Bình Thuận làm gì để phát triển du lịch xanh?

VOV.VN - Thời gian qua, Bình Thuận đang cố gắng đầu tư xây dựng những chiến lược phù hợp để đưa du lịch đi theo định hướng phát triển du lịch xanh, bền vững. Tuy nhiên, để hiện thực hoá định hướng trên, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch cũng cần cần sự chung tay của các cấp chính quyền và người dân địa phương.

Lộ trình xanh và cơ chế khuyến khích

Với quyết tâm, định hướng phát triển du lịch xanh, bền vững, năm 2023 tỉnh Bình Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”. Cùng với đó, tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để hiện thực hóa phát triển du lịch xanh.

Bà Trần Thị Bảo Trâm, chủ một cơ sở lưu trú ở TP Phan Thiết chia sẻ, trong Năm Du lịch Quốc gia, cơ sở lưu trú của bà nhận được rất nhiều chính sách, cũng như sự hỗ trợ từ ngành du lịch trong việc quảng bá, truyền thông để mọi người biết về Bình Thuận, không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là điểm đến du lịch xanh.

Là những người kinh doanh ngành du lịch, đặc biệt là ngành lưu trú, chúng tôi rất mong UBND tỉnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng hành cùng với Hiệp hội Du lịch tiếp tục duy trì và phát triển những điều hoặc là những quy định làm cho chúng tôi cảm thấy ngành du lịch của Bình Thuận như vậy là không chỉ phát triển ngày 1 ngày 2 mà phải được duy trì một cách bền vững. Bà Trâm nói. 

Qua gần 30 năm hình thành và phát triển, du lịch nghỉ dưỡng biển vẫn là thế mạnh của Bình Thuận, là trọng tâm để phát triển các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, Bình Thuận cũng đang chú trọng các dòng sản phẩm du lịch xanh như: du lịch sinh thái, sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng,… 

Thời gian qua, các doanh nghiệp được tuyên truyền, được kêu gọi rất nhiều về việc xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh, nhưng thực tế, lộ trình đó bắt đầu từ đâu và đi như thế nào thì doanh nghiệp lại không được hướng dẫn kỹ càng.

Ngoài việc cần có thêm cơ chế hỗ trợ khuyến khích, tình trạng môi trường chưa tốt, các loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ khách còn tạm bợ, chưa chuyên nghiệp, hoạt động thu gom, xử lý rác thải chưa tốt... cũng là các thách thức, hạn chế trong phát triển du lịch xanh tại Bình Thuận.

Đặt nền tảng vững chắc cho lộ trình xanh

Để đặt nền tảng vững chắc và phát triển từng bước đến nền kinh tế du lịch xanh, ngành du lịch Bình Thuận đang tích cực vận dụng các khái niệm xanh, mô hình xanh vào quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Né. Đồng thời lấy quy chuẩn Khu du lịch Quốc gia Mũi Né để lan toả ra các khu du lịch khác để kiểm soát việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở du lịch và các sản phẩm du lịch phải khởi điểm từ du lịch xanh.

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, khi các dự án đi vào vận hành thỏa mãn được các tiêu chí du lịch xanh, thì sẽ gia tăng việc đào tạo nguồn nhân lực để kiểm soát vận hành các sản phẩm, các dịch vụ theo hướng du lịch xanh. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về du lịch xanh, du lịch bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với văn hóa từng vùng miền để phát triển bền vững, qua đó người dân tại chỗ mới được hưởng lợi.

Ông Nhân cho biết thêm: “Có 3 nhóm; thứ nhất là bảo vệ môi trường giữ gìn xanh, sạch đẹp; thứ hai là giao tiếp thân thiện với du khách; thứ ba là chống cướp giật, chống chèo kéo và chống nâng giá không hợp lý, để giữ vững môi trường. Trong tầm nhìn từ đây đến năm 2030 thì cố gắng thiết kế 3 kênh như thế cùng với các ban ngành, hệ thống chính trị ở cộng đồng dân cư. Còn phần xây dựng hạ tầng và các sản phẩm du lịch hướng đến xanh thì thuộc các cơ quan Nhà nước tương tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư”.

Ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay, tỉnh khuyến khích các dự án du lịch lớn, có quy mô tầm cỡ hướng tới xanh hoá. Còn về cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi xanh.

"Tiêu chí các khu du lịch xanh mặc dù đã có dự thảo rồi nhưng Trung ương chưa ban hành, thì bây giờ tỉnh căn cứ vào dự thảo, tiêu chí này sẽ suy nghĩ như thế nào để vận động các doanh nghiệp trên bàn tỉnh đăng ký, lên danh mục để tỉnh nghiên cứu. Trên cơ sở đề xuất các cơ chế chính sách nào thuộc thẩm quyền của tỉnh, cơ chế chính sách nào thuộc trung ương, để làm sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp phát triển xanh", ông Nguyễn Minh nói. 

Bình Thuận được thiên nhiên ưu ái ban tặng bờ biển dài 192km cùng nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan thơ mộng; cùng với đó là các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây là tiềm năng lớn để Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Phát triển du lịch xanh không chỉ giúp tỉnh Bình Thuận bảo tồn và phát huy văn hóa, bản sắc địa phương mà còn góp phần tạo nên hướng đi bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Bình Thuận
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Bình Thuận

VOV.VN - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 12/2024.

Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Bình Thuận

Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Bình Thuận

VOV.VN - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 12/2024.

Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận
Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận

VOV.VN - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Thuận vừa báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 977, ngày 1/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030.

Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận

Chuyển đổi xanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, người trồng thanh long ở Bình Thuận

VOV.VN - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Thuận vừa báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 977, ngày 1/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030.

Ngành thuế Bình Thuận tăng cường các ngày cuối tuần để xử lý hồ sơ
Ngành thuế Bình Thuận tăng cường các ngày cuối tuần để xử lý hồ sơ

VOV.VN - Ngành thuế tỉnh Bình Thuận đang khẩn trương giải quyết các hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, huy động công chức thuế làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

Ngành thuế Bình Thuận tăng cường các ngày cuối tuần để xử lý hồ sơ

Ngành thuế Bình Thuận tăng cường các ngày cuối tuần để xử lý hồ sơ

VOV.VN - Ngành thuế tỉnh Bình Thuận đang khẩn trương giải quyết các hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, huy động công chức thuế làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.