Văn hóa bản địa, nông sản xanh là cứu cánh du lịch miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Các địa phương miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng nhưng du lịch chưa phát triển tương xứng. Với lợi thế đi sau, các địa phương này cần bảo tồn, phát huy tốt giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường để phát triển du lịch bền vững.

Đầu năm 2024, đàn đá Khánh Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đàn đá Khánh Sơn của người dân tộc Raglai có niên đại cách đây 3.000 năm. Bảo vật này được đồng bào phát hiện và đến năm 1979, nước ta công bố với thế giới về việc phát hiện bộ đàn đá Khánh Sơn, loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.

Nhiều năm qua, những người làm văn hóa và đồng bào dân tộc Raglay cùng nhau phục dựng, truyền dạy cách sử dụng đàn đá. Qua bàn tay của con em đồng bào Raglay, những khối đá vô tri đã trở nên rộn rã, trong sự trầm trồ, thán phục của du khách trong và ngoài nước.

Nghệ nhân Cao Dy, ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Các em, các cháu đồng bào dân tộc Raglay làm việc ở đây, được chúng tôi tập đánh các loại nhạc cụ như đàn đá, cha pi. Hiện tại một số các em đã đánh được, hòa tấu được nhiều giai điệu bài hát. Chúng tôi nhờ hỗ trợ chuyên môn của các thầy vừa là người dạy nhạc cũng là người chế tác ra đàn đá này. Bộ đàn đá này được chế tác mới nhưng không mất đi vẻ hoang sơ”.

Huyện miền núi Khánh Sơn sở hữu tài nguyên rừng phong phú, môi trường sinh thái rừng đa dạng cùng với địa hình đồi núi và hệ sông suối, thác còn nguyên sơ rất hấp dẫn du khách. Khánh Sơn có nhiều danh thắng độc đáo, như: Thác Tà Gụ (xã Sơn Hiệp), thác Dốc Quy (xã Sơn Lâm), cao nguyên Tà Giang (xã Thành Sơn), thung lũng Tô Hạp (thị trấn Tô Hạp); nhiều di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa…

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, địa phương đầu tư mạnh mẽ cho văn hóa cộng đồng các thôn, bản, mở nhiều lớp truyền dạy đàn đá tại nhà sinh hoạt cộng đồng. Nhiều lễ hội của người Raglay được phục dựng, đàn đá, đàn cha pi, cồng chiêng được giới thiệu với du khách.

Ông Cao Minh Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, văn hóa truyền thống cùng với cảnh quan thiên nhiên là lợi thế để địa phương phát triển du lịch: “Xã Sơn Hiệp và thị trấn Tô Hạp đã xây dựng được tiết mục biểu diễn nhạc cụ đàn đá Khánh Sơn, đây là Bảo vật quốc gia, có niên đại trên 3.000 năm. Sắp đến, chúng tôi sẽ tổ chức phục vụ đàn đá tại điểm du lịch thác Tà Gụ, tại khu vực gần thác rất hẹp, chúng tôi sẽ làm bên ngoài thác. Qua đó, tái hiện các Lễ hội dân gian phục vụ du khách”.

Hiện nay, các địa phương miền núi tỉnh Khánh Hòa đang chuyển đổi mạnh mẽ từ các cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng giá trị cao như sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt… Nông sản được mùa, được giá đã góp phần cải thiện đời sống bà con.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Chí Công, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Nha Trang cho biết, vùng miền núi muốn phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái thì phải giữ gìn môi trường, sản xuất xanh. 

“Nông nghiệp xanh hay sản phẩm hữu cơ đang là yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch. Vì vậy, trước tiên, các địa phương, cần phải đi vào tạo ra những sản phẩm xanh. Ý thức cộng đồng cũng phải xanh, hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế sử dụng túi nhựa. Đây là quan hệ nhân quả vì tạo ra được mô hình nông nghiệp xanh, sản phẩm xanh mới tạo ra được sản phẩm du lịch xanh”, ông Lê Chí Công cho biết.

Để phát triển du lịch, các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có nhiều chương trình hỗ trợ để phát triển du lịch tại miền núi. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có các tiểu dự án bảo tồn văn hóa như cung cấp, đào tạo sử dụng nhạc cụ dân tộc, khôi phục các lễ hội dân gian của dân tộc địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Bảo tồn văn hóa ngoài mục tiêu bảo tồn và phát huy cho dân tộc đó trường tồn còn có mục đích là hỗ trợ phát triển du lịch. Hiện nay, các loại hình văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở các vùng miền thu hút khách rất lớn. Các địa phương miền núi tỉnh Khánh Hòa đang tập trung khôi phục, phục dựng văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến năm 2025, Khánh Hòa sẽ đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu theo Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị
Đến năm 2025, Khánh Hòa sẽ đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu theo Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị

VOV.VN - Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2045", Nghị quyết này đã phát huy hiệu quả. Dự báo đến năm 2025, tỉnh Khánh Hòa sẽ đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu của Nghị quyết này đặt ra. Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đến năm 2025, Khánh Hòa sẽ đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu theo Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị

Đến năm 2025, Khánh Hòa sẽ đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu theo Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị

VOV.VN - Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2045", Nghị quyết này đã phát huy hiệu quả. Dự báo đến năm 2025, tỉnh Khánh Hòa sẽ đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu của Nghị quyết này đặt ra. Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển du lịch miền núi Khánh Hòa
Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển du lịch miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Thế nhưng, 2 địa phương này đang là "vùng trũng" trên bản đồ du lịch tỉnh Khánh Hòa. Phát triển tích hợp du lịch với nông nghiệp nhằm tiêu thụ nông sản, góp phần thay đổi diện mạo miến núi là vấn đề đang được đặt ra cấp thiết.

Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển du lịch miền núi Khánh Hòa

Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển du lịch miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Thế nhưng, 2 địa phương này đang là "vùng trũng" trên bản đồ du lịch tỉnh Khánh Hòa. Phát triển tích hợp du lịch với nông nghiệp nhằm tiêu thụ nông sản, góp phần thay đổi diện mạo miến núi là vấn đề đang được đặt ra cấp thiết.