Mãn nhãn với hình ảnh đàn cò chao lượn trên những rặng tre xanh

VOV.VN -Trong ánh nắng chiều dần tắt, những cánh cò vạc bay về từ phía mặt trời, chao lượn tạo nên một khung cảnh đẹp như giấc mơ của tuổi thơ.

Đảo cò nằm tại xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 70km, là một hòn đảo nằm giữa lòng hồ An Dương với khung cảnh xanh mát, yên ả. Có dịp đến thăm Đảo cò Chi Lăng Nam, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi như đang lạc về giấc mơ tuổi thơ, lung linh trong lời ru của Mẹ với khung cảnh hàng vạn cánh cò trắng bay rợp giữa ánh hoàng hôn vàng rực....

Vùng đồng bằng Bắc Bộ có không ít vùng đất tập trung cò vạc, nhưng không ở đâu có số lượng, chủng loại phong phú như ở đây. Người dân địa phương cho biết, đảo được hình thành giữa vùng chiêm trũng sau một trận đại hồng thủy thế kỷ XV. Đất lành chim đậu, không biết từ đâu cò vạc bay đến ngày một nhiều nên dân làng chuyển dần ra phía ngoài hồ, để hòn đảo này trở thành vương quốc của hàng vạn con cò, vạc.

Mỗi buổi chiều, du khách có thể chứng kiến cảnh tượng ngoạn mục: Những đàn cò, vạc hàng nghìn con bay về, tiếng kêu ríu rít náo nhiệt vang vọng khắp mặt hồ tĩnh lặng.
Trong ánh nắng chiều dần tắt, những cánh cò vạc bay về từ phía mặt trời, chao lượn tạo nên một khung cảnh đẹp như giấc mơ của tuổi thơ.

Rặng tre không chỉ là chỗ đậu mà còn là nơi làm tổ lý tưởng. Cò vạc và những loại chim chóc khác ồn ã tranh nhau chỗ đậu trên những ngọn tre xanh...

Ồn ào, náo nhiệt nhưng “vương quốc cò vạc” cũng có những quy luật riêng, chỗ đậu cũng có sự phân tầng rõ rệt. Cò đen đậu trên cao, cò hương yếu hơn đậu dưới thấp.

Những chú cò đậu trên ngôi miếu cổ, gợi lên khung đặc trưng của nông thôn Bắc bộ.

Rặng tre tựa như được điểm những bông hoa trắng muốt tinh khôi.
Cò trắng đậu trên những cành cây khẳng khiu như tranh thủy mặc. Hàng năm, khi gió heo may thổi về cũng là lúc cò vạc từ nhiều nơi khác đổ về cư trú tại đây, khiến số lượng ngày một tăng.

Cánh cò trắng muốt, đôi chân gầy guộc tựa như bay ra từ lời ru của Mẹ.

Theo ước tính, tại đây có khoảng 16 nghìn con cò, hơn 5000 con vạc. Không chỉ có 9 loại cò (trắng, hương, lửa, nghênh, ngang, ruồi, bợ,…) 5 loại vạc (xám, xanh, đen,…), đảo Cò còn là nơi sinh sống của nhiều loài diệc, bói cá, chim cuốc, cú mèo....

 Hai thời điểm đẹp nhất để tham quan Đảo Cò là lúc bình minh và khi hoàng hôn.

Mỗi buổi chiều tà, khi cò trắng trở về nghỉ ngơi, sửa sang lại tổ thì những chú vạc nâu mới bắt đầu đi kiếm ăn, lặng lẽ lặn lội nơi những ven cây, bụi cỏ cho tới tận đêm khuya.

Nếu chú ý quan sát, du khách có thể khám phá cuộc sống của các loài chim một cách sinh động nhất.

Năm 2014, danh thắng Đảo Cò được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích quốc gia, được tôn tạo, bảo vệ và quy hoạch trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Tại đây cũng có các dịch vụ ăn uống, chèo thuyền tham quan phục vụ du khách. Màu xanh của những rặng tre, của mặt nước cùng cơn gió thu mát rượi cho du khách cảm giác như được hòa với thiên nhiên trong lành.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tới FLC Sầm Sơn, chiêm ngưỡng vườn chim nhiệt đới bên bờ biển
Tới FLC Sầm Sơn, chiêm ngưỡng vườn chim nhiệt đới bên bờ biển

VOV.VN - Với nhiều giống chim quý hiếm, vườn chim nhiệt đới tại quần thể du lịch FLC Sầm Sơn sẽ mang tới cho du khách 1 trải nghiệm mới mẻ nhiều màu sắc.

Tới FLC Sầm Sơn, chiêm ngưỡng vườn chim nhiệt đới bên bờ biển

Tới FLC Sầm Sơn, chiêm ngưỡng vườn chim nhiệt đới bên bờ biển

VOV.VN - Với nhiều giống chim quý hiếm, vườn chim nhiệt đới tại quần thể du lịch FLC Sầm Sơn sẽ mang tới cho du khách 1 trải nghiệm mới mẻ nhiều màu sắc.

Cầu Dr Thanh – Vườn Chim giúp người dân Giá Rai phát triển kinh tế
Cầu Dr Thanh – Vườn Chim giúp người dân Giá Rai phát triển kinh tế

VOV.VN - Cầu thép dây văng Dr Thanh – Vườn Chim vừa khánh thành, giúp người dân Giá Rai (Bạc Liêu) có điều kiện đi lại, phát triển kinh tế.

Cầu Dr Thanh – Vườn Chim giúp người dân Giá Rai phát triển kinh tế

Cầu Dr Thanh – Vườn Chim giúp người dân Giá Rai phát triển kinh tế

VOV.VN - Cầu thép dây văng Dr Thanh – Vườn Chim vừa khánh thành, giúp người dân Giá Rai (Bạc Liêu) có điều kiện đi lại, phát triển kinh tế.