Đất thiêng Vũng Chùa - nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Không chỉ sơn thủy hữu tình và nhiều điển tích lịch sử, từ khi đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ, Vũng Chùa - Đảo Yến trở thành điểm du lịch tâm linh, thu hút hàng triệu người.

Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách đèo Ngang khoảng 10km về phía đông nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nơi đây có ngọn núi Thọ, mũi Rồng, thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển, là nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng là người học trò gần gũi và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người "anh cả" của Quân đội Nhân dân Việt Nam và là người con ưu tú của quê hương Quảng Bình.

Nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, Vũng Chùa - Đảo Yến là một trong những thắng cảnh đẹp thuộc vịnh Hòn La. Gọi là Vũng Chùa bởi vùng biển nơi đây yên bình như vũng nước và từ hàng trăm năm trước, ở đây từng có một ngôi chùa rất linh thiêng, nhưng qua biến thiên của lịch sử, nay chỉ còn lại một phần dấu tích.

Theo sách "Đại Nam dư địa chí ước biên" của nhà văn hóa Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn, Vũng Chùa là vùng đất có vị trí đắc địa, hướng nhìn ra biển Đông thoáng đãng nhưng kín gió.

Nơi đây được bao bọc bởi những ngọn núi vững chãi như bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn "thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển" với đỉnh mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ.

Có địa thế cong hình cánh quạt, Vũng Chùa được bao bọc bởi các đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm (còn có tên là đảo Yến vì trên đảo có nhiều chim yến về làm tổ).

Đảo Yến rộng khoảng 10ha, cách bờ 1km, vẻ đẹp hoang sơ như bức bình phong nổi lên giữa biển, giữ Vũng Chùa tránh bão to, gió lớn nên tàu, thuyền thường vào đây neo đậu tránh trú.

Theo nhiều cao niên ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, người dân địa phương xem Vũng Chùa là vùng đất linh thiêng, bởi tương truyền năm xưa, vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành đã dừng lại nơi đây lập đàn cầu thần linh phù hộ. Khi chiến thắng, nhà vua về đây lập đàn tế tạ ơn đất trời.

Không chỉ có vị trí đắc địa, khung cảnh non nước hữu tình và nhiều điển tích lịch sử, từ khi đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ, Vũng Chùa - Đảo Yến cũng đã trở thành một điểm du lịch tâm linh được rất nhiều người dân trong nước và quốc tế ghé thăm.

"Tôi cũng đã nhiều lần đến Quảng Bình, mỗi khi đến đây, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là vào dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nơi yên nghỉ của Đại tướng vừa linh thiêng vừa hữu tình với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng, biển đảo. Nhìn từ xa, Đảo Yến toát lên dáng vẻ một thế núi uy nghi, nằm trấn giữ đất liền và biển", anh Hoàng Duy Hưng, một du khách đến từ Phú Thọ, chia sẻ.

Một thập kỷ trôi qua, kể từ ngày Vũng Chùa - Đảo Yến đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về yên nghỉ, vùng đất linh thiêng này chưa lúc nào ngớt dòng người hành hương về thăm.

Cũng từ đó, xã Quảng Đông từ một vùng quê nghèo dưới chân đèo Ngang đã có những bước đổi thay tích cực, được nhiều người dân trong và ngoài nước biết đến. Các tuyến đường ven biển, đường vào Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại của người dân và du khách. 

"Từ ngày Đại tướng về đây, vùng đất này như được tiếp thêm sinh khí, du khách đến ngày một đông, cả vùng quê nghèo nhờ vậy mà nhộn nhịp hẳn lên", anh Nguyễn Tiến Yên, trú thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng Đông, cho biết cùng với sự hình thành Khu kinh tế Hòn La, việc chọn Vũng Chùa - Đảo Yến làm nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mở ra nhiều cơ hội, động lực giúp cho vùng đất Quảng Đông đổi thay, đời sống người dân được nâng lên.

Theo ông Hiền, nền kinh tế của xã Quảng Đông vốn chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp và đánh bắt hải sản trên biển, nhưng những năm gần đây đã chuyển dịch mạnh mẽ sang phát triển du lịch, dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân. Hiện trên địa bàn xã có gần 100 nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tết Độc lập” trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Tết Độc lập” trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Người dân sống trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đón Lễ Quốc khánh 2/9 như đón “Tết Độc lập”. “Tết Độc lập” cùng Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là nét đẹp văn hóa độc đáo mà người dân nơi đây luôn gìn giữ.

“Tết Độc lập” trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

“Tết Độc lập” trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Người dân sống trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đón Lễ Quốc khánh 2/9 như đón “Tết Độc lập”. “Tết Độc lập” cùng Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là nét đẹp văn hóa độc đáo mà người dân nơi đây luôn gìn giữ.

TP.HCM chính thức có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
TP.HCM chính thức có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Sáng nay (23/8), UBND TP.HCM tổ chức lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức trên địa bàn TP.Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp. Dự buổi lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân TP và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

TP.HCM chính thức có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TP.HCM chính thức có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Sáng nay (23/8), UBND TP.HCM tổ chức lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức trên địa bàn TP.Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp. Dự buổi lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân TP và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đường Đông - Tây đi vào sử dụng, mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đường Đông - Tây đi vào sử dụng, mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Mới đây, Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột đã chính thức thông xe và đi vào sử dụng. Niềm vui có đường đi lại của nhân dân càng ý nghĩa hơn khi con đường được UBND thành phố Buôn Ma Thuột chính thức đặt tên Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng của nhân dân.

Đường Đông - Tây đi vào sử dụng, mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đường Đông - Tây đi vào sử dụng, mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Mới đây, Dự án đường Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột đã chính thức thông xe và đi vào sử dụng. Niềm vui có đường đi lại của nhân dân càng ý nghĩa hơn khi con đường được UBND thành phố Buôn Ma Thuột chính thức đặt tên Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng của nhân dân.

Về cánh rừng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân
Về cánh rừng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân

VOV.VN - Cách đây gần 70 năm, tán rừng già nguyên sinh ở bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên (Sơn La) đã chở che, bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bộ đội khỏi sự do thám, bắn phá của địch khi hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần làm nên một chiến dịch “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Về cánh rừng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân

Về cánh rừng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dừng chân

VOV.VN - Cách đây gần 70 năm, tán rừng già nguyên sinh ở bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên (Sơn La) đã chở che, bảo vệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng bộ đội khỏi sự do thám, bắn phá của địch khi hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần làm nên một chiến dịch “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.