TP.HCM: Sự thật về “sư cô” bị truất quyền nuôi con nuôi

VOV.VN - "Sư cô" Thích nữ Nguyên Thanh (tức bà Vân)  đã sử dụng con dấu vuông tự chế “CHÙA TIÊN PHƯỚC II” đóng dấu vào thư ngỏ để xin tài trợ.

 Mới đây, Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh đã truất quyền nuôi con nuôi của bà Nguyễn Thị Vân, ngụ tại 17/66/26, đường Liên khu 5-6, người tự xưng là Sư cô Thích nữ Nguyên Thanh sau khi lập ra "Chùa Tiên Phước II". Đằng sau câu chuyện truất quyền nuôi con nuôi này là hồi chuông cảnh báo về sự lơi lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, dẫn đến hậu quả là một số người đội lốt cơ sở tôn giáo, mượn danh nghĩa nhà Phật làm từ thiện để trục lợi. 

 

Cơ sở nuôi dạy trẻ thiệt thòi của bà Vân tại số nhà 17/66/45 trước đây - Ảnh do UBND Phường Bình Hưng Hòa B cung cấp
Bà Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1968, quê ở Quảng Ngãi, đã tự lập chùa ngay tại nơi cư ngụ của mình (số nhà 17/66/26, đường Liên khu 5-6, khu phố 9, phường Bình Hưng Hoà B ) với cái tên “Chùa Tiên Phước II”. Chữ “chùa” là một hình thức đánh lừa dư luận vì rằng nơi này nằm ngoài sự quản lý của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 26/6/2008, cũng tại đây, bà Vân đã đưa vào hoạt động cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi Tiên Phước 2 trái phép. Ngoài ra, bà Vân còn tổ chức Lớp học tình thương Hoa Sen tại địa chỉ gần đó (số nhà 17/66/45). Đến tháng 12/2010, cơ sở này nuôi dưỡng 15 trẻ dưới 13 tuổi trong 2 phòng ở. Một phòng khoảng 21 m2 chứa 8 trẻ từ 18 tháng tới 13 tuổi, một phòng khoảng 35 m2 chứa 7 trẻ dưới 18 tháng.

 

Chùa giả Tiên Phước 2
Dù là chùa giả, cơ sở hoạt động chui nhưng năm 2009 và 2010 bà Vân vẫn nhận được số tiền viện trợ 13.275 EURO  và 2.300 EURO quà biếu của Tổ chức Những đứa con của Rồng (Pháp), và số tiền  hơn 1 tỷ đồng trợ giúp từ thiện của các "Mạnh thường quân".

Ngoài ra, hàng từ thiện nhiều, bà Vân đem cả sữa ra tiệm tạp hóa đổi lấy các vật dụng khác, thậm chí tháng 10/2010, bà Vân còn cho đi 140 thùng sữa. Tất cả tiền, hàng từ thiện tại cơ sở này đều không được bà Vân cho vào sổ sách.

Để tăng thêm nguồn thu, ngày 7/10/2010, "Sư cô" Thích nữ Nguyên Thanh ( tức bà Vân)  đã sử dụng con dấu vuông tự chế “CHÙA TIÊN PHƯỚC II” đóng dấu vào thư ngỏ để xin tài trợ. Trong thư này, "sư cô" có liệt kê chi phí lo cho 160 trẻ mồ côi, trẻ em nghèo đặc biệt với số tiền mỗi tháng khoảng 18 triệu đồng, và ghi rõ số tiền ủng hộ gửi về tài khoản Lớp học tình thương Hoa Sen, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Tân Sơn Nhì.

 Tất cả những việc làm trên sẽ khó bị phát hiện nếu những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh tại đây được nuôi dạy tốt. Đằng này, người dân ở tổ 126, khu phố 9 rất bức xúc, xót xa khi nhiều lần nghe tiếng khóc thét thương tâm của những đứa trẻ vọng ra từ chùa, thực chất là nhà của "Sư cô" Thích nữ Nguyên Thanh.

