Hình ảnh các dân tộc Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia Pháp
VOV.VN-Réhahn Croquevielle, nhiếp ảnh gia người Pháp từng rất nổi tiếng với bộ ảnh Hội An vẫn không ngừng ghi lại những khoảnh khắc đẹp về các dân tộc Việt Nam.
Trong 5 năm qua, nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle đã đi khắp Việt Nam để ghi lại những hình ảnh đẹp về 54 dân tộc. Mặc dù là người Pháp, nhưng Réhahn luôn dành cho Việt Nam một tình cảm đặc biệt. Réhahn hiện đang sống cùng gia đình ở Hội An. |
Dự án chụp ảnh người dân tộc thiểu số Việt Nam được Réhahn đặt tên là Bộ sưu tập di sản quý giá - có ý nghĩa nhất của ông. |
Việc thu thập những hình ảnh về người dân tộc thiểu số chưa bao giờ là dễ dàng. Réhahn dự đoán ông sẽ cần nhiều hơn hai năm để hoàn thành việc chụp ảnh 14 dân tộc còn lại mà ông chưa từng nhìn thấy. |
Nhiếp ảnh gia chia sẻ, đôi khi phải mất tới 2 ngày chỉ để tìm ra ngôi làng của một dân tộc. |
Các bản làng thường ở rất sâu trong các ngọn núi mà có rất ít thông tin để tìm kiếm. |
Một khi tìm được đến địa chi của họ, Réhahn dành thời gian lắng nghe những câu chuyện của những người lớn tuổi và chụp ảnh nơi họ sống. |
Ông nói rằng mắt họ sáng lên khi họ khoe những bộ trang phục truyền thống và nói chuyện về văn hóa của họ. |
Nhưng cùng với đó là nỗi buồn của các trưởng tộc, khi cảm thấy niềm tự hào đối với văn hóa truyền thống của họ không có mặt ở những người trẻ tuổi của bộ lạc. |
Hầu hết những người trẻ tuổi thường không có ý định gìn giữ văn hóa truyền thống từ nơi họ đến. |
Đây là một phần lý do vì sao các dân tộc thiểu số đang dần biến mất. |
Tất cả những điều đó đã truyền cảm hứng để nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle thực hiện bộ ảnh của mình. |
Réhahn Croquevielle hi vọng sẽ nâng cao nhận thức về những người dân tộc. |
Ông nói rằng rất nhiều người hoàn toàn không biết gì về thực tế là rất nhiều nền văn hóa xung quanh họ đang mất dần. "Nó giống như một phần của lịch sử văn hóa đã chìm vào giấc ngủ mãi mãi và không ai làm bất cứ điều gì để đánh thức nó dậy", Réhahn nói. |
Chẳng hạn như, chỉ có 397 người của dân tộc Brâu còn lại trong cả nước. |
Người phụ nữ 78 tuổi này là người cuối cùng còn lại ở Việt Nam vẫn còn may trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu. Chỉ có khoảng 500 người Ơ Đu còn lại trên thế giới. |
Nhiếp ảnh gia cảm thấy rằng nếu những người này nhìn thấy văn hóa của họ thông qua ống kính của người khác, nó có thể giúp họ nhận biết được tầm quan trọng của nó. |
Trong suốt dự án của mình, Réhahn cũng đã chụp ảnh nhiều bộ trang phục truyền thống của các dân tộc. Mục tiêu của ông là xây dựng một bảo tàng văn hóa dân tộc ở Hội An và trưng bày hình ảnh những bộ trang phục và những câu chuyện của người dân tộc ở Việt Nam. |