5 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

VOV.VN - Các nước châu Á mới nổi và tiểu vùng Sahara được dự đoán có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2014. 

Thế giới đang trên đà phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển đều đang cho thấy sự cải thiện. Mới đây, trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF, tổ chức này dự đoán, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ đạt 3,7% và 3,9% trong năm 2015.

Các nước châu Á mới nổi và tiểu vùng Sahara Châu Phi được dự đoán sẽ đứng đầu bảng xếp hạng về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Hầu hết các quốc gia nghèo, bao gồm cả những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nền kinh tế chủ yếu được thúc đẩy bởi việc bán tài nguyên thiên nhiên như khí đốt, dầu cho các nước giàu có hơn sẽ giúp tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nhiều quốc gia lớn khác.

Dưới đây là 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng dự báo năm 2014 cao nhất thế giới và bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe tên các quốc gia này.

CHDC Congo – Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,5%

Cộng hòa Dân chủ Congo nằm ở trung tâm châu Phi và là quốc gia lớn thứ hai ở châu lục này. Dân số của quốc gia này vào khoảng 75,5 triệu người. Mặc dù người dân nước này thuộc nhóm những người nghèo nhất trên thế giới, với chất lượng cuộc sống rất thấp, Congo vẫn được cho là quốc gia giàu nhất thế giới về tài nguyên thiên nhiên.

Doanh thu của quốc gia này hầu hết từ khai thác mỏ và buôn lậu khoáng sản. Congo xuất khẩu rất nhiều kim cương, đồng và cũng là nhà sản xuất quặng coban lớn nhất trên thế giới. Khi quốc gia này bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế năm 1980, giá cả tài nguyên đã tụt thê thảm. Tuy nhiên, hiện nay, Congo đã nhanh chóng lấy lại được sức bật và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ lãi suất đầu tư và năng suất trong khai thác mỏ, nông nghiệp, thương mại và xây dựng tăng cao.

Mông Cổ – Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,7%

Mông Cổ là một quốc gia lục địa ở Trung Á. Dân số của quốc gia này vào khoảng 3 triệu người và là quốc gia độc lập có dân cư phân bổ thưa thớt nhất trên thế giới. Khoảng 30% số công dân của Mông Cổ là dân là du canh du cư.

Hoạt động kinh tế tại Mông Cổ theo truyền thống dựa trên nông nghiệp, nhưng trong những năm gần đây đã bắt đầu khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó bao gồm đồng, vàng, than, thiếc và vonfram. Trong đó, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của đất nước được bán cho nước láng giềng Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc, Nga và Canada cũng đã thành lập các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Mông Cổ.

GDP của Mông Cổ đã tăng vọt từ 6,4 % năm 2010 lên 17,5% trong năm 2011. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đang giảm dần và được ước tính là xuống 6,2% vào năm 2018, đây vẫn là một con số khá cao so với hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới.

Sierra Leone – Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14%

Cộng hòa Sierra Leone là một quốc gia ở Tây Phi với dân số ước tính chỉ hơn 6 triệu người. Cũng giống như Cộng hòa Dân chủ Congo, các công dân của Sierra Leone sống trong cảnh thiếu thốn bất chấp thực tế rằng đất nước của họ rất giàu tài nguyên khoáng sản. Đây là một trong những nhà sản xuất kim cương hàng đầu thế giới và có trữ lượng lớn vàng, sắt, titan và bauxite.

Nền kinh tế quốc gia này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc nội chiến kéo dài, nhưng kể từ khi chiến sự kết thúc vào năm 2002, đất nước này đã phục hồi một cách mạnh mẽ. Sierra Leone đã tái cơ cấu nền kinh tế, theo đó quốc gia này chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang xây dựng và khai thác khoáng sản (đặc biệt là quặng sắt).

Những nỗ lực để nâng cao hiệu quả xuất khẩu tài nguyên, cải cách nhằm chống tham nhũng và giảm chi tiêu chính phủ đã giúp tăng GDP hàng năm của Sierra Leone.

Tăng trưởng GDP thực tế tăng từ 6% đến 16,7% vào năm 2012 và được dự báo sẽ vào khoảng 14% năm 2014.

Libya – Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 25,5%

Libya là một quốc gia ở Bắc Phi, được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải và có dân số 6,5 triệu. Quốc gia này tự hào có chỉ số chất lượng cuộc sống của người dân cũng như GDP đầu người ở mức cao.

Sự giàu có của quốc gia này phần lớn là do nguồn dự trữ dầu quan trọng, chiếm 97% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Tuy  nhiên, sự thiếu đa dạng hóa trong nền kinh tế chỉ là một trong nhiều vấn đề của Libya. Hai năm sau cái chết của Muammar Gaddafi, đất nước vẫn còn đang trong quá trình phục hồi từ cuộc nội chiến và còn nhiều biến động.

Chính phủ Lybia hiện nay đang tập trung vào việc khôi phục an ninh quốc gia, khuyến khích tăng trưởng kinh tế, giải tán lực lượng dân quân và cải thiện ngành dịch vụ.

Nam Sudan – Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 43%

Cộng hòa Nam Sudan là một quốc gia ở vùng Đông Bắc châu Phi với dân số ước tính 8,3 triệu người. Nam Sudan có nền kinh tế kém phát triển và thiếu hụt trong cơ sở hạ tầng. Quốc gia này đang gặp khó khăn do cuộc nội chiến và xung đột với các quốc gia khác.

Cũng giống như Libya, Nam Sudan gần như hoàn toàn phụ thuộc vào dầu mỏ và nguồn doanh thu từ nó, điều này đã gây ra nhiều vấn đề đối với nền kinh tế cũng như chính trị. Sau một cuộc tranh chấp với nước láng giềng Sudan, Nam Sudan đã dừng việc xuất khẩu dầu trong tháng 1/2012. Điều này đã khiến GDP giảm đến 47,6 % và lạm phát tăng cao 80%.

Tuy nhiên, ngay sau khi hoạt động xuất khẩu dầu được đưa về quỹ đạo trong năm 2013, kinh tế quốc gia này đã nhanh chóng trở lại bình thường. IMF dự đoán kinh tế Nam Sudan sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhờ các hoạt động dầu mỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 quốc gia có GDP thấp hơn giá trị một phần mềm WhatsApp
5 quốc gia có GDP thấp hơn giá trị một phần mềm WhatsApp

VOV.VN - Tài sản của công ty WhatsApp ở thời điểm hiện tại còn lớn hơn GDP của 124 quốc gia trên thế giới.

5 quốc gia có GDP thấp hơn giá trị một phần mềm WhatsApp

5 quốc gia có GDP thấp hơn giá trị một phần mềm WhatsApp

VOV.VN - Tài sản của công ty WhatsApp ở thời điểm hiện tại còn lớn hơn GDP của 124 quốc gia trên thế giới.

Thái Lan sẽ thiệt hại kinh tế nếu chưa thành lập chính phủ
Thái Lan sẽ thiệt hại kinh tế nếu chưa thành lập chính phủ

Cụ thể, nước này sẽ thiệt hại thêm 120 tỷ baht nếu nước này không thể thành lập được một chính phủ mới.

Thái Lan sẽ thiệt hại kinh tế nếu chưa thành lập chính phủ

Thái Lan sẽ thiệt hại kinh tế nếu chưa thành lập chính phủ

Cụ thể, nước này sẽ thiệt hại thêm 120 tỷ baht nếu nước này không thể thành lập được một chính phủ mới.

Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014
Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014

Đó là khẳng định của ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực của IFC tại  Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào.

Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014

Kinh tế Việt Nam sẽ sáng hơn trong năm 2014

Đó là khẳng định của ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực của IFC tại  Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào.

115 quốc gia tham dự Vietship 2014
115 quốc gia tham dự Vietship 2014

VOV.VN - Triển lãm quốc tế về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải biển (Vietship 2014) được tổ chức từ 26-28/2.

115 quốc gia tham dự Vietship 2014

115 quốc gia tham dự Vietship 2014

VOV.VN - Triển lãm quốc tế về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải biển (Vietship 2014) được tổ chức từ 26-28/2.

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến 2030
10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến 2030

VOV.VN - Vị trí đứng đầu các nền kinh tế trên thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa bởi quốc gia mới nổi Trung Quốc trong vòng 2 thập kỷ tới.

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến 2030

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến 2030

VOV.VN - Vị trí đứng đầu các nền kinh tế trên thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa bởi quốc gia mới nổi Trung Quốc trong vòng 2 thập kỷ tới.