Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực gỡ vướng thủ tục đất đai để không lãng phí tài nguyên

VOV.VN - Những năm qua, do vướng các quy định về đất đai, Luật đầu tư, xây dựng… dẫn đến nhiều dự án trên địa bàn Bà Rịa– Vũng Tàu chậm triển khai hoặc khó triển khai theo quy định, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, lãng phí tài nguyên đất.

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, thường xuyên và tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp để chia sẻ, cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho các dự án.

Nhiều dự án vướng thủ tục đất đai

Theo ông Bùi Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các dự án du lịch đang vướng về đất đai dẫn đến chậm triển khai hay buộc dừng triển khai đã ảnh hưởng, gây thiệt hại đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Diệp kiến nghị, chính quyền và các sở ngành của tỉnh nên tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thay vì ngăn chặn, thu hồi dự án giao cho chủ đầu tư khác. Vì làm như thế là không công bằng.

Cũng theo ông Diệp: "Các dự án bất động sản và du lịch, dịch vụ mang lại lợi ích xã hội rất lớn, làm lợi cho cả xã hội, nhưng cứ vướng các thủ tục đất đai, luật không rõ ràng trước mắt là gây thiệt hại nền kinh tế địa phương. Nên chăng, các vấn đề này thì cố gắng không “đá bóng” mà tháo gỡ và hỗ trợ cho doanh nghiệp và không ngưng lại. Vì ngưng một doanh nghiệp này vì thiếu một vài điều kiện mà thu lại rồi cấp cho doanh nghiệp khác, cái này là không công bằng".

Còn ông Đậu Thế Anh, Chủ đầu tư dự án Khu du lịch Hồ Mây, Tp Vũng Tàu cho biết, dự án hiện đang “kẹt” giữa 2 quy hoạch là: quy hoạch 1/500 và quy hoạch sử dụng đất.

Theo quy hoạch sử dụng đất thì đất Khu du lịch Hồ Mây là đất bảo tồn thiên nhiên, nếu doanh nghiệp triển khai dịch vụ thì phải thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, theo quy hoạch 1/500 đã được duyệt thì đây được quy hoạch là đất thương mại dịch vụ.  

Tuy nhiên, trong thời gian chờ xử lý, ông Đậu Thế Anh kiến nghị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không tính tiền thuê đất của doanh nghiệp và chỉ tính khi dự án được triển khai.

"Trong thời gian chờ đợi giải quyết của UBND tỉnh (điều chỉnh quy hoạch và thuê môi trường rừng – PV) thì đề nghị tỉnh không tính tiền thuê đất, cũng như xử phạt doanh nghiệp vì hiện tại đất cũng chưa đưa vào sử dụng, đầu tư, kinh doanh. Doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chúng tôi đã ký hợp đồng thuê đất và chính thức đưa vào đầu tư thì lúc đó tính tiền thuê đất mới hợp lý" - ông Thế Anh bảy tỏ.

Mong doanh nghiệp chia sẻ

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, việc tiếp xúc, gặp gỡ với doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn được Sở tổ chức thường xuyên. Hàng ngày, vào sau giờ trưa hoặc cuối giờ chiều, lãnh đạo Sở điều phân công các Phó giám đốc Sở tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư để ghi nhận kiến nghị, cùng nhau gỡ khó.

Ngoài ra, Tổ công 997 do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng mỗi tuần họp một lần nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có đất đai, tài nguyên.

Cụ thể, trong 8 tháng qua, Sở đã tiếp nhận và giải quyết đối với 14 nội dung kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ngoài ra, Sở này còn tham gia giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở được giao chủ trì xử lý 17 kiến nghị trong đó có 11 kiến nghị về đất đai.

Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, tài nguyên môi trường là một ngành nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương. Sở tiếp tục nỗ lực, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Theo ông Hải: "Nhiều dự án liên quan đến lĩnh vực đất đai như: Chậm triển khai, xin gia hạn, kinh doanh khoáng sản, cảng cũng vướng rất nhiều, hiện nay chúng tôi đang họp tháo gỡ liên tục. Chắc chắn là trong khi giải quyết các thủ tục vẫn không thể mang đến sự hài lòng hết cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tuy nhiên trên tinh thần cầu thị chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư chia sẻ cùng ngành Tài nguyên và môi trường".

