Đà Nẵng thiếu hụt lao động khi ngành du lịch phục hồi

VOV.VN - Sau hơn 2 năm đóng băng vì tình hình dịch bệnh, đến thời điểm này, ngành du lịch Đà Nẵng đã bắt đầu những tín hiệu khả quan cho sự phục hồi. Tuy nhiên, một khó khăn mà hầu hết các đơn vị du lịch phải đối mặt đó là tuyển dụng nhân sự. 

Dịch bệnh kéo dài khiến phần lớn số lao động trong ngành du lịch ở Đà Nẵng đã phải chuyển nghề để mưu sinh. Trần Thị Thảo Vy từng làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Thái cho một công ty du lịch ở Đà Nẵng, hiện đã phải chuyển hẳn sang nghề tư vấn bảo hiểm. Nhìn lại những bức hình chụp chung cùng đoàn khách du lịch, Thảo Vy chạnh lòng kể lại lúc dịch chưa bùng phát, cô bận rộn với lịch trình dày đặc, hướng dẫn các đoàn khách Thái Lan tham quan những danh lam thắng cảnh của thành phố Đà Nẵng.

Còn lúc này Trần Thị Thảo Vy cho biết chưa sẵn sàng quay về nghề cũ vì cần sự ổn định: “Khi nghỉ nghề du lịch, tôi tìm cho mình một công việc khác như nghề làm bánh hay bán hàng online. Nhưng nhu cầu người dân bây giờ cũng cắt giảm chi tiêu nên khó khăn cho buôn bán. Bởi vậy nghề chính của tôi bây giờ là tư vấn bảo hiểm”.

Trong khi người lao động thất nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lại thiếu nhân lực do nhiều người đã chuyển sang làm việc khác, không có ý định trở lại công ty làm việc. Đây là thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. Mặc dù Chính phủ đã cho phép mở cửa đón khách nhưng tại Đà Nẵng vẫn còn khoảng 80% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động.

Ông Nguyễn Đức Cương - Tổng Quản lý khách sạn Vanda, thành phố Đà Nẵng cho biết, hai năm nay, khách sạn phải “gồng gánh” giữ chân người lao động, nhưng sự tác động quá lớn của dịch bệnh cũng khiến 40% nhân sự của khách sạn thuộc các vị trí như đầu bếp, lễ tân hay nhân viên vệ sinh,… phải nghỉ việc.

“Hai năm qua nhân lực của khách sạn cũng bị mai một vì không tạo được công ăn, việc làm cho họ, buộc khách sạn phải đóng cửa. Có đóng mở nhiều lần nhưng không hiệu quả nên khách sạn cũng mất đi nguồn nhân lực du lịch cũng khá nhiều” - ông Nguyễn Đức Cương nói.

Từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại hồi cuối tháng 4/2021, khoảng 42.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp liên quan đến du lịch đã và đang thất nghiệp, hoặc chuyển sang làm ngành nghề khác. Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, chính quyền thành phố cũng đã triển khai những chính sách đối với lao động trong lĩnh vực du lịch như cho phép vay không thế chấp, giúp họ sớm tiếp cận những nguồn hỗ trợ, phần nào giữ được "lửa nghề" để có thể sẵn sàng quay trở lại khi du lịch phục hồi.

Ông Nguyễn Xuân Bình nói: “Chúng tôi cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi trên cơ sở phối hợp giữa chính quyền, nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhiều lao động trong lĩnh vực du lịch sớm quay trở lại với công việc, khi du lịch phục hồi và du khách quay trở lại Đà Nẵng trong thời gian tới”.

Du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Trước nguy cơ thiếu hụt lao động, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết để giải quyết bài toán nhân sự cho ngành du lịch, thì cùng với việc liên kết với các trường đào tạo cần phải nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động phục hồi ngành du lịch, có chính sách thu hút nhân sự trong lĩnh vực này quay trở lại làm việc.

“Vừa qua, tôi đi thăm một nhà máy trong khu công nghiệp, hỏi họ tuyển công nhân như thế nào thì chủ yếu là họ tuyển những người đã làm trong lĩnh vực du lịch. Có những người từng làm nhà hàng khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, bây giờ vào đó thì họ đào tạo cho làm công nhân. Nếu không phục hồi ngành du lịch thì chúng ta sẽ mất đi lực lượng lao động mà chúng ta đã nhiều năm qua bỏ công đào tạo” - ông Nguyễn Văn Quảng nói./.

Ngành du lịch bước vào cuộc “đại tuyển dụng”

VOV.VN - Cùng với các tín hiệu phục hồi, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào cuộc “đại tuyển dụng” quy mô lớn trên toàn quốc. Rất nhiều đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ đang ráo riết tìm kiếm lao động.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Y tế "gây khó" việc đón khách quốc tế?
Bộ Y tế "gây khó" việc đón khách quốc tế?

VOV.VN - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Bộ VHTTDL với hàng loạt quy định được cho là "gây khó" cho việc đón khách quốc tế khi Chính phủ đã đồng ý mở cửa hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới từ ngày 15/3 tới.

Bộ Y tế "gây khó" việc đón khách quốc tế?

Bộ Y tế "gây khó" việc đón khách quốc tế?

VOV.VN - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Bộ VHTTDL với hàng loạt quy định được cho là "gây khó" cho việc đón khách quốc tế khi Chính phủ đã đồng ý mở cửa hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới từ ngày 15/3 tới.

Nga khuyến nghị Việt Nam là điểm đến du lịch an toàn
Nga khuyến nghị Việt Nam là điểm đến du lịch an toàn

VOV.VN - Ngày 2/3, Bộ Ngoại giao Nga công bố khuyến nghị của Cơ quan Du lịch Liên bang Nga về việc đi du lịch nước ngoài trong bối cảnh nhiều quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với Moscow.

Nga khuyến nghị Việt Nam là điểm đến du lịch an toàn

Nga khuyến nghị Việt Nam là điểm đến du lịch an toàn

VOV.VN - Ngày 2/3, Bộ Ngoại giao Nga công bố khuyến nghị của Cơ quan Du lịch Liên bang Nga về việc đi du lịch nước ngoài trong bối cảnh nhiều quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với Moscow.

Doanh nghiệp đón khách Nga: Bình tĩnh trước khủng hoảng
Doanh nghiệp đón khách Nga: Bình tĩnh trước khủng hoảng

VOV.VN - Công ty lữ hành chuyên đón khách Nga cho rằng, xung đột tại Ukraine không phải vấn đề lớn nhất khi khai thác thị trường này, mà quan trọng hơn cả vẫn là việc nới lỏng chính sách thị thực với du khách quốc tế.

Doanh nghiệp đón khách Nga: Bình tĩnh trước khủng hoảng

Doanh nghiệp đón khách Nga: Bình tĩnh trước khủng hoảng

VOV.VN - Công ty lữ hành chuyên đón khách Nga cho rằng, xung đột tại Ukraine không phải vấn đề lớn nhất khi khai thác thị trường này, mà quan trọng hơn cả vẫn là việc nới lỏng chính sách thị thực với du khách quốc tế.