Bé bị bệnh ngoài da tại "chùa giả" trước đây - Ảnh Quý Lâm
Ông Vũ Tuấn Vũ, tổ trưởng tổ dân phố 126 cho biết: “Bà ấy ở đây cũng lâu rồi. Bà ấy là chỉ biết bản thân mình mà không biết đến những người xung quanh. Hồi bà ấy mới đưa mấy đứa trẻ về thì môi trường đằng trước dơ dáy lắm. Rồi hàng xóm xung quanh người ta kiện cáo. Những đứa trẻ thì chúng cũng ghẻ lở hết. Rồi nhiều bé bệnh, rồi bà cũng có đánh đập tụi nó nữa. Bà ấy cứ lợi dụng ngày lễ để nhận quà cáp. Bà ấy gây những chuyện náo loạn lên ở cái xóm này…”.

Tháng 1/2011, Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã ra quyết định chấm dứt hoạt động cơ sở nuôi dạy trẻ trái phép của Sư cô Thích nữ Nguyên Thanh tức bà Nguyễn Thị Vân và yêu cầu bà Vân giao các bé cho địa phương. Tuy nhiên, sư cô này cố tình không giao, đòi nhận 12 đứa trẻ làm con nuôi.

Trước sức ép của cơ quan chức năng, bà Vân đã phải giao trẻ. Thế nhưng, tới ngày 19/8/2013, tổ kiểm tra của phường lại phát hiện bà Vân đang nuôi giữ 7 trẻ, trong đó 2 cháu bị bỏ rơi chưa làm thủ tục nhận con nuôi và 1 cháu không chứng minh được quan hệ nhân thân. Tổ kiểm tra đã đề nghị bà Vân giao 3 cháu này cho phường nhưng bà Vân không chấp hành, có thái độ chống đối.

Cuối cùng, bà Vân đã giao 2 bé, còn lại cháu Nguyễn Thanh Thiên thì tới nay bà Vân vẫn không chịu giao. Bà đề nghị được nhận cháu Nguyễn Thanh Thiên làm con nuôi. Để đảm bảo quyền lợi cho bà và cháu bé, Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hòa B đã hướng dẫn bà làm thủ tục nhận nuôi con nuôi.

“Khoảng năm 2012 bà Vân có nhận những đứa trẻ bị bỏ rơi. Không biết từ nơi nào đem đến, bà ấy cứ báo với phường là do người dân từ đâu nơi khác đem lại trước nhà bà ấy để bỏ rơi trẻ. Qua sự việc trước đây phường rút kinh nghiệm vấn đề này rất nhiều. Đảng ủy, Ủy ban kiên quyết không để những cơ sở này tồn tại trên địa bàn phường. Do đó, Ủy ban nhân dân phường cũng chỉ đạo cán bộ, anh em công an thường xuyên theo dõi cơ sở này”- Ông Nguyễn Thanh Duy Tân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân nói.

 Với quan điểm này, Phường đã yêu cầu bà Vân tháo gỡ tất cả những bảng biển có chữ “chùa”. Ngoài ra, mới đây, tại cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về việc xin nhận con nuôi của bà Nguyễn Thị Vân, người dân tổ 126 đã không đồng tình. Trong biên bản cuộc họp có ghi một số ý kiến đáng chú ý như: “đề nghị bà Vân nếu nuôi con nuôi phải được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận”; “bà Vân không có đạo đức, không thể nhận nuôi con nuôi”; “đề nghị cơ quan chức năng xác minh lại bà Vân có đủ tài chính không”.

Tại cuộc họp, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Hùng, trưởng khu phố 9, người dân đã tổ chức bỏ phiếu kín. Kết quả là 16/17 phiếu không tán thành việc bà Vân nhận con nuôi. Trên cơ sở này, phường đã có công văn chính thức trả lời bà Vân không đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi theo điểm d, khoản 1, điều 14, chương II Luật Nuôi con nuôi. Đồng thời, phường cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân quận Bình Tân có biện pháp vận động bà Vân giao bé Nguyễn Thanh Thiên cho phường để đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Hòa thượng Thích Như Niệm trả lời phóng viên VOV về chùa giả Tiên Phước 2 và sư cô đội lốt
Hòa thượng Thích Như Niệm, Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Cái gọi là chùa Tiên Phước này là tự phát, họ tự làm, họ cấu kết với địa phương đó, chứ thật ra Thành hội cũng không biết. Không làm đơn xin phép, bất chấp qui định của ban Tăng sự  Giáo hội, Hiến chương của Giáo hội. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng mà  chính quyền địa phương cần xử lý”.