Theo Sở Tài nguyên–Môi trường tỉnh Bà Rịa– Vũng Tàu, thời gian tới, đối với các thủ tục đất đai chưa rõ ràng Sở sẽ tiếp tục kiến nghị Chính Phủ, các Bộ, ngành để có phương án thống nhất giải quyết cho doanh nghiệp, hạn chế lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đất ở đô thị tại Bà Rịa – Vũng Tàu được tách thửa tối thiểu 60m2
Đất ở đô thị tại Bà Rịa – Vũng Tàu được tách thửa tối thiểu 60m2

VOV.VN - Ngày 19/9, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định số 44/2023 về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.

Đất ở đô thị tại Bà Rịa – Vũng Tàu được tách thửa tối thiểu 60m2

Đất ở đô thị tại Bà Rịa – Vũng Tàu được tách thửa tối thiểu 60m2

VOV.VN - Ngày 19/9, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định số 44/2023 về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.

Bà Rịa-Vũng Tàu ổn định vùng trồng cây ăn trái để tránh bán đổ bán tháo
Bà Rịa-Vũng Tàu ổn định vùng trồng cây ăn trái để tránh bán đổ bán tháo

VOV.VN - Trong nhiều năm qua, cứ vào chính vụ là nhiều loại trái cây như: Bơ, thanh long, xoài…ở Bà Rịa- Vũng Tàu gặp tình trạng thương lái từ chối thu mua. Để thoát khỏi điệp khúc “được mùa mất giá”, ngành nông nghiệp tỉnh đang vận động nông dân thay đổi tư duy canh tác và tăng cường liên kết chuỗi sản xuất. Về lâu dài, tỉnh thực hiện quy hoạch vùng trồng để nông dân ổn định sản xuất.

Bà Rịa-Vũng Tàu ổn định vùng trồng cây ăn trái để tránh bán đổ bán tháo

Bà Rịa-Vũng Tàu ổn định vùng trồng cây ăn trái để tránh bán đổ bán tháo

VOV.VN - Trong nhiều năm qua, cứ vào chính vụ là nhiều loại trái cây như: Bơ, thanh long, xoài…ở Bà Rịa- Vũng Tàu gặp tình trạng thương lái từ chối thu mua. Để thoát khỏi điệp khúc “được mùa mất giá”, ngành nông nghiệp tỉnh đang vận động nông dân thay đổi tư duy canh tác và tăng cường liên kết chuỗi sản xuất. Về lâu dài, tỉnh thực hiện quy hoạch vùng trồng để nông dân ổn định sản xuất.

Hạ tầng giao thông hoàn thiện, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bứt phá
Hạ tầng giao thông hoàn thiện, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bứt phá

VOV.VN - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ĐT 994... là các dự án vừa được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công đồng loạt trong tháng 6/2023. Khi hoàn thành, các công trình này sẽ giúp tháo gỡ nút thắt về hạ tầng, khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch, thu hút đầu tư.

Hạ tầng giao thông hoàn thiện, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bứt phá

Hạ tầng giao thông hoàn thiện, kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bứt phá

VOV.VN - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ĐT 994... là các dự án vừa được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công đồng loạt trong tháng 6/2023. Khi hoàn thành, các công trình này sẽ giúp tháo gỡ nút thắt về hạ tầng, khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch, thu hút đầu tư.

Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu đưa sầu riêng, bơ, cà phê ra chợ nông sản
Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu đưa sầu riêng, bơ, cà phê ra chợ nông sản

VOV.VN - Sáng nay (23/6), tại Trung tâm thương mại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khai mạc Hội chợ nông sản năm 2023. Hôi chợ có hơn 80 gian hàng trưng bày gần 50 sản phẩm OCOP của nhiều nhà vườn, hợp tác xã nông nghiệp, gồm nhiều nông sản gần đây được trồng nhiều và có tiếng của tỉnh như sầu riêng, bơ, cà phê.

Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu đưa sầu riêng, bơ, cà phê ra chợ nông sản

Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu đưa sầu riêng, bơ, cà phê ra chợ nông sản

VOV.VN - Sáng nay (23/6), tại Trung tâm thương mại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khai mạc Hội chợ nông sản năm 2023. Hôi chợ có hơn 80 gian hàng trưng bày gần 50 sản phẩm OCOP của nhiều nhà vườn, hợp tác xã nông nghiệp, gồm nhiều nông sản gần đây được trồng nhiều và có tiếng của tỉnh như sầu riêng, bơ, cà phê.