Trà Vinh đẩy mạnh du lịch sinh thái cộng đồng

VOV.VN - Là một tỉnh vùng sông nước, có nhiều cồn nổi, vườn cây ăn trái chuyên canh đã tạo cho Trà Vinh lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng. Từ những tiềm năng, thế mạnh này, Trà Vinh đang hướng đến phát triển mạnh ngành du lịch, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Dù nằm lọt giữa dòng Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) mênh mông nước và cách thành phố Trà Vinh chưa đầy 10 cây số, nhưng Cồn Chim thuộc xã Hòa Minh, huyện Châu Thành là một miền quê thanh bình, nhịp sống thuận thiên hấp dẫn của nhiều người, nhất là du khách thành thị muốn tìm về những ký ức miền quê xưa. Từ thế mạnh và điều kiện của mình, các hộ dân nơi đây đã cùng hợp nhau phục vụ nhu cầu khách du lịch. Nhà làm homestay, nhà thì phục vụ bánh xèo, bánh lá, nhà làm tiệm cơm, phục vụ nước dừa, phục vụ trò chơi dân gian, hộ phục vụ đặc sản… Đặc biệt, khi đến đây, du khách còn được trải nghiệm tự tay bắt tôm, bắt cua, cá; xay bột, nắn bánh…

Trước đây, du khách nghé Cồn Chim chỉ được ở trong ngày, không thể ở lại thưởng thức không khí thanh bình miền quê yên ả được lâu hơn vì thiếu dịch vụ lưu trú. Nhưng từ năm 2019, Cồn Chim được Dự án Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng tỉnh Trà Vinh hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng, từ đó nhiều phòng ngủ, bếp ăn được đầu tư xây dựng, tiện nghi để du khách có thể ở lại nhiều ngày. Ở làng du lịch này, mỗi hộ gia đình là một sản phẩm nên không có khái niệm cạnh tranh. Khi có khách đến, các hộ liên kết phục vụ để du khách có một chuyến du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng thú vị nhất. 

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, tổ viên Tổ hợp tác du lịch Cồn Chim cho biết: “Ở đây có thành lập Tổ hợp tác để mình quản lý chung về hoạt động cũng như nhận tour từ bên ngoài vào. Mình góp ý nhau trong cuộc họp về những dịch vụ nào làm chưa tốt. Ở đây tôi cũng có làm một biểu mẫu để lấy ý kiến của du khách đến đây, thí dụ như khách hài lòng được bao nhiêu và có ý kiến góp ý... Từ đó mình mới nâng cao được giá trị cũng như làm tốt hơn về điểm du lịch của mình”.

Được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành chuyên môn trong tỉnh Trà Vinh, nhất là được tiếp cận chương trình hỗ trợ từ dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2019 hơn 20ha vườn dừa tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần của chị Thạch Thị Chal Thi và các hộ lân cận được canh tác theo hướng hữu cơ và cung ứng ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới lạ từ mật hoa dừa… Đến nay, Công ty Trà Vinh Farm của bà Chal Thi đã có hai sản phẩm mật hoa dừa, đường hoa dừa được công nhận đạt hạng OCOP 5 sao. Không chỉ tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, với quy trình canh tác hữu cơ bền vững, gắn với bảo vệ môi trường đã thu hút nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, hội thảo, trải nghiệm, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh.

Bà Thạch Thị Chal Thi - Giám đốc Công ty TNHH Trà Vinh Farm cho biết thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đầu tư cơ sở vật chất theo hướng phục vụ đối tác và khách du lịch được trải nghiệm nhiều hơn về mô hình nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tái sinh. “Ngoài lấy mật và sản xuất sản phẩm từ mật hoa dừa, chúng tôi còn tiếp nhận khách đến tham quan, trải nghiệm quy trình canh tác, sản xuất mật hoa dừa. Hàng tuần chúng tôi đón khách từ 10 đến 50 người. Khách chủ yếu đến tìm hiểu, trải nghiệm trải nghiệm thực tế và mua sản phẩm trực tiếp từ công ty”.

Nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt với các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp người dân nông thôn tăng thu nhập, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt vùng nông thôn, ngoài tận dụng hiệu quả tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa... những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh còn chủ trương phát triển nhiều mô hình du lịch "thuận thiên" gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi phát triển du lịch, hỗ trợ hộ gia đình đầu tư xây dựng homestay, farmstay; mua sắm trang thiết bị, xây dựng không gian đón khách để tham gia chuỗi du lịch cộng đồng; hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng....

Ông Dương Hoàng Sum - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết, đến nay Trà Vinh đã có 7/9 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng xong đề án phát triển du lịch của địa phương. Hiện tỉnh đang đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu đặt ra.

“Từ dự án SME cùng với các chính sách theo Nghị quyết HĐND tỉnh, chúng tôi hỗ trợ cho các điểm mở rộng và nâng cấp các điểm homestay của cộng đồng dân cư. Thứ hai chúng tôi quảng bá hình ảnh cũng như các giá trị sản phẩm du lịch của tỉnh tại TP.HCM, TP. Cần Thơ và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Mong muốn là đến năm 2025 chúng tôi đẩy mạnh ngành du lịch phát triển đạt yêu cầu của tỉnh, để góp phần đến năm 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Trà Vinh”, ông Dương Hoàng Sum cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số
Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, giai đoạn 2023 - 2025.

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng tại 4 làng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa 4 làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi, giai đoạn 2023 - 2025.

Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững
Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực đặc sắc và nét văn hóa đậm đà bản sắc là những lợi thế để ngày càng có nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Lạng Sơn. Đây là hướng phát triển góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn phát triển du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo bền vững

VOV.VN - Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực đặc sắc và nét văn hóa đậm đà bản sắc là những lợi thế để ngày càng có nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Lạng Sơn. Đây là hướng phát triển góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng với di sản gốm Bàu Trúc
Phát triển du lịch cộng đồng với di sản gốm Bàu Trúc

VOV.VN - Nghệ thuật làm gốm Chăm đón nhận bằng ghi danh của UNESCO là "Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" trong dịp Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận 2023. Việc đón nhận danh hiệu này cũng đặt ra trách nhiệm không nhỏ đối với các cấp chính quyền và bà con dân tộc Chăm, nhất là ở hai làng nghề gốm nổi tiếng là Bàu Trúc (Ninh Thuận) và Bình Đức (Bình Thuận). 

Phát triển du lịch cộng đồng với di sản gốm Bàu Trúc

Phát triển du lịch cộng đồng với di sản gốm Bàu Trúc

VOV.VN - Nghệ thuật làm gốm Chăm đón nhận bằng ghi danh của UNESCO là "Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" trong dịp Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận 2023. Việc đón nhận danh hiệu này cũng đặt ra trách nhiệm không nhỏ đối với các cấp chính quyền và bà con dân tộc Chăm, nhất là ở hai làng nghề gốm nổi tiếng là Bàu Trúc (Ninh Thuận) và Bình Đức (Bình Thuận). 

Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn
Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn

VOV.VN - Bản Lác là điểm du lịch nổi tiếng tại thung lũng thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, có tuổi đời hơn 700 năm, là nơi khởi nguồn của cộng đồng người Thái ở Mai Châu.

Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn

Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn

VOV.VN - Bản Lác là điểm du lịch nổi tiếng tại thung lũng thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, có tuổi đời hơn 700 năm, là nơi khởi nguồn của cộng đồng người Thái ở Mai Châu.

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân
Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

VOV.VN - Sáng nay (8/6), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân làm dịch vụ du lịch tại buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana. Đây là lớp thứ 2 được mở trong năm nay nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng tại các buôn được chọn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho người dân

VOV.VN - Sáng nay (8/6), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho người dân làm dịch vụ du lịch tại buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana. Đây là lớp thứ 2 được mở trong năm nay nhằm nâng cao kỹ năng làm du lịch cộng đồng tại các buôn được chọn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.