Hòa Thượng Thích Như Niệm còn cho biết, bà Nguyễn Thị Vân quê ở Quảng Ngãi có tham gia học 3 năm tại Học viện Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không phải là sư cô. Bà Nguyễn Thị Vân không sinh hoạt với Thành hội Phật giáo thành phố. Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh lên án những trường hợp đội lốt tu sĩ hành xử không đúng với tinh thần từ bi của đức Phật, giả danh nhà chùa để lợi dụng lòng hảo tâm của chúng sinh.

Từ sự việc trên, Hòa thượng Thích Như Niệm đề nghị chính quyền địa phương nên kiểm tra tất cả các cơ sở nuôi giữ trẻ mồ côi tại các chùa trên địa bàn thành phố. Bởi vì theo quan sát của ông, ít có cơ sở nào làm đúng quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể, trẻ 16 tuổi là phải cho hồi gia, trẻ mồ côi từ 16 tuổi cũng phải cho ra ngoài để đào tạo nghề cho các em tìm việc làm, có nghề nghiệp. Quy định 3 người trông 10 trẻ mồ côi, bây giờ cơ sở khai nuôi từ 160-170 trẻ mà có 3 người làm thì đó là vi phạm…

Sự việc trên cho thấy, sự thiếu chặt chẽ giữa chính quyền địa phương trong việc quản lý hoạt động từ thiện - xã hội của các cơ sở tôn giáo hoặc đội lốt tôn giáo đã tạo nhiều kẽ hở cho một số phần tử lợi dụng. Mới đây, tại Hà Nội, vụ việc buôn bán trẻ em ở cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi tại Chùa Bồ Đề, quận Long Biên vỡ lở lại càng cho thấy sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chùa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chính quyền địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

11 trẻ ở chùa Bồ Đề không bị mất tích
11 trẻ ở chùa Bồ Đề không bị mất tích

VOV.VN -Đại diện công an TP Hà Nội cho biết, đã tiến hành xác minh và đa số các em đã được gia đình đón về nuôi dưỡng.

11 trẻ ở chùa Bồ Đề không bị mất tích

11 trẻ ở chùa Bồ Đề không bị mất tích

VOV.VN -Đại diện công an TP Hà Nội cho biết, đã tiến hành xác minh và đa số các em đã được gia đình đón về nuôi dưỡng.

Đưa 34 trẻ em và người già ở chùa Bồ Đề về trung tâm bảo trợ xã hội
Đưa 34 trẻ em và người già ở chùa Bồ Đề về trung tâm bảo trợ xã hội

Sáng 22/8, 34 trẻ em và người già được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề đã được đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội. Đa số trẻ em được chuyển đi trong đợt đầu tiên này là trẻ em khuyết tật.

Đưa 34 trẻ em và người già ở chùa Bồ Đề về trung tâm bảo trợ xã hội

Đưa 34 trẻ em và người già ở chùa Bồ Đề về trung tâm bảo trợ xã hội

Sáng 22/8, 34 trẻ em và người già được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề đã được đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội. Đa số trẻ em được chuyển đi trong đợt đầu tiên này là trẻ em khuyết tật.

Video: Chuyển 33 trường hợp từ chùa Bồ Đề vào trung tâm bảo trợ xã hội
Video: Chuyển 33 trường hợp từ chùa Bồ Đề vào trung tâm bảo trợ xã hội

Tại trung tâm bảo trợ, các cháu sẽ được nuôi dưỡng bằng kinh phí của thành phố với mức 700.000  đồng/tháng. 

Video: Chuyển 33 trường hợp từ chùa Bồ Đề vào trung tâm bảo trợ xã hội

Video: Chuyển 33 trường hợp từ chùa Bồ Đề vào trung tâm bảo trợ xã hội

Tại trung tâm bảo trợ, các cháu sẽ được nuôi dưỡng bằng kinh phí của thành phố với mức 700.000  đồng/tháng. 

Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục điều tra vụ chùa Bồ Đề
Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục điều tra vụ chùa Bồ Đề

Thành ủy Hà Nội yêu cầu cơ quan công an tiếp tục điều tra, sớm kết luận vụ việc có dấu hiệu mua bán trẻ em xảy ra tại chùa.

Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục điều tra vụ chùa Bồ Đề

Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục điều tra vụ chùa Bồ Đề

Thành ủy Hà Nội yêu cầu cơ quan công an tiếp tục điều tra, sớm kết luận vụ việc có dấu hiệu mua bán trẻ em xảy ra tại chùa.

