Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là yêu cầu cấp thiết

VOV.VN - Chính phủ đặt ra yêu cầu xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch nên việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là yêu cầu cấp thiết.

Theo Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế, đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố cho phép áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) dưới các hình thức khác nhau. Trong đó 119/143 quốc gia bắt buộc sử dụng các chuẩn mực IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các đơn vị lợi ích công chúng trong nước.

Việc áp dụng IFRS sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi quốc gia. Chất lượng của báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành và đầu tư.

BCTC của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng IFRS có thể so sánh với các doanh nghiệp khác trên thế giới, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế. Điều này còn tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và Việt Nam (FDI).

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế góp phần tạo ra môi trường minh bạch trong kinh doanh. (Ảnh: KT)

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, áp dụng IFRS là yêu cầu cấp thiết tại Việt Nam. Chính phủ đặt ra yêu cầu đưa Việt Nam phát triển bền vững, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong đó, để phát triển bền vững thì nhu cầu từng bước chuẩn mực báo cáo tài chính là cần thiết để tạo ra môi trường minh bạch thu hút vốn, với quan điểm khu vực tư nhân là động lực phát triển cho kinh tế Việt Nam.

“Xuất phát từ nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế cao. Trong đó, các hiệp định thương mại đều có quy định khuyến khích tự do thương mại, trong đó khuyến khích các dòng vốn đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân. Doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải thực hiện chuẩn mực về báo cáo tài chính” - Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.

Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam cũng đặt ra các khó khăn, thách thức. Rào cản lớn nhất là thị trường vốn, thị trường tài chính của Việt Nam phát triển chưa đủ mạnh. Một số công cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi nên hầu hết các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán các nội dung kinh tế liên quan. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp khó có thể cung cấp thông tin về giá trị tài chính hợp lý một cách đáng tin cậy.

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan như việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai…. Nếu không có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng thì doanh nghiệp Việt Nam khó có thể áp dụng IFRS thành công.

IFRS được soạt thảo bằng tiếng Anh nên rào cản ngôn ngữ cũng là một khó khăn và thách thức. Khi xảy ra các tranh chấp giữa các doanh nghiệp và kiểm toán, thanh tra… rào cản ngôn ngữ là một nguyên nhân gây tranh cãi nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ công khai báo cáo tài chính nhà nước trên mạng internet
Sẽ công khai báo cáo tài chính nhà nước trên mạng internet

VOV.VN-Bộ Tài chính sẽ công khai tình hình tài sản nhà nước; nợ công; thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước… trên cổng điện tử của Bộ này.

Sẽ công khai báo cáo tài chính nhà nước trên mạng internet

Sẽ công khai báo cáo tài chính nhà nước trên mạng internet

VOV.VN-Bộ Tài chính sẽ công khai tình hình tài sản nhà nước; nợ công; thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính nhà nước… trên cổng điện tử của Bộ này.

Công khai Báo cáo tài chính Nhà nước: Cơ hội giám sát tài sản công?
Công khai Báo cáo tài chính Nhà nước: Cơ hội giám sát tài sản công?

VOV.VN - Báo cáo tài chính Nhà nước được công khai sẽ cho thấy một bức tranh đầy đủ về toàn bộ hoạt động của khu vực công và thực trạng nền tài chính công.

Công khai Báo cáo tài chính Nhà nước: Cơ hội giám sát tài sản công?

Công khai Báo cáo tài chính Nhà nước: Cơ hội giám sát tài sản công?

VOV.VN - Báo cáo tài chính Nhà nước được công khai sẽ cho thấy một bức tranh đầy đủ về toàn bộ hoạt động của khu vực công và thực trạng nền tài chính công.

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA
Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA

VOV.VN -Theo quy định mới, báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA

Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính năm của các dự án dùng vốn ODA

VOV.VN -Theo quy định mới, báo cáo tài chính năm của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán độc lập.