Quy định khác nhau về phòng chống dịch khiến du lịch phục hồi khó khăn

VOV.VN - “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 nhưng nhiều địa phương còn có quy định khác nhau về phòng chống dịch”. Đây là một khó khăn ảnh hưởng tới ngành du lịch trong quá trình phục hồi, được nêu ra tại toạ đàm “Mở cửa du lịch phục hồi kinh tế” do báo Thanh Niên tổ chức sáng nay (7/12).

Ông Trần Du Lịch - thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng cần xem lại thực chất các ngành có chuyển hướng quan điểm chống dịch sang thích ứng an toàn, sống chung với dịch COVID-19 hay không. Để giải quyết vấn đề này thì cần giải tỏa tâm lý sợ hãi, thực hiện chủ trương chống dịch xuyên suốt, nhất quán trên tất cả các lĩnh vực.

Một vấn đề quan trọng để mở cửa du lịch là mở cửa hàng không. Ông Trần Du Lịch cho rằng hàng không và du lịch luôn song hành nên không thể mở cửa nửa vời, tức là muốn phục hồi du lịch thì không thể sợ hãi trong việc mở cửa hàng không, mở đường bay thẳng quốc tế.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, một khó khăn của ngành du lịch sau dịch bệnh là tâm lý của khách hàng đã bị ảnh hưởng. Ngay cả những người làm du lịch cũng có tâm lý e dè khi nhiều khu du lịch chưa mở cửa trở lại, cũng như khả năng lại đóng cửa khi xảy ra dịch bệnh. 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 nhưng nhiều địa phương còn có quy định khác nhau, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức tour của các doanh nghiệp. Hay quy trình xử lý F0 của các địa phương cũng khác nhau, có thể khiến khách hàng mất niềm tin khi doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa đề nghị các địa phương nghiên cứu tổ chức chống dịch một cách đồng bộ theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Đồng thời, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa đề nghị Tổng cục Du lịch có hướng dẫn chung về xử lý ca F0 để không ảnh hưởng đến các du khách còn lại trong đoàn; đồng thời có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành du lịch phục hồi.

"Hơn lúc nào hết, chúng tôi cần thêm những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch. Từ Trung ương nếu có chính sách làm nòng cốt thì việc triển khai ở các địa phương sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, như ưu đãi về thuế hay chính sách ưu đãi về đất" - bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Start-up du lịch chuẩn bị đón làn sóng phục hồi
Start-up du lịch chuẩn bị đón làn sóng phục hồi

VOV.VN - Khi nhiều doanh nghiệp kỳ cựu chưa thể phục hồi hoạt động, các dự án khởi nghiệp với ý tưởng đột phá sẽ là những niềm hy vọng mới cho ngành du lịch trong năm 2022.

Start-up du lịch chuẩn bị đón làn sóng phục hồi

Start-up du lịch chuẩn bị đón làn sóng phục hồi

VOV.VN - Khi nhiều doanh nghiệp kỳ cựu chưa thể phục hồi hoạt động, các dự án khởi nghiệp với ý tưởng đột phá sẽ là những niềm hy vọng mới cho ngành du lịch trong năm 2022.

Người Việt nô nức đi du lịch
Người Việt nô nức đi du lịch

VOV.VN - Lượng khách du lịch nội địa trong tháng 11/2021 đã tăng hơn 3 lần so với tháng 10 và hơn 8 lần so với tháng 9. Các doanh nghiệp lữ hành cho biết hầu hết tour, tuyến du lịch nội địa đã được phục hồi.

Người Việt nô nức đi du lịch

Người Việt nô nức đi du lịch

VOV.VN - Lượng khách du lịch nội địa trong tháng 11/2021 đã tăng hơn 3 lần so với tháng 10 và hơn 8 lần so với tháng 9. Các doanh nghiệp lữ hành cho biết hầu hết tour, tuyến du lịch nội địa đã được phục hồi.

Tín hiệu khởi sắc sau khi mở cửa đón khách quốc tế
Tín hiệu khởi sắc sau khi mở cửa đón khách quốc tế

VOV.VN - Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, tính đến ngày 29/11, 978 khách du lịch quốc tế đã đến Việt Nam theo hình thức "hộ chiếu vaccine". Ước tính khách du lịch nội địa tháng 11/2021 đạt 2,5 triệu lượt.

Tín hiệu khởi sắc sau khi mở cửa đón khách quốc tế

Tín hiệu khởi sắc sau khi mở cửa đón khách quốc tế

VOV.VN - Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, tính đến ngày 29/11, 978 khách du lịch quốc tế đã đến Việt Nam theo hình thức "hộ chiếu vaccine". Ước tính khách du lịch nội địa tháng 11/2021 đạt 2,5 triệu lượt.