Trẻ em, người già ở chùa Bồ Đề sẽ sống ra sao?
Trẻ em, người già ở chùa Bồ Đề sẽ sống ra sao?

VOV.VN -Trong tuần qua, 34 trẻ em và người già được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề đã được đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội.

Trẻ em, người già ở chùa Bồ Đề sẽ sống ra sao?

Trẻ em, người già ở chùa Bồ Đề sẽ sống ra sao?

VOV.VN -Trong tuần qua, 34 trẻ em và người già được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề đã được đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội.

Lên Ba Vì, trào nước mắt gặp lại bé bị 'bệnh hiếm gặp' ở chùa Bồ Đề
Lên Ba Vì, trào nước mắt gặp lại bé bị 'bệnh hiếm gặp' ở chùa Bồ Đề

Nhiều thành viên một nhóm hoạt động từ thiện khi gặp bé Kiều Tâm Anh tại "nhà mới" đã bật khóc vì mừng khi thấy sức khỏe bé tiến triển tốt.

Lên Ba Vì, trào nước mắt gặp lại bé bị 'bệnh hiếm gặp' ở chùa Bồ Đề

Lên Ba Vì, trào nước mắt gặp lại bé bị 'bệnh hiếm gặp' ở chùa Bồ Đề

Nhiều thành viên một nhóm hoạt động từ thiện khi gặp bé Kiều Tâm Anh tại "nhà mới" đã bật khóc vì mừng khi thấy sức khỏe bé tiến triển tốt.

Trẻ em chùa Bồ Đề sum vầy trong “nhà mới” ở Ba Vì
Trẻ em chùa Bồ Đề sum vầy trong “nhà mới” ở Ba Vì

Sau 2 ngày chuyển đến, các em nhỏ có vẻ khá thích thú với môi trường mới khang trang, rộng rãi, được các cô chăm sóc chu đáo

Trẻ em chùa Bồ Đề sum vầy trong “nhà mới” ở Ba Vì

Trẻ em chùa Bồ Đề sum vầy trong “nhà mới” ở Ba Vì

Sau 2 ngày chuyển đến, các em nhỏ có vẻ khá thích thú với môi trường mới khang trang, rộng rãi, được các cô chăm sóc chu đáo

Tiếp tục đưa người già và trẻ em ra khỏi chùa Bồ Đề đến nơi ở mới
Tiếp tục đưa người già và trẻ em ra khỏi chùa Bồ Đề đến nơi ở mới

Sau khi được các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe, các cháu nhỏ và người già có tên trong danh sách đã được chuyển đi.

Tiếp tục đưa người già và trẻ em ra khỏi chùa Bồ Đề đến nơi ở mới

Tiếp tục đưa người già và trẻ em ra khỏi chùa Bồ Đề đến nơi ở mới

Sau khi được các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe, các cháu nhỏ và người già có tên trong danh sách đã được chuyển đi.

Trụ trì chùa Bồ Đề xin dừng nuôi trẻ em
Trụ trì chùa Bồ Đề xin dừng nuôi trẻ em

Sở LĐ-TB-XH đã lên kế hoạch báo cáo thành phố Hà Nội để tiếp nhận 180 trẻ em và người già cơ nhỡ đang sống trong chùa Bồ Đề.

Trụ trì chùa Bồ Đề xin dừng nuôi trẻ em

Trụ trì chùa Bồ Đề xin dừng nuôi trẻ em

Sở LĐ-TB-XH đã lên kế hoạch báo cáo thành phố Hà Nội để tiếp nhận 180 trẻ em và người già cơ nhỡ đang sống trong chùa Bồ Đề.

Đưa 34 trẻ em, người già từ chùa Bồ Đề tới trung tâm bảo trợ xã hội
Đưa 34 trẻ em, người già từ chùa Bồ Đề tới trung tâm bảo trợ xã hội

VOV.VN -Tính đến giữa tháng 8/2014, tại chùa Bồ Đề có là 194 người, trong đó có 135 trẻ em.

Đưa 34 trẻ em, người già từ chùa Bồ Đề tới trung tâm bảo trợ xã hội

Đưa 34 trẻ em, người già từ chùa Bồ Đề tới trung tâm bảo trợ xã hội

VOV.VN -Tính đến giữa tháng 8/2014, tại chùa Bồ Đề có là 194 người, trong đó có 135 trẻ em.