An Giang: Xây dựng và làm mới các sản phẩm du lịch để phát triển bền vững

VOV.VN - Mỗi năm An Giang đón hàng triệu lượt du khách; tuy nhiên, trong số du khách này, phần lớn vẫn là du lịch tâm linh và theo mùa vụ. Để khai thác hết tiềm năng lợi thế này, mấy năm trở lại đây, địa phương đã và đang có những giải pháp, chiến lược để du lịch phát triển nhanh và bền vững.

An Giang là tỉnh có nhiều sông, núi, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo cùng chung sống lâu đời…Từ đó, đã tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng; nhiều công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mỗi năm An Giang đón hàng triệu lượt du khách; tuy nhiên, trong số du khách này, phần lớn vẫn là du lịch tâm linh và theo mùa vụ. Để khai thác hết tiềm năng lợi thế này, mấy năm trở lại đây, địa phương đã và đang có những giải pháp, chiến lược để du lịch phát triển nhanh và bền vững.

Sau thời gian đầu tư dự án và đưa vào khai thác thử nghiệm, ngày 18/1 vừa qua, sản phẩm du lịch Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc, thuộc địa bàn thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã chính thức đưa vào hoạt động. Làng bè sắc màu với hơn 160 bè nuôi cá của người dân, được sơn phủ 6 màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím… tạo nên khung cảnh vô cùng độc đáo. Từ khi đưa vào khai thác, làng bè này đón khoảng 3.000 lượt du khách mỗi tháng…

Chị Võ Thị Minh Uyên, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Hồi trước em đi, làng bè này chưa có sơn màu sắc, bây giờ tới đây đã thấy đổi mới, sơn mỗi nhà bè mỗi màu, nhìn rất sinh động và thấy cúng thoáng và sạch sẽ và thoáng…Em nghĩ là có thể kết hợp với các điểm du lịch văn hóa tâm linh ở đây để thành một cái tour cuốn hút khác từ các miền Việt Nam đến thăm quan. Đây cũng là một nét văn hóa rất đặc sắc của ĐBSCL”.

Tại huyện Chợ Mới, khoảng gần 2 năm trở lại đây, hai khu du lịch sinh thái cũng đã đưa vào hoạt động đó là: Khu du lịch sinh thái Cồn Én và Khu du lịch sinh thái Mỹ Luông. Hai khu du lịch này gồm nhiều khu tiểu cảnh quan đẹp, độc đáo, đậm nét miền Tây sông nước, như: tổ hợp bãi tắm kết hợp khu vui chơi giải trí dưới nước, khu nhà hàng, quầy lưu niệm, du thuyền, các chòi để du khách dừng chân check- in…

Ông Nguyễn Văn Nghỉ, chủ Khu Du lịch sinh thái cồn Én cho biết, mặc dù khu du lịch này đã đi vào hoạt động được hơn một năm và được đánh giá là điểm đến hấp dẫn và đặc sắc tại khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay, hạ tầng giao thông đến đây không được thuận tiện, nên lượng khách vẫn còn khiêm tốn.

Ông Nghỉ nói: “Riêng khu du lịch này, mọi người đã đến tham quan trải nghiệm đều nói nó có sự khác biệt. Cái điểm này nó xa trung tâm, nên hiện tại nó cách trở, khó khăn về giao thông, cái lối vào nó bị hẹp 1 đoạn khoảng 2km, thành ra cái lượng khách chưa được đạt theo ý mong muốn của mình. Với khu lưu trú của em đang thi công, dự kiến trong năm nay là xong. Hy vọng thời gian gần đây đường xá thông thoáng hơn, sẽ kết nối được nhiều khu, điểm với nhau, để tạo thành cái chuỗi, để cho mọi du khách gần xa đến thăm quan trải nghiệm; thì khu của mình sẽ đón khách được nhiều hơn”.

Đó là 2 trong hàng chục sản phẩm du lịch được địa phương xây dựng, làm mới trong vài năm gần đây. Ngoài ra, ngành du lịch, các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động, tích cực nâng cấp, bổ sung, xây dựng và làm mới một số sản phẩm du lịch khác để đáp ứng nhu của du khách; đồng thời nhằm gia tăng những trải nghiệm mới, tạo ra những phong cách du lịch mới như: trekking núi Cấm; đêm nhạc acoustic trên núi Cấm; biểu diễn dù lượn, diều lượn, khinh khí cầu...Đây cũng được xem là “chìa khóa” để thu hút du khách, nhất là giới trẻ đến tham quan, trải nghiệm như.

Theo một số chuyên gia về lĩnh vực du lịch, thời gian qua, An Giang đã nỗ lực khai thác tiềm năng du lịch đa dạng của địa phương, tuy nhiên việc khai thác vẫn còn hạn chế, cho nên số lượng du khách đến với An Giang cao, nhưng tỉ lệ lưu trú và chi tiêu thấp. Thực tế, thống giao thông đường bộ, cơ sở vật chất hạ tầng các khu, điểm du lịch đầu tư, quy hoạch thiếu đồng bộ; chưa kết hợp hài hòa giữa du lịch tâm linh và các sản phẩm du lịch khác; thiếu các dịch vụ du lịch phụ trợ như; hệ thống nhà hàng, khách sạn, nơi lưu trú còn nhỏ lẻ,  chưa có nhiều khu vui chơi giải trí, thiếu trung tâm mua sắm hiện đại…Từ đó, dẫn đến việc không thu hút và giữ chân du khách.

PGS, TS Huỳnh Quốc Thắng, Giảng viên Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng như hiện nay của An Giang là hoàn toàn trúng và đã có hiệu quả tích cực. Tuy nhiên cần đầy mạnh đi vào chiều sâu và cao hơn để phát huy hết nguồn tài nguyên vốn còn rất phong phú của An Giang; từ nguồn tài nguyên biến thành sản phẩm du lịch thực sự, để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của địa phương”.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, năm 2023, An Giang đón khoảng 8,5 triệu lượt khách, tăng 13% so với năm ngoái. Năm nay, ngành du lịch An Giang đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Trong đó khách lưu trú ước đạt 800 ngàn lượt; doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt khoảng 6.200 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch An Giang tiếp tục khai thác các sản phẩm dịch vụ du lịch hiện có, không ngừng xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng du lịch của địa phương; nhằm định vị điểm đến, hướng đến đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách. Trong đó, du lịch tâm linh vẫn là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, đồng thời tiếp tục khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch mà An Giang còn nhiều tiềm năng để phát triển như: Du lịch gắn với hệ sinh thái sông-núi-rừng, du lịch nông nghiệp, du lịch thăm quan nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa…hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững.

Ông Phạm Thế Triều, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết thêm: “Cụ thể, Du lịch tâm linh: khai thác Khu du lịch quốc gia Núi Sam và khu du lịch núi cấm, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch nhằm tạo nền tảng đột phá, thúc đẩy các khu, điểm du lịch khác phát triển. Về du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với khu vực Thất Sơn huyền bí. Du lịch sinh thái, sông nước: tập trung khai thác phát triển điểm du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư; tuyến tham quan du lịch 3 xã Cù Lao Giêng; tuyến thăm quan chợ nổi Long Xuyên gắn với thăm quan khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng; tuyến thăm quan Làng bè, Làng Chăm Châu Phong…”.

Bên cạnh đó, tỉnh An Giang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tiếp tục triển khai chương trình hành động hạ tầng du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bảo vệ môi trường du lịch tại các cơ sở kinh doanh hoạt động dịch vụ du lịch, để đảm bảo sự hài lòng của du khách; khẳng định vị thế du lịch An Giang là một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn du khách.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam lỡ "cơ hội vàng" vì vắng mặt tại các hội chợ du lịch
Việt Nam lỡ "cơ hội vàng" vì vắng mặt tại các hội chợ du lịch

VOV.VN - Gian hàng chung của ngành du lịch Việt Nam đã vắng mặt tại 2 hội chợ du lịch hàng đầu thế giới gần đây như WTM London, Anh (tháng 11/2023) và ITB Berlin, Đức (tháng 3/2024).

Việt Nam lỡ "cơ hội vàng" vì vắng mặt tại các hội chợ du lịch

Việt Nam lỡ "cơ hội vàng" vì vắng mặt tại các hội chợ du lịch

VOV.VN - Gian hàng chung của ngành du lịch Việt Nam đã vắng mặt tại 2 hội chợ du lịch hàng đầu thế giới gần đây như WTM London, Anh (tháng 11/2023) và ITB Berlin, Đức (tháng 3/2024).

Chuyến tàu du lịch kết nối Huế - Đà Nẵng vận hành vào cuối tháng 3
Chuyến tàu du lịch kết nối Huế - Đà Nẵng vận hành vào cuối tháng 3

VOV.VN - Chiều 14/3, Đoàn công tác của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc vận hành đoàn tàu du lịch nối Huế - Đà Nẵng. Ngành Đường sắt dự kiến vận hành chuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng vào cuối tháng 3, có tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

Chuyến tàu du lịch kết nối Huế - Đà Nẵng vận hành vào cuối tháng 3

Chuyến tàu du lịch kết nối Huế - Đà Nẵng vận hành vào cuối tháng 3

VOV.VN - Chiều 14/3, Đoàn công tác của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc vận hành đoàn tàu du lịch nối Huế - Đà Nẵng. Ngành Đường sắt dự kiến vận hành chuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng vào cuối tháng 3, có tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”.

Đảm bảo cung cấp điện an toàn cho khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024
Đảm bảo cung cấp điện an toàn cho khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

VOV.VN - Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Công ty Điện lực Điện Biên đã xây dựng các phương án chi tiết, cụ thể, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố, đảm bảo việc cấp điện an toàn, liên tục, ổn định.

Đảm bảo cung cấp điện an toàn cho khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

Đảm bảo cung cấp điện an toàn cho khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024

VOV.VN - Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ các sự kiện trong Năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Công ty Điện lực Điện Biên đã xây dựng các phương án chi tiết, cụ thể, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố, đảm bảo việc cấp điện an toàn, liên tục, ổn định.