Top 20 thành phố đông dân nhất thế giới
VOV.VN -Theo bảng xếp hạng này, trong 5 thành phố đông dân nhất thế giới, Châu Á có 4 đại diện là Tokyo, Delhi, Thượng Hải và Mumbai.
Rio de Janeiro, Brazil. Dân số năm 2016 là 12.981.000 người. Khí hậu của Rio de Janeiro dễ chịu quanh năm. Ảnh: Bãi biển Copacabana là một trong những địa điểm đông đúc nhất thành phố, nơi thường tập trung rất đông người dân địa phương và khách du lịch. |
Quảng Châu là thành phố lớn thứ ba ở Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 13.070.000 người. Thành phố cảng nhộn nhịp này là một trong những trung tâm thương mại và sản xuất lớn nhất Trung Quốc, có hàng triệu công nhân từ khắp đất nước làm việc tại đây. Ảnh: Hành khách chờ đợi để vào ga đường sắt sau khi những chuyến tàu hoả bị hoãn do thời tiết xấu. |
Manila, Philippines. Người dân đi trên xe tải để vượt qua một con đường bị ngập nước sau mưa lớn. Dân số năm 2016 là 13.131.000 người. |
Lagos, Nigeria. Dân số năm 2016 là 13.661.000 người. Lagos là thủ đô thương mại của Nigeria và cũng là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở châu Phi. LHQ dự báo rằng dân số của Lagos sẽ tăng lên 24.239.000 người vào năm 2030. |
Trùng Khánh, Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 13.744.000 người. Với vị trí gần sông Dương Tử, Trùng Khánh là một thành phố cảng nổi tiếng và là trung tâm công nghiệp ở Tây Nam Trung Quốc. |
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số năm 2016 là 14.365.000 người. Đây là một trung tâm du lịch thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Istanbul còn là trung tâm của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, sân bay Istanbul mới hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ có thể đón 150 triệu hành khách một năm khi được khai trương vào năm 2018. |
Kolkata (Calcutta), Ấn Độ. Dân số năm 2016 là 14.980.000 người. Kolkata nằm ở phía Đông Ấn Độ, gần biên giới Bangladesh. Đây cũng là thủ phủ của bang Tây Bengal. |
Buenos Aires, Argentina. Dân số năm 2016 là 15.334.000 người. Là thủ đô của Argentina, Buenos Aires là một thành phố quan trọng của nhiều ngành công nghiệp chính của đất nước, bao gồm du lịch, tài chính và sản xuất. |
Karachi, Pakistan. Dân số năm 2016 là 17.121.000 người. Là thủ đô kinh tế và công nghiệp của Pakistan, Karachi là một thành phố đang phát triển. Cảng Karachi và cảng Bin Qasim đều nằm ở đây, phục vụ ngành công nghiệp vận tải và thương mại của Karachi. Dự đoán dân số của thành phố sẽ tăng lên vào năm 2030 với khoảng 24.838.000 người. |
Dhaka, Bangladesh. Dân số năm 2016 là 18.237.000 người. Dhaka là đô thị đang phát triển ở Bangladesh với dân số dày đặc. Với 44.500 người trên mỗi kilômét vuông , thành phố này là thành phố đông dân nhất thế giới vào năm 2015. |
New York, Mỹ. Dân số năm 2016 là 18.604.000 người. Hơn 2/5 toàn bộ dân số của bang New York sống ở thành phố New York. |
Al-Qahirah (Cairo), Ai Cập. Dân số năm 2016 là 19.128.000 người. Cairo được coi là thành phố gắn liền với lịch sử Ai Cập cổ đại, đặc biệt là do vị trí của Kim tự tháp Giza và là một thành phố đông dân tầm cỡ quốc tế. Ngoài ngành công nghiệp du lịch, Cairo còn là nơi có nhiều bệnh viện và trường đại học hiện đại. |
Osaka, Nhật Bản. Dân số năm 2016 là 20.337.000 người. Osaka đang dự kiến sẽ giảm dân số xuống còn 19.976.000 vào năm 2030. Dân số thành phố đã giảm trong vài năm qua, một phần là do tỷ lệ sinh thấp. Tuy nhiên, số người nước ngoài ở Osaka đang gia tăng. |
Thành phố Mexico. Dân số năm 2016 là 21.157.000 người. Thành phố Mexico và đô thị lân cận có sự kết hợp độc đáo của văn hóa cổ đại và ngành công nghiệp hiện đại. Thành phố còn là một trung tâm tài chính của Mỹ Latinh. |
Bắc Kinh, Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 21.240.000 người. Trung Quốc là nơi có 4 thành phố đông dân nhất thế giới và Bắc Kinh đứng thứ hai. Dân số dự kiến sẽ tăng đến 27.706.000 người vào năm 2030. |
Sao Paulo, Brazil. Dân số năm 2016 là 21.297.000 người. Với dân số gần 22 triệu người, Sao Paulo, Brazil, là thành phố đông dân nhất ở Nam bán cầu. Sao Paulo là một thành phố đa văn hoá với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. |
Mumbai (Bombay), Ấn Độ. Dân số năm 2016 là 21.357.000 người. Nhìn các bức ảnh người dân di chuyển trên các phương tiện công cộng của thành phố sẽ biết thành phố đông đúc thế nào. Ngoài việc là một trong những thành phố đông dân nhất Ấn Độ và trên thế giới, Mumbai cũng là thành phố giàu nhất ở Ấn Độ với tổng tài sản lên đến 280 tỷ USD. |
Thượng Hải, Trung Quốc. Dân số năm 2016 là 24.484.000 người. Là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, ngoài việc trở thành một điểm du lịch phổ biến, Thượng Hải cũng là một trung tâm tài chính và là nơi có cảng container đông đúc nhất trên thế giới . |
Delhi, Ấn Độ. Dân số năm 2016 là 26.454.000 người. Delhi là thành phố ở miền Bắc Ấn Độ, đông dân thứ hai trên thế giới. Trên thực tế, vào năm 2030, LHQ dự đoán dân số của Delhi sẽ tăng gần 10 triệu người. |
Tokyo, Nhật Bản. Dân số năm 2016 là 38.140.000 người. Đến năm 2016, Tokyo là thành phố đông dân nhất trên thế giới. Tokyo từ lâu đã có tiếng là có mật độ dân cư cao. LHQ vẫn hy vọng Tokyo sẽ giữ vị trí số 1 về dân số trong năm 2030. Dân số của thành phố dự kiến sẽ giảm xuống còn 37.190.000 người trong 13 năm tới. |