Những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới
Thứ Sáu, 06:28, 13/01/2017
VOV.VN - Dưới đây là những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất đe dọa cuộc sống của con người.
Ở Indonesia, núi lửa Merapi là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất khi cứ 5 – 10 năm lại có một đợt phun trào. Bên cạnh đó, lúc nào bạn cũng có thể thấy những lớp khói thoát ra từ đỉnh núi. Vào năm 2010, chính phủ Indonesia đã có những cảnh báo người dân sống quanh đó di chuyến tới các vùng đất khác an toàn hơn. |
Công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ thực chất là một siêu núi lửa đang hoạt động. Có ít nhất ba đợt phun trào đã xảy ra lần lượt cách đây 2,1 triệu năm, 1,2 triệu năm và lần thứ ba là từ 640.000 năm trước. Đợt phun trào lần gần đây nhất đã tạo nên một miệng núi lửa khổng lồ. |
Núi lửa Aso của Nhật Bản là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Tính từ năm 1980, hơn 70 người đã bị thương do khí núi lửa thoát ra từ Aso. |
Núi lửa Vesuvius ở Italy là ngọn núi lửa duy nhất vẫn còn hoạt động ở Châu Âu. Nó nổi tiếng với đợt phun trào lịch sử vào năm 79 trước công nguyên phá hủy thành phố Pompeii và Herculaneum. Cách đây 17.000 năm, núi lửa Vesuvius đã trải qua 8 đợt phun trào khiến 16.000 người thiệt mạng. |
Núi lửa Mayon ở Philippine thường xuyên phun trào những dòng nham thạch nóng bỏng khiến những người dân sống quanh đây phải sơ tán. Những khu đất thấp đều bị phá hủy bởi những đợt phun trào của Mayon. |
Ở Columbia có núi lửa Galeras đã hoạt động hơn 1 triệu năm. Theo Volcano Discovery, Galeraas là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất Colombia. Trong đợt phun trào năm 1993, một nhóm các nhà khoa học và các du khách đã thiệt mạng khi đứng ở miệng núi lửa. |
Núi lửa Popocatepetl ở Mexico còn được biết đến với tên gọi là “núi khói”. Khi Popocatepetl phun trào, nó đã tạo nên một trận nổ cực kì lớn. Ngọn núi này ngủ yên trong 50 năm và vừa có đợt phun trào vào năm 1994. |
Mauna Loa là ngọn núi lửa lớn nhất Hawaii và cũng là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Những vụ phun trào thường xảy ra rất lớn với những “dòng sông” nham thạch đe dọa cuộc sống của người dân những vùng quanh đó. Vụ phun trào đầu tiên là vào năm 1832 và lần gần đây nhất là vào năm 1984. |
Những đợt phun trào của núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản xảy ra không thường xuyên. Vào tháng 2/2016, núi lửa Sakurajima “thức giấc”, phun trào những dòng nham thạch chảy thành từng dòng xuống núi và phủ khói khắp bầu trời. |
Chuyến du lịch tới Philippines của bạn sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn không ghé thăm núi lửa Taal. Tuy nhiên, mặc dù có vẻ đẹp vô cùng ấn tượng nhưng núi lửa Taal cũng là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm và hoạt động mạnh nhất Phillipines. |
Một đợt phun trào của núi lửa Gunung Kelud ở Indonesia vào năm 1919 đã làm chết 5000 người và vào năm 2007, một đợt phun trào nữa của núi lửa Kelud đã khiến cho khói và bụi bao phủ xa tận 2,5 km. |
Núi lửa Katla ở Iceland nằm dưới dòng sông băng Myrdalsjokull nên khi những đợt phun trào xảy ra, nó gây nên những trận lụt khủng khiếp. Đợt phun trào vào năm 934 trước công nguyên đã tạo nên những dòng nham thạch lớn nhất vào lúc bấy giờ. |
Hàng ngàn người sống ở Papua New Guinea lúc nào cũng phải cảnh giác với ngọn núi lửa Ulawun. Từ thế kỷ 18, những tài liệu đã ghi nhận được 22 đợt phun trào tại đây. |
Núi lửa St. Helens ở Washington, Mỹ vẫn hoạt động vào đầu thế kỷ 19 và có một đợt phun trào gần đây vào năm 1980 làm 57 người thiệt mạng. Khi núi lửa phun trào, tro bụi, hơi nước và những mảnh đá vụn bao phủ cả một vùng. Con số thương vong là rất lớn và một vài người đến nay vẫn còn mất tích. |
Núi lửa Nyiragongo nằm ở Công viên quốc gia Virunga của Cộng hòa Dân chủ Congo. Từ năm 1882, ngọn núi lửa này đã phun trào ít nhất 34 lần. Những dòng nham thạch chảy rất nhanh từ trên xuống gây nguy hiểm cho nhiều người và tạo nên melilite nephelinite, một loại đá núi lửa. |