Áp lực đơn hàng tiếp tục đè nặng doanh nghiệp dệt may

VOV.VN - Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi thiếu hụt đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao. Các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi thì lại diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt ở thị trường nội địa với sự tham gia của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp nước ngoài.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, nhờ linh hoạt ứng phó với những diễn biến bất định của thị trường, quý II, dự kiến doanh thu đạt 4.340 tỷ đồng, đạt gần 25% kế hoạch năm. Tuy có mức suy giảm doanh thu, lợi nhuận so với các năm trước nhưng đây là mức giảm khả quan hơn so với các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, khó khăn thể hiện ở 2 lĩnh vực chính gồm ngành sợi và ngành may.

Ông Hiếu chia sẻ: "Hiện nay, đối với ngành may hết sức linh hoạt trong sản xuất, phải chấp nhận làm đơn hàng nhỏ, số lượng ít nhưng đòi hỏi thời hạn giao hàng nhanh hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tốt hơn, chất lượng cao hơn. Ngành sợi thì cũng phải chấp nhận tìm thêm các thị trường mới ngoài Trung Quốc, các thị trường nội địa, các doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp cũng phải linh hoạt về sản phẩm, đặc biệt khi các yêu cầu của thế giới, của các nhà sản xuất như yếu tố xanh, sử dụng xơ và sợi tái chế để làm sao đảm bảo duy trì được sản xuất, đảm bảo được nguồn lực lao động và làm sao vẫn đảm bảo được dòng tiền để hoạt động".

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong hệ thống Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn duy trì việc làm cho gần 62.000 lao động, đảm bảo thu nhập bình quân ở mức 9,3 triệu đồng/người/tháng. Tập đoàn ưu tiên giữ vững lực lượng lao động trên cơ sở cân đối giữa việc làm và thu nhập, bảo toàn lực lượng lao động để sẵn sàng "đón" cơ hội khi thị trường phục hồi.

Từ nay đến cuối năm, dự báo còn nhiều khó khăn với mức tăng trưởng doanh số chậm, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp trên cơ sở tiên lượng những diễn biến của thị trường. Theo đó, tập trung vào các giải pháp chính như hỗ trợ, đưa ra định hướng để các đơn vị có thể chủ động lên kế hoạch sản xuất, theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính tại các đơn vị, ổn định dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường
Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường

VOV.VN - Quý 1 năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đa phần doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất...

Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường

Doanh nghiệp dệt may triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường

VOV.VN - Quý 1 năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đa phần doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất...

Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách
Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách

VOV.VN - Xanh hóa chuỗi sản xuất trong ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc triển khai. Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với những yêu cầu của nhãn hàng.

Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách

Xanh hóa ngành dệt may: Yêu cầu cấp bách

VOV.VN - Xanh hóa chuỗi sản xuất trong ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc triển khai. Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với những yêu cầu của nhãn hàng.

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm
Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung định vị lại thị trường cả trong nước và xuất khẩu, định vị sản phẩm và quản trị công nghệ cũng như thay đổi mô hình sản xuất phù hợp để vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung định vị lại thị trường cả trong nước và xuất khẩu, định vị sản phẩm và quản trị công nghệ cũng như thay đổi mô hình sản xuất phù hợp để vượt qua khó khăn.

Nhiều thách thức với ngành dệt may, da giày trong năm 2023
Nhiều thách thức với ngành dệt may, da giày trong năm 2023

VOV.VN - Sau những bước phục hồi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022, ngành dệt may - da giày đang phải đối diện với nhiều khó khăn, dự báo xuất khẩu của hai ngành này không được lạc quan bởi chịu tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới.

Nhiều thách thức với ngành dệt may, da giày trong năm 2023

Nhiều thách thức với ngành dệt may, da giày trong năm 2023

VOV.VN - Sau những bước phục hồi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022, ngành dệt may - da giày đang phải đối diện với nhiều khó khăn, dự báo xuất khẩu của hai ngành này không được lạc quan bởi chịu tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới.