Sinh viên Thủ đô bàn giải pháp bảo vệ động vật hoang dã

(VOV) -Theo Sách đỏ Việt Nam, nước ta có 116 loài động vật hoang dã ở mức nguy cấp rất cao, 9 lên mức coi như đã tuyệt chủng.

Những vụ buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp có trị giá hàng tỷ USD đã và đang đe dọa hệ sinh thái độc đáo của châu Á, đồng thời tước đi những lợi ích mà nó mang lại cho con người. Điều này cũng làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, gia tăng các tổ chức tội phạm và làm tăng nguy cơ nhiễm các loại bệnh dịch lây từ động vật sang người.

Theo báo cáo tại Hội thảo “Thanh niên với công tác bảo tồn động vật hoang dã” ngày 21/5, tại Hà Nội được tổ chức bởi Thành đoàn Hà Nội và Cục bảo tồn đa dạng sinh học cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tham gia xu hướng này ngày càng mạnh mẽ.

 
Tê giác Java đã tuyệt chủng tại Việt Nam (Ảnh: WWF)

Báo cáo tham luận của đại diện đến từ Cục bảo tồn đa dạng sinh học cho biết hiện nay việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài theo hướng tiêu cực, chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu (tăng cường gây nuôi, xuất khẩu các loài động vật có giá trị kinh tế: khỉ, cá sấu…) là nguyên nhân chính mất sinh cảnh của các loài ĐVHD. Bên cạnh đó, nạn săn bắt, buôn bán trái phép, khai thác thiếu bền vững và quá mức; chính sách, văn bản còn chồng chép và thiếu hướng dẫn cụ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều loài ĐVHD đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Theo thực trạng hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 19 nước có số loài hoang dã bị đe dọa, top 15 nước về số loài thú bị đe dọa. Theo Sách đỏ Việt Nam, số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ 365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm 2007), trong đó có 116 loài ở mức nguy cấp rất cao, 9 loài từ nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng.

Để ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh học, tại buổi hội thảo nhiều đoàn viên thanh niên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã đưa ra những sáng kiến cụ thể, thiết thực.

 
 Bạn Hoàng Tiến Dũng (Đại học Thủy lợi)

"Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng vẫn còn nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt, chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Theo đó, chúng ta phải sử dụng các biện pháp giáo dục và tuyên truyền để giảm thiểu việc tiêu thụ sản phẩm từ ĐVHD đã ăn sâu vào văn hóa ăn uống của người dân Việt Nam. Tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí về ĐVHD, đưa các hình ảnh về ĐVHD vào gần hơn với cuộc sống, nhà hàng, khách sạn, trường học, khu vui chơi giải trí là những nơi thu hút được nhiều người quan tâm nhất. Cần có chế tài đặc biệt xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cam kết không tiêu thụ ĐVHD. Mỗi đoàn viên, sinh viên hãy là một tình nguyện viên tích cực nhất trong việc tham gia tuyên truyền, hạn chế nạn săn bắt và tiêu thụ ĐVHD".

 
 Phạm Thị Tuyến (Khoa Công nghệ Sinh học - ĐH Khoa học Tự nhiên)

"Các vườn quốc gia cần chú trọng bảo vệ sinh cảnh của ĐVHD, tích cực tuyên truyền bảo vệ ĐVHD, hạn chế sử dụng ĐVHD, sử dụng các chính sách về ĐVHD như tăng cường đường dây nóng, báo cáo nạn buôn bán trái phép, tăng cường biện pháp về kinh tế như thuế, sử phạt đối tượng buôn bán ĐVHD.

Sinh viên chúng ta có thể tham gia vào tổ chức bảo tồn có uy tín như ENV… báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng phát hiện các hành vi buôn bán ĐVHD. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn có thể tham gia các tổ chức, sự kiện tuyên truyền chống buôn bán, săn bắt ĐVHD như đạp xe vận động, trồng cây tăng cường sinh cảnh cho ĐVHD".

Nguyễn Khánh Toàn (ĐH Khoa học Tự nhiên): Trước kia nạn săn bắt thú rừng, ĐVHD ở Việt Nam thường xảy ra ở đồng bào dân tộc miền núi. Do họ sống gần gũi với tự nhiên, nên họ có kinh nghiệm trong việc khai thác thú rừng và đó cũng là kế sinh nhai của họ. Khi chúng ta tuyên truyền, phổ biến người dân không được tham gia săn bắn, bẫy bắt ĐVHD đã khiến cho nguồn sinh kế của họ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chú trọng đến đối tượng người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, những người trực tiếp tham gia săn bắt ĐVHD, đi kèm theo đó là những hành động thiết thực để nguồn sống cũng như kinh tế của họ được đảm bảo, giúp họ không quay lại con đường săn bắt trái phép./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà hàng tại Chùa Hương ngang nhiên bán động vật hoang dã
Nhà hàng tại Chùa Hương ngang nhiên bán động vật hoang dã

(VOV) -Việc bày bán ĐVHD tại Chùa Hương không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan của nơi cửa Phật linh thiêng.

Nhà hàng tại Chùa Hương ngang nhiên bán động vật hoang dã

Nhà hàng tại Chùa Hương ngang nhiên bán động vật hoang dã

(VOV) -Việc bày bán ĐVHD tại Chùa Hương không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan của nơi cửa Phật linh thiêng.

Phát hiện 1 vụ vận chuyển động vật hoang dã từ Lào
Phát hiện 1 vụ vận chuyển động vật hoang dã từ Lào

Bộ đội biên phòng và Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã bắt giữ vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã từ biên giới Lào về Việt Nam.

Phát hiện 1 vụ vận chuyển động vật hoang dã từ Lào

Phát hiện 1 vụ vận chuyển động vật hoang dã từ Lào

Bộ đội biên phòng và Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã bắt giữ vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã từ biên giới Lào về Việt Nam.

Hà Tĩnh: Thả về rừng 100kg động vật hoang dã
Hà Tĩnh: Thả về rừng 100kg động vật hoang dã

(VOV) -Đây là số động vật hoang dã thu giữ được của các đối tượng buôn bán ở biên giới.

Hà Tĩnh: Thả về rừng 100kg động vật hoang dã

Hà Tĩnh: Thả về rừng 100kg động vật hoang dã

(VOV) -Đây là số động vật hoang dã thu giữ được của các đối tượng buôn bán ở biên giới.

Phát hiện vụ tiêu thụ hàng trăm kg động vật hoang dã
Phát hiện vụ tiêu thụ hàng trăm kg động vật hoang dã

(VOV) - Số động vật hoang dã này gồm nhiều cá thể rắn, trăn, kỳ đà, tê tê... đang sống được cất giấu dưới gầm xe.

Phát hiện vụ tiêu thụ hàng trăm kg động vật hoang dã

Phát hiện vụ tiêu thụ hàng trăm kg động vật hoang dã

(VOV) - Số động vật hoang dã này gồm nhiều cá thể rắn, trăn, kỳ đà, tê tê... đang sống được cất giấu dưới gầm xe.