Bánh gai Hát Lót thơm ngon níu chân du khách

VOV.VN - Bánh gai Hát Lót thơm ngon ít nhiều đã góp phần tăng thêm sự phong phú của sản vật bánh trái Tây Bắc ngày Tết.

Xuôi quốc lộ 6 từ Sơn La đi Hà Nội, cách trung tâm huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chừng 10km, tiểu khu 10, xã Hát Lót từ lâu đã được nhiều bà con địa phương biết đến với sản phẩm bánh gai truyền thống.

Những ngày giáp Tết này, dọc quốc lộ 6 địa phận tiểu khu 10, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn thơm nức hương bánh gai. Tiếng máy xay giã gạo, giã lá vang lên đều đặn, dồn dập hơn. Bếp lửa trong các gia đình làng bánh ngày đêm đỏ rực chuẩn bị hàng nghìn mẻ bánh cung cấp cho các đơn đặt hàng. Rất đông du khách qua đây cùng dừng chân để mua bánh làm quà Tết cho người thân, gia đình.

Ảnh: VnExpress

Chị Nguyễn Thị Sinh, du khách đến từ Hải Phòng cho biết: “Tôi hay đi qua vùng này, mỗi lần qua tôi đều mua bánh gai ở đây, bà con ở đây làm bánh rất chất lượng. Nhân bánh rất thơm, có mùi thơm của dầu chuối, nước cốt dừa. Nhiều nhà tối thấy có cả lạc nữa nên mùi rất thơm và ngậy. Khi đã mua một vài lần thấy rất chất lượng nên tôi rất thích, nếu người thân và bạn bè muốn mua, tôi đều giới thiệu họ vào mua ở đây”.

Gia đình chị Nguyễn Thị Dung là một trong những hộ làm bánh gai đầu tiên và lâu năm nhất ở đây cho biết: được cha mẹ truyền nghề từ làng bánh gai Yên Sở - Hà Tây cũ, chị đã mang nghề lên Sơn La lập nghiệp cách đây gần chục năm. Lúc đầu, gia đình chỉ làm phục vụ bà con trong khu vực và người qua đường, mỗi ngày khoảng 50-150 chiếc với giá bán 20.000/10 chiếc. Dần dần, bánh gai ở đây ngày càng được nhiều người biết đến, đặt mua. Đến năm 2013, mỗi ngày gia đình chị bán được từ 200-300 chiếc, cao điểm có thể bán được 500 chiếc một ngày, với giá bán 50.000/10 chiếc.

Theo chị Dung, để có được một chiếc bánh gai ngon thì không được xem nhẹ bất cứ công đoạn nào trong khi làm bánh, dù chỉ là chọn lá chuối gói. Lá chuối phải là loại khô tự nhiên từ trên thân cây bứt xuống, tuyệt nhiên không được dùng lá chuối tươi phơi khô. Gạo nếp thơm dẻo, ngâm nước khoảng 2 tiếng, vo sạch, đổ ra cho ráo nước, sau đó xay gạo nhuyễn thành bột mịn. Mật mía loại ngon, đậu xanh làm nhân phải là những hạt căng tròn không bị lép, dừa nạo thành sợi trắng mịn và lá gai tước gân, luộc kỹ rồi giã hoặc xay thật mịn màng. Sau đó trộn bột gạo vào bột lá và đường với tỷ lệ 1 kg gạo + 1kg đường + 3 lạng bột lá gai. Cho hỗn hợp  này vào máy đảo đều để hỗn hợp trộn lẫn vào nhau mới ra được vỏ bánh gai màu đen.

Nhân bánh dùng đỗ xanh ngâm khoảng 4 tiếng, vo sạch, nấu chín, giã nhuyễn; dừa nạo thành sợi nhỏ; lạc rang giã nhuyễn (ngày tết có thêm mứt dừa, bí) cho bánh thơm ngon hơn. Sau đó trộn lẫn vào với nhau, tỷ lệ 2kg đậu/1kg đường. Khi đã có đủ các nguyên liệu thì mới làm bánh và bánh ít nhất phải được gói 2 lớp lá chuối, khi đã gói xong thì xếp bánh vào nồi xôi khoảng 2 tiếng sau đó bỏ ra để khoảng 2 tiếng là ăn được.

Không chỉ những gia đình làm lâu năm như chị Nguyễn Thị Dung mà nhiều gia đình mới học nghề và bắt đầu làm nghề bánh gai này tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn cũng đã có nguồn thu ổn định, và từ đó đã giúp họ thoát nghèo. Gia đình chị Nguyễn Thị Vị, quê ở Phú Thọ, khi mới lên đây gia đình chị làm nghề nông như: trồng mía, cà phê và chăn nuôi. Nhưng nguồn thu không đủ trang trải cho cuộc sống. Đến năm 2009 gia đình chị bắt đầu học và làm bánh gai. Những ngày đầu mới làm cũng chỉ bán được vài chục cái 1 ngày. Đến bây giờ đã bán được từ 200-300 chiếc/ngày, những ngày cao điểm có thể bán được 400-500 chiếc/ngày. Bình quân gia đình chị có nguồn thu gần 100 triệu đồng/năm từ bán bánh gai, cùng với các nguồn thu khác gia đình chị cũng thu về trên dưới 200 triệu đồng một năm.

Tiểu khu 10, xã Hát Lót có trên 180 hộ, thì có hơn 50 hộ làm bánh gai. Sự đóng góp của làng nghề bánh gai, cộng với các dịch vụ khác đã giúp tiểu khu hiện đã có tới 40% số hộ giàu, 40% hộ khá, 19% là hộ đủ ăn, còn số hộ nghèo chỉ còn 2%. Để bánh gai luôn đảm bảo được chất lượng, chính quyền tổ 10 và xã Hát Lót thường xuyên tạo điều kiện cho những hộ làm bánh gai tham gia các lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan chức năng tổ chức.

Tết đến xuân về, chiếc bánh gai Hát Lót lại có mặt tại không ít gia đình ở địa phương và các huyện lân cận. Bánh gai Hát Lót với sự thơm dẻo của nó ít nhiều cũng đã góp phần tăng thêm sự phong phú của sản vật bánh trái Tây Bắc ngày Tết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đồng bào dân tộc Thái trắng ăn Tết Xíp xí giữa lòng Thủ đô
Đồng bào dân tộc Thái trắng ăn Tết Xíp xí giữa lòng Thủ đô

VOV.VN -Tết Xíp Xí không chỉ là ngày con cháu hướng về tổ tiên, làm lễ cúng tổ tiên, trời đất để cầu mong cuộc sống an lành mà còn là dịp để quan tâm thế hệ trẻ.

Đồng bào dân tộc Thái trắng ăn Tết Xíp xí giữa lòng Thủ đô

Đồng bào dân tộc Thái trắng ăn Tết Xíp xí giữa lòng Thủ đô

VOV.VN -Tết Xíp Xí không chỉ là ngày con cháu hướng về tổ tiên, làm lễ cúng tổ tiên, trời đất để cầu mong cuộc sống an lành mà còn là dịp để quan tâm thế hệ trẻ.

Xuân sớm ở làng hoa Phú Mậu - Huế
Xuân sớm ở làng hoa Phú Mậu - Huế

VOV.VN - Làng hoa Phú Mậu, TP Huế, những ngày giáp Tết, những người nông dân mải mê với công việc chăm sóc hoa.

Xuân sớm ở làng hoa Phú Mậu - Huế

Xuân sớm ở làng hoa Phú Mậu - Huế

VOV.VN - Làng hoa Phú Mậu, TP Huế, những ngày giáp Tết, những người nông dân mải mê với công việc chăm sóc hoa.

Chùm ảnh: Rực rỡ đường hoa Xuân Bạch Đằng - Đà Nẵng
Chùm ảnh: Rực rỡ đường hoa Xuân Bạch Đằng - Đà Nẵng

VOV.VN - Với chủ đề “Đà Nẵng rực rỡ sắc xuân”, đường hoa Xuân Bạch Đằng 2015 tại khu vực cầu Rồng bờ tây sông Hàn, TP Đà Nẵng.

Chùm ảnh: Rực rỡ đường hoa Xuân Bạch Đằng - Đà Nẵng

Chùm ảnh: Rực rỡ đường hoa Xuân Bạch Đằng - Đà Nẵng

VOV.VN - Với chủ đề “Đà Nẵng rực rỡ sắc xuân”, đường hoa Xuân Bạch Đằng 2015 tại khu vực cầu Rồng bờ tây sông Hàn, TP Đà Nẵng.

Tái hiện nghi thức Thượng Nêu trong Hoàng cung- Đại nội Huế
Tái hiện nghi thức Thượng Nêu trong Hoàng cung- Đại nội Huế

VOV.VN - Lễ dựng nêu là một nghi lễ cổ có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Việt.

Tái hiện nghi thức Thượng Nêu trong Hoàng cung- Đại nội Huế

Tái hiện nghi thức Thượng Nêu trong Hoàng cung- Đại nội Huế

VOV.VN - Lễ dựng nêu là một nghi lễ cổ có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Việt.

Người lưu giữ nét tinh tế của mâm cỗ Tết Hà Nội
Người lưu giữ nét tinh tế của mâm cỗ Tết Hà Nội

VOV.VN -Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết, chúng ta cần lưu giữ được truyền thống thì mới có bản sắc trong cái Tết của mình.

Người lưu giữ nét tinh tế của mâm cỗ Tết Hà Nội

Người lưu giữ nét tinh tế của mâm cỗ Tết Hà Nội

VOV.VN -Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết, chúng ta cần lưu giữ được truyền thống thì mới có bản sắc trong cái Tết của mình.