Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn đối mặt nhiều thách thức

VOV.VN - Các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản tại TP.HCM đều có chung nhận định, nửa đầu năm 2023, thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: Giá bán chưa đạt kỳ vọng, lượng giao dịch khiêm tốn...

Dòng tiền vẫn còn khó khăn

Thống kê của CBRE Việt Nam cho thấy, trong quý II, giá trung bình căn hộ trên thị trường sơ cấp ở TP.HCM dưới 60 triệu đồng/m2, giảm 4,8% so với quý trước và lần đầu tiên ghi nhận mức giảm trong 5 năm trở lại đây.

Đối với thị trường thứ cấp, giá bán trung bình vẫn tiếp tục đi xuống khi giảm 4% so với quý I và giảm gần 5% so với cuối năm 2022. Đà giảm chủ yếu tập trung ở phân khúc hạng sang và cao cấp. Thậm chí, mức giảm còn có thể lên tới 20-30% so với cuối năm 2022 đối với một số dự án tại khu vực TP Thủ Đức.

Ở chiều ngược lại, giá bán thứ cấp ở phân khúc trung cấp và bình dân trong nửa đầu quý II vẫn tăng lần lượt 6% và 4% so với giai đoạn cuối năm 2022. Do mức giá trên thị trường sơ cấp khá cao, nhiều người mua nhà có xu hướng tìm tới các dự án đã bàn giao với giá cả phải chăng.

Bà Dương Thùy Dung – Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết một trong số những khó khăn của thị trường là dòng tiền.

Theo bà Dung: "Vướng mắc về dòng tiền đặc biệt thấy khó khăn từ những tháng cuối năm 2022. Điều này khiến cho rất nhiều chủ đầu tư bất động sản buộc phải ngừng, không tiếp tục xây dựng và không dám chào bán các sản phẩm ra". 

Tiếp tục vướng mắc về pháp lý

Một khó khăn khác được ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chỉ ra là về pháp lý. Mặc dù Thủ tướng đã thành lập tổ công tác vào tháng 11/2022 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng đứng đầu để giải quyết các khó khăn, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đây vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu.

Theo ông Khương, 6 tháng đầu năm 2023, nguồn cung trên thị trường bất động sản nhà ở rất khiêm tốn. Đặc biệt, hầu như không có dự án bất động sản phù hợp túi tiền đại bộ phận người dân. Đối với nhà ở xã hội, ông Khương nhận định đây tiếp tục là bài toán nan giải.

Theo ông Khương, ở phân khúc trung và cao cấp, thời gian qua có một vài dự án ở TP.HCM được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, sức hấp thụ rất khiêm tốn.

"Người đầu tư bây giờ cũng cân nhắc trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Còn người mua để ở thì với bối cảnh tăng trưởng 6 tháng đầu năm vừa qua cũng có khó khăn thì hạn chế sức mua trên thị trường" - ông Khưng cho biết.

Đánh giá chung về bức tranh thị trường nửa đầu năm 2023, ông Nguyễn Quốc Anh – chuyên gia bất động sản của một đơn vị nghiên cứu thị trường cho rằng, giao dịch suy giảm, nhu cầu mua tiếp tục rơi vào thấp điểm, tâm lý đầu tư yếu, thanh khoản chung chưa có dấu hiệu phục hồi.

Với những khó khăn trên, ông Quốc Anh cho rằng thị trường chứng kiến đợt tái cấu trúc, tái cơ cấu của các doanh nghiệp bất động sản cả về sản phẩm lẫn nhân sự.

"Lượng môi giới bị cắt giảm từ 50% đến 70% là rất thông thường. Dự án hình thành trong tương lai đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu nhà trong dự án nếu đã hình thành rồi nhưng chưa có người dân về ở hoặc chưa có dịch vụ tiện ích thì rất khó bán" - ông Quốc Anh nêu rõ.

Theo dự báo của các chuyên gia, nửa cuối năm 2023 thị trường bất động sản có thể nhận được tác động tích cực hơn. Một số chủ đầu tư đang chủ động trong việc đưa ra các chính sách hợp lý để kéo thị trường trở lại, giá bán cũng đang hợp lý hơn, tiến độ thanh toán kéo dài hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM kỳ vọng những “nút thắt” trên thị trường được gỡ
Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM kỳ vọng những “nút thắt” trên thị trường được gỡ

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Tại TP.HCM, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá tích cực về việc này cùng nhiều kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khơi thông trở lại.

Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM kỳ vọng những “nút thắt” trên thị trường được gỡ

Doanh nghiệp bất động sản TP.HCM kỳ vọng những “nút thắt” trên thị trường được gỡ

VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Tại TP.HCM, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá tích cực về việc này cùng nhiều kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khơi thông trở lại.

Thị trường bất động sản TP.HCM chưa thể sôi động trở lại trong năm 2023
Thị trường bất động sản TP.HCM chưa thể sôi động trở lại trong năm 2023

VOV.VN - Những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM ghi nhận bầu không khí trầm lắng, ảm đạm. Số liệu thống kê và phân tích từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy ngành địa ốc đang gặp khó khăn từ quý III/2022.

Thị trường bất động sản TP.HCM chưa thể sôi động trở lại trong năm 2023

Thị trường bất động sản TP.HCM chưa thể sôi động trở lại trong năm 2023

VOV.VN - Những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản TP.HCM ghi nhận bầu không khí trầm lắng, ảm đạm. Số liệu thống kê và phân tích từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy ngành địa ốc đang gặp khó khăn từ quý III/2022.

TP.HCM gỡ khó thị trường bất động sản, ổn định thị trường xăng dầu
TP.HCM gỡ khó thị trường bất động sản, ổn định thị trường xăng dầu

VOV.VN - Các chuyên gia đề nghị, TP.HCM cần sớm ổn định thị trường xăng dầu bởi điều này ảnh hưởng cực lớn đến tâm lý thị trường.

TP.HCM gỡ khó thị trường bất động sản, ổn định thị trường xăng dầu

TP.HCM gỡ khó thị trường bất động sản, ổn định thị trường xăng dầu

VOV.VN - Các chuyên gia đề nghị, TP.HCM cần sớm ổn định thị trường xăng dầu bởi điều này ảnh hưởng cực lớn đến tâm lý thị trường.

Thị trường bất động sản TP.HCM nhiều thách thức cuối năm 2022
Thị trường bất động sản TP.HCM nhiều thách thức cuối năm 2022

VOV.VN - Sức cầu chung thị trường có thể giảm nhẹ nếu động thái kiểm soát tín dụng chưa được tháo gỡ, thị trường thứ cấp có khả năng duy trì ở mức ổn định và khó tăng giá đột biến.

Thị trường bất động sản TP.HCM nhiều thách thức cuối năm 2022

Thị trường bất động sản TP.HCM nhiều thách thức cuối năm 2022

VOV.VN - Sức cầu chung thị trường có thể giảm nhẹ nếu động thái kiểm soát tín dụng chưa được tháo gỡ, thị trường thứ cấp có khả năng duy trì ở mức ổn định và khó tăng giá đột biến.