AI là giải pháp khả thi chứ không phải giải pháp hay nhất trong doanh nghiệp

VOV.VN - Mặc dù việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản xuất, quản trị, đo lường,… tại các doanh nghiệp sẽ đem lại lợi ích không nhỏ, nhưng AI chỉ là giải pháp khả thi khi được vận hành dưới sự điều khiển của con người.

Ứng dụng AI có thể đem lại những cơ hội lớn

Đó là nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tại Hội nghị "Trí tuệ nhân tạo TP.HCM - Khai phá sức mạnh trí tuệ nhân tạo & dữ liệu lớn - chìa khóa hướng đến phát triển bền vững” do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức ngày 15/7.

Bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) chia sẻ, Việt Nam đang dẫn đầu trong các nước của Đông Nam Á về chuyển đổi số với tốc độ tăng trưởng ấn tượng hàng năm đạt khoảng 20%.

Ước tính rằng đến năm 2040, AI sẽ trở thành yếu tố cốt lỗi trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đóng góp khoảng 120-130 tỷ USD với hai động lực tăng trưởng chính.

Đầu tiên là tăng trưởng doanh thu tiêu dùng tạo ra 45-55 tỷ USD thông qua nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ có ứng dụng AI. Thứ hai là tiết kiệm khoảng 60-75 tỷ USD chi phí do tăng năng suất thông qua tự động hóa, phân tích dự báo và cải thiện hiệu suất nhờ sử dụng công nghệ AI.

“Việt Nam đang có cơ hội lớn để kết hợp AI và dữ liệu lớn trong chiến lược phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, cần sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp, nhà nước và các tổ chức nghiên cứu để hiện thực hóa tiềm năng này” - bà Hồ Thị Quyên chia sẻ thêm.

Ông Phí Anh Tuấn - Giám đốc P.A.T Consulting, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của DXCenter nêu ví dụ bài học thực tiễn từ ngành dệt may. Đưa AI vào ứng dụng sẽ giúp tăng khả năng phân tích, tăng năng suất lao động, phân tích dữ liệu lớn cho phép các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng năng lực cạnh tranh với yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn môi trường, tái chế và truy xuất nguồn gốc... Ứng dụng khai thác dữ liệu lớn kết hợp AI được tăng nhiều lần khi có sự phối hợp của doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, các hiệp hội ngành nghề và cơ quan quản lý Nhà nước.

“Việc ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp phải bắt đầu bằng dữ liệu và chất lượng dữ liệu chuyên ngành cần được chuẩn hóa, xây dựng và làm giàu theo thời gian” - ông Tuấn chia sẻ kinh nghiệm.

Chia sẻ tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội, nhà sản xuất mong muốn sẽ ứng dụng các công nghệ như robot, AI, IoT để tự động hóa, tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản trị và giám sát, thực hiện báo cáo về các tiêu chuẩn xanh (vốn khó đo lường).

Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện chuyển đổi sản xuất thông minh, đẩy mạnh sử dụng AI vào công việc, tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo, liên kết với các đối tác công nghệ để phát triển sản phẩm có giá trị cao.

AI không thể thay thế con người

Thực tế quá trình thực hiện, các doanh nghiệp nhận thấy việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất chỉ là một phần, trong cả một quá trình khi yếu tố con người vẫn rất quan trọng.

Bà Nguyễn Thị Bích Diền - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kết nối thời trang Fasslink, cho biết năm 2024, Fasslink đã thực hiện "cuộc cách mạng số" trong sản xuất kinh doanh. Qua quá trình ứng dụng, doanh nghiệp nhận thấy công nghệ không phải có thể làm được tất cả mọi việc mà phải có sự phối hợp chặt chẽ từ phía con người.

“Công nghệ trí tuệ nhân tạo không phải chiếc đũa thần nên không phải cứ thế đưa máy móc, công nghệ vào chỉ thực hiện được mục tiêu. Bởi vậy, việc ra đời AI dù rất cần thiết nhưng không thể bỏ qua yếu tố sử dụng từ con người” -  bà Diền nói.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Lê Tấn Tài - Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO) Công ty Kyanon Digital tại Việt Nam cho rằng, AI không phải thứ sẽ giải quyết được hết công việc mà chỉ có thể vận hành được khi dựa trên những dữ liệu mà con người tạo ra.

Theo ông Tài, từ những dữ liệu này, AI sẽ lặp đi lặp lại các công việc mà con người xử lý nhưng với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều: “Dữ liệu là vàng, nhưng đào vàng không dễ. Tốc độ phát triển của công nghệ thường đi sau tốc độ phát triển của doanh nghiệp khi công nghệ cũng chỉ được đặt hàng bởi doanh nghiệp. Chúng ta có nhiều ứng dụng khác nhau, dữ liệu đặt ở những nơi khác nhau nên doanh nghiệp có dữ liệu nhưng không đủ thông tin. Mà để AI vận hành được thì phải có đủ dữ liệu” 

Chuyên gia tư vấn giải pháp Ennoconn Việt Nam, ông Đặng Quang Khoa phân tích: Trong các nhà máy, có những loại máy móc không thể đụng tới, không có giao diện để làm việc, chỉ có đồng hồ và nút bấm nên chỉ có kỹ sư mới biết máy đó có thể vận hành như thế nào. Mặc dù có thể sự dụng camera thông minh để mô phỏng lại hết hoạt động của kỹ sư máy và sao chép lại nhưng cần quản trị, điều khiển máy vẫn cần con người.

“Con người phải ngồi phân tích, đánh giá, vận hành và đưa ra chiến lược nên việc triển khai trí tuệ nhân tạo vào sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều thách thức. Do vậy, AI là một giải pháp khả thi chứ không phải giải pháp hay nhất” - ông Khoa bày tỏ quan điểm.

Box: Tại Hội nghị, ITPC đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác (MOU) với các đối tác, mở đầu cho các chương trình đào tạo dành cho doanh nghiệp thời gian tới. Các nội dung hợp tác này hướng đến việc nâng cao năng lực quản lý, vận hành và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng xanh - bền vững - số hóa.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Doanh nghiệp ứng dụng AI, được nhiều hơn mất
Doanh nghiệp ứng dụng AI, được nhiều hơn mất

VOV.VN - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã ứng dụng AI vào sản xuất, kinh doanh và đã có một số doanh nghiệp ứng dụng AI mang lại hiệu quả. Cũng có doanh nghiệp bị giảm doanh thu, lợi nhuận và gặp phải một số khó khăn. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều cho rằng, về lâu dài, việc ứng dụng AI được nhiều hơn mất.

Doanh nghiệp ứng dụng AI, được nhiều hơn mất

Doanh nghiệp ứng dụng AI, được nhiều hơn mất

VOV.VN - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã ứng dụng AI vào sản xuất, kinh doanh và đã có một số doanh nghiệp ứng dụng AI mang lại hiệu quả. Cũng có doanh nghiệp bị giảm doanh thu, lợi nhuận và gặp phải một số khó khăn. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều cho rằng, về lâu dài, việc ứng dụng AI được nhiều hơn mất.

TP.HCM hợp tác với Đại học Monash ứng dụng AI, công nghệ số vào giao thông thông minh
TP.HCM hợp tác với Đại học Monash ứng dụng AI, công nghệ số vào giao thông thông minh

VOV.VN - Chiều 10/7, tại TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM và Trường Đại học Monash (Úc) ký kết kế hoạch hợp tác nghiên cứu, chính thức triển khai các nội dung cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ đã được ký kết vào tháng 5/2025 tại Melbourne.

TP.HCM hợp tác với Đại học Monash ứng dụng AI, công nghệ số vào giao thông thông minh

TP.HCM hợp tác với Đại học Monash ứng dụng AI, công nghệ số vào giao thông thông minh

VOV.VN - Chiều 10/7, tại TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM và Trường Đại học Monash (Úc) ký kết kế hoạch hợp tác nghiên cứu, chính thức triển khai các nội dung cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ đã được ký kết vào tháng 5/2025 tại Melbourne.

AI "xâm chiếm" thị trường lao động, người chậm thích nghi sẽ tự mất việc
AI "xâm chiếm" thị trường lao động, người chậm thích nghi sẽ tự mất việc

VOV.VN - Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên một cuộc chuyển dịch sâu rộng trên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. AI mở ra cơ hội nâng cao năng suất, tiếp cận thị trường quốc tế và tạo ra những ngành nghề mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động Việt.

AI "xâm chiếm" thị trường lao động, người chậm thích nghi sẽ tự mất việc

AI "xâm chiếm" thị trường lao động, người chậm thích nghi sẽ tự mất việc

VOV.VN - Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên một cuộc chuyển dịch sâu rộng trên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. AI mở ra cơ hội nâng cao năng suất, tiếp cận thị trường quốc tế và tạo ra những ngành nghề mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho người lao động Việt.