Vùng ĐBSH: Tiên phong thực hiện "các đột phá chiến lược"

(VOV) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.

Theo đó, vùng ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Mục tiêu xây dựng vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước trong phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự xã hội.

Quy hoạch cũng ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực vận tải, tư vấn, thiết kế, phát minh - sáng chế, tài chính - ngân hàng, viễn thông, giáo dục - đào tạo, y tế chữa bệnh chất lượng cao, thương mại, du lịch và khoa học công nghệ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2020 vào khoảng 10%/năm.

Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Đầu tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm quốc gia có tầm vóc quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 thu hút khoảng 17 - 18 triệu lượt khách trong nước và 3,2 - 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đến năm 2020 thu hút khoảng 24 - 25 triệu lượt khách trong nước và khoảng 4,5 - 5,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Theo Quy hoạch, phấn đấu nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 2.500 USD vào năm 2015 và khoảng 4.180 USD vào năm 2020 (bằng 1,3 lần mức trung bình của cả nước).

Quy hoạch cũng ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống tuyến đường sắt hiện có; phát triển đường sắt trên cao tại Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu các phương án để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội đi các hướng: TP HCM, Lào Cai, Hải Phòng, Lạng Sơn. Phấn đấu đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15-20% số lượng hành khách công cộng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng chương trình năm du lịch quốc gia ĐBSH- Hải Phòng
Xây dựng chương trình năm du lịch quốc gia ĐBSH- Hải Phòng

(VOV) -Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào ngày 11/5/2013 nhân kỷ niệm 58 năm ngày giải phóng thành phố Hải Phòng

Xây dựng chương trình năm du lịch quốc gia ĐBSH- Hải Phòng

Xây dựng chương trình năm du lịch quốc gia ĐBSH- Hải Phòng

(VOV) -Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào ngày 11/5/2013 nhân kỷ niệm 58 năm ngày giải phóng thành phố Hải Phòng