, nhất là các hộ ở tầng cao vì nước không đủ mạnh để bơm lên. Vì vậy, các gia đình phải huy động hết xô, chậu… để chứa nước và phải tiết kiệm từng giọt.

Chị Phương búc xúc: “Dạo trước, cứ mấy tháng công ty lại cho người thau rửa bể chứa nước một lần, nhưng mấy tháng nay chúng tôi không thấy công ty làm việc này nữa. Hôm qua, tôi mở vòi nước ở gia đình ra thì thấy nước đỏ au như nước sông Hồng. Nước đó cũng chẳng để làm gì, nhưng tôi vẫn phải xả ra dự trữ vào chậu, xô để dội nhà vệ sinh”

Chị Phương cho biết, thời điểm hiện tại, trạm cấp nước nói rằng đang dùng 50% nước của Nhà máy Nước sạch sông Đà, 50% nước từ nguồn nước của trạm. Tuy nhiên, trên thực tế, hai đường ống nước này vẫn song song hoạt động nên rất khó kiểm tra việc lúc nào trạm sử dụng nước sông Đà và lúc nào trạm sử dụng nước tự sản xuất.

“Hằng tháng chúng tôi phải trả tiền cho trạm cấp nước để được nước sạch trong khi thực tế phải dùng nước nhiễm Asen. 5000 người tiêu dùng ở khu vực này đã phải mất tiền, lại có khi còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thì đơn vị nào chịu trách nhiệm, họ sẽ bồi thường cho chúng tôi như thế nào?”, chị Phương bày tỏ.

Biết nước nhiễm Asen từ lâu?

Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Hương (phòng 410-CT3A), gia đình chị chuyển về sống tại đây từ năm 2004, sử dụng nguồn nước từ Trạm cấp nước Mỹ Đình 2 cung cấp. Chị Hương không quá bất ngờ trước thông tin hàm lượng Asen trong nước sinh hoạt cao gấp gần 4 lần so với quy định cho phép, vì vợ chồng chị đã phát hiện ra điều này cách đây 8 năm.

 

Dù lo sợ, nhưng nhiều gia đình ở Khu đô thị Mỹ Đình 2 vẫn buộc phải dùng nước nhiễm Asen

Chị Hương kể, sau khi chuyển về đây sinh sống chưa được bao lâu, chị quan sát thấy trên các đồ dùng bằng inox trong gia đình bị ố vàng, nhiều hôm xả nước ra thấy nước không trong sạch như bình thường. Nghi ngờ nguồn nước không đảm bảo chất lượng, chồng chị đã mang mẫu nước đi xét nghiệm thì kết quả cho thấy hàm lượng Asen cao hơn nhiều mức cho phép. 

Cách đây 2 năm, chồng chị Hương tiếp tục đem mẫu nước đi xét nghiệm và vẫn nhận được kết quả giống lần trước. Quá hoảng sợ và bất ngờ, nên gia đình chị chỉ dùng nước do trạm cấp nước Mỹ Đình 2 cung cấp để tắm giặt và tự đi mua bình nước loại 20 lít đóng sẵn để ăn uống.

Theo chị Hương, mỗi tháng chị phải chi 530.000 đồng để mua 10 bình nước loại 20 lít của hãng Lavie để nấu nướng. Ngoài ra, chị còn phải trả thêm 100.000-120.000 đồng cho đơn vị cấp nước ở tòa nhà. Như vậy, tính riêng khoản tiền nước sinh hoạt trong 1 tháng của gia đình chị Hương đã lên tới 600.000-650.000 đồng.

“Chi phí nước sinh hoạt đã quá đắt đỏ, còn chưa kể tới rất nhiều loại phí dịch vụ khác như phí vệ sinh, gửi xe … Vì gia đình có con nhỏ, nên chúng tôi phải đầu tư, chứ nhiều gia đình không có điều kiện thì dù có biết nước nhiễm độc thì vẫn phải dùng nguồn nước này để sinh hoạt”, chị Hương ái ngại.

Kết luận mẫu nước do bà Phạm Thị Hoạch đem đi phân tích tại Viện Công nghệ môi trường Việt Nam 

Tìm hiểu thực tế từ Khu dân cư Mỹ Đình 2, sự việc người dân bức xúc về nguồn nước này đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Sau khi nhận thấy nguồn nước có những biểu hiện bất thường như hay vẩn đục, nước có cặn, các hộ gia đình đã độc lập đem mẫu nước đi xét nghiệm ở cơ quan chuyên môn. Vào tháng 1/2013, cư dân khu nhà CT3A do bà Phạm Thị Hoạch – người đại diện đã lấy mẫu nước đi xét nghiệm tại Viện Công nghệ môi trường Việt Nam.

Ngày 30/1/2013, Viện Công nghệ môi trường Việt Nam trả kết quả với chỉ số Asen trong nước sinh hoạt là 0,03 mg/l (cao gấp 3 lần so với quy định cho phép). Ngay sau khi có kết quả, cư dân đã kiến nghị với trạm cấp nước Mỹ Đình 2 và nhận được lời hứa sẽ thay thế hệ thống lọc. Tuy nhiên, theo cư dân khu vực này, không biết là trạm cấp nước đã thay thế hệ thống lọc thế nào vì không ai được biết mà cũng không có thông báo.

Tình trạng nước sinh hoạt ở Hà Nội không đảm bảo vệ sinh đã được người dân phản ánh liên tục, song chất lượng nguồn nước vẫn không thay đổi đã khiến người dân hoang mang, lo lắng. Lần này, với việc Bộ Y tế chính thức công bố các kết quả xét nghiệm nước ở Hà Nội có nhiều chất độc hại và có những đề nghị cụ thể, người dân hy vọng nguồn nước thiết yếu của cuộc sống hàng ngày sẽ được cải thiện và đảm bảo hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước nhiễm Asen: Chất lượng nước ở khu Mỹ Đình 2 không ổn định
Nước nhiễm Asen: Chất lượng nước ở khu Mỹ Đình 2 không ổn định

VOV.VN - Kết quả xét nghiệm gần nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vào ngày 14/5/2014 cho thấy hàm lượng Asen nằm trong giới hạn cho phép.

Nước nhiễm Asen: Chất lượng nước ở khu Mỹ Đình 2 không ổn định

Nước nhiễm Asen: Chất lượng nước ở khu Mỹ Đình 2 không ổn định

VOV.VN - Kết quả xét nghiệm gần nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội vào ngày 14/5/2014 cho thấy hàm lượng Asen nằm trong giới hạn cho phép.

Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình 2
Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình 2

VOV.VN - Trạm này có công suất 800m3/ngày đêm cung cấp nước cho 5.000 gia đình, có nồng độ Asen gấp 4 lần cho phép.

Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình 2

Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Đình 2

VOV.VN - Trạm này có công suất 800m3/ngày đêm cung cấp nước cho 5.000 gia đình, có nồng độ Asen gấp 4 lần cho phép.

Dân Mỹ Đình không biết nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen
Dân Mỹ Đình không biết nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen

VOV.VN - Trong 10 hộ gia đình được hỏi, chỉ có 1 hộ duy nhất trả lời có biết thông tin, nhưng gia đình vẫn sử dụng nước bình thường.

Dân Mỹ Đình không biết nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen

Dân Mỹ Đình không biết nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen

VOV.VN - Trong 10 hộ gia đình được hỏi, chỉ có 1 hộ duy nhất trả lời có biết thông tin, nhưng gia đình vẫn sử dụng nước bình thường.

5.000 hộ dân dùng nước nhiễm thạch tín: Vô cảm!
5.000 hộ dân dùng nước nhiễm thạch tín: Vô cảm!

VOV.VN -Câu hỏi ở đây là ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi để 5.000 hộ dân mất tiền mua nước mà vẫn ngày ngày bị đầu độc bởi nước bẩn.

5.000 hộ dân dùng nước nhiễm thạch tín: Vô cảm!

5.000 hộ dân dùng nước nhiễm thạch tín: Vô cảm!

VOV.VN -Câu hỏi ở đây là ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi để 5.000 hộ dân mất tiền mua nước mà vẫn ngày ngày bị đầu độc bởi nước bẩn.

Nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen - kẻ giết người vô hình
Nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen - kẻ giết người vô hình

VOV.VN -Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen cũng được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1.

Nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen - kẻ giết người vô hình

Nước sinh hoạt nhiễm độc tố Asen - kẻ giết người vô hình

VOV.VN -Asen là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen cũng được